1.2. Lãnh đạo Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở
1.2.2. Lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia
1.2.2.1. Giúp đỡ Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang
Sau khi được thành lập, Ban phụ trách công tác Z nhanh chóng cử cán bộ về các địa phương có nhân dân Campuchia lánh sang tị nạn để nắm tình hình , tuyển chọn cốt cán , bước đầu xây dựng lực lượng giúp Campuchia . Trên cơ sở được chuyên gia Viê ̣t Nam giúp đỡ , ngày 12/5/1978, tại Đoàn 977 (Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh), lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mang tên “Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia” được thành lập do Hun Xen làm Chỉ huy trưởng. Đây là đơn vị tiền thân đầu tiên của Quân đội cách mạng Campuchia (gồm 125 cán bộ, người), đánh dấu sự phát triển mới của lực lượng cách mạng Campuchia.
Cùng với việc hình thành Đoàn 478 giúp cách mạng Campuchia , các quân
khu 5,7,9 cũng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ giúp Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang trong đó phải đa ̣t được ba yêu cầu:
Làm cho lự c lươ ̣ng vũ trang Campuchia nhâ ̣ n thức đúng kẻ thù trong và
ngoài nước; phải có quyết tâm cách mạng , dũng cảm chiến đấu và đoàn kết thống nhất nô ̣i bô ̣ , hòa hợp dân tô ̣c trong nô ̣i bô ̣ Campuchia ; phải có tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản , đă ̣c biê ̣t giữ vũng tình đoàn k ết keo sơn ba nước Đông Dương [21; 41].
Tại Quân khu 7 cũng triển khai nhiều hoạt động giúp cách mạng Campuchia . Trong hai ngày 8 và 9/6/1978, trên địa bàn Quân khu 7, Viê ̣t Nam đã giúp Campuchia thành lập 6 đội vũ trang cách mạng cứu nước (mỗi đội từ 12 đến 15 người). Các đội vũ trang này đã phối hợp với lực lượng cách mạng trong nội địa Campuchia truyên truyền giác ngộ cho nhân dân về đường lối, chủ trương của cách mạng, về tội ác diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxary, vận động thanh niên tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống lại chế độ Pôn Pốt.
Trước yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, ngày 16/6/1978, tại suối Râm, Quân khu 7 khai giảng lớp huấn luyện quân sự giúp Campuchia. Lực lượng tham gia huấn luyện gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội đặc công , 1 đại đội trinh sát , 1 đại đội thông tin , 1 đại đội hoả lực , 2 đại đội công binh và vận tải với thời gian huấn luyện 35 ngày.
Để trực tiếp giúp Campuchia về huấn luyện, xây dựng lực lượng vũ trang, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 6/1978, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Đoàn 578 (tương đương cấp sư đoàn). Đoàn 578 có ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và 5 đại đội trực thuộc (vệ binh, thông tin, trinh sát, quân y, vận tải). Ban Chỉ huy đoàn gồm có Trung tá Trần Tiến Cung, Đoàn trưởng; Thượng tá Trần Ngọc Quế, Chính ủy; Trung tá Đinh Trí, Đoàn phó và Trung tá Vũ Khắc Thịnh, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. [20; 197] Đoàn 578 có nhiê ̣m vu ̣ giúp đỡ xây dựng lự c lươ ̣ng vũ trang Campuchia , phối hợp với lực lượng vũ trang Campuchia phát triển về mo ̣i mă ̣t.
Tháng 7/1978, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn 778 (tương đương cấp sư đoàn), đặt dưới sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 7, với nhiệm vụ huấn luyện, tổ chức, xây dựng lực lượng giúp Campuchia. Cũng trong thời gian này, Trường Hạ sĩ quan Quân khu 7 khai giảng lớp đào tạo hạ sĩ quan đầu tiên cho Campuchia gồm 202 hạ sĩ quan, chiến sĩ [21; 45].
Trong 30 ngày, các học viên học các bài cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; sử
dụng các loại vũ khí có trong biên chế và công tác quản lý, chỉ huy tiểu đội, trung đội.
Để hỗ trợ lực lượng yêu nước Campuchia, các lực lượng vũ trang của Viê ̣t Nam trên biên giới Tây Nam tích cực hoạt động, buộc PônPốt phải đối phó ở phía trước. Từ ngày 15/5 đến 30/9/1978, hai Quân đoàn 3 và 4, hai sư đoàn của Quân khu 7, hai sư đoàn của Quân khu 5 mở đợt tiến công lớn trên hướng đường 1, đường 7, vùng giáp ranh tỉnh Tây Ninh, đường 19... loại khỏi vòng chiến đấu 6 sư đoàn của Pôn Pốt, làm suy yếu nghiêm trọng khối chủ lực, tạo điều kiện cho các lực lượng yêu nước Campuchia hoạt động.Đồng thời Viê ̣t Nam điều động các đội trinh sát luồn sâu vào trong lòng địch, hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giúp Campuchia, tháng 10/1978, Đoàn chuyên gia 478 ban hành quy định tạm thời về nhiệm vụ công tác giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia:
Quán triệt đường lối, chủ trương, quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Campuchia , chuyên gia quân sự phải đi sâu nghiên cứu tình hình cách mạng Campuchia, cùng các cơ quan có liên quan đề xuất với cấp trên những chủ trương, kế hoạch nhằm giúp Campuchia xây dựng lực lượng và đưa lực lượng vào hoạt động , thực hiện sự phối hợp chiến đấu và công tác giữa lực lượng vũ trang Viê ̣t Nam và Campuchia [17; 102].
Ngày 11/4/1983, BCHTƯ ĐCSVN ra Nghị quyết 10/NQ - TW xác đi ̣nh: Hết sức giúp Campuchia về xây dựng lực lượng vũ trang ...đă ̣c biê ̣t là về đào ta ̣o cán bô ̣ , giáo dục chính trị , bảo đảm hậu cần , làm cho các lực lượng quốc phòng và an ninh của hai nước trưởng thành nhanh chóng , dân dần tự đảm đương được nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ Tổ quốc và giữ vững an ninh [41; 129].
Được các Quân khu 5, 7, 9 giúp đỡ lực lượng vũ trang Campuchia đã có sự phát triển. Đến tháng 12/1978, Viê ̣t Nam đã giúp Campuchia xây dựng được 22 tiểu đoàn bộ binh và 69 đội công tác. Đây là những nhân tố vô cùng quan trọng tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia từng bước tự đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam, đánh đổ chế độ Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng để xây dựng lại đất nước.
Về xây dựng bộ đội địa phương , Viê ̣t Nam giúp tỉnh Côngpông Chnăng xây dựng 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương, tỉnh Puốcxát xây dựng được 17 đại đội với tổng số quân là 3.456, người trang bị 1.827 súng [22; 14]. Các đơn vị dân quân, du kích được huấn luyện 10 ngày, bộ đội địa phương được huấn luyện 2 tháng. Cán bộ
trung đội, đại đội của Campuchia đều được quân đoàn giúp đỡ tập huấn về chỉ huy và chuyên môn. Đặc biệt, quân đoàn đã mở lớp đào tạo cán bộ giúp quân đội Campuchia khoá đầu tiên với 140 học viên tham gia. Ngoài ra, quân đoàn còn giúp Binh đoàn 1 lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia xây dựng, huấn luyện 7 tiểu đoàn với 1.486 quân [20; 189].