Giúp đỡ Campuchia chiến đấu đẩy lùi tàn quân Khơme Đỏ

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 36 - 46)

1.2. Lãnh đạo Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở

1.2.2. Lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia

1.2.2.2. Giúp đỡ Campuchia chiến đấu đẩy lùi tàn quân Khơme Đỏ

Từ giữa tháng 01/1979, mức độ đánh phá của Pôn Pốt - Iêngxary trên các mặt trận trở lên ác liệt hơn. Trên địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh , Pôn Pốt còn hơn 20.000 quân đang lẩn trốn, PônPốt lập ra nhiều đơn vị mới phối hợp với các tổ chức phản động như “Linh hồn Khơme”,

“Voi trắng ngà xanh”, “Chính phủ liên hiệp kháng chiến” để đẩy mạnh hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, đánh phá các vùng mới giải phóng. Cùng với việc gom quân, liên kết với lực lượng Sêrêka (do Mỹ dựng lên từ năm 1970), PônPốt - Iêngxari ra sức củng cố các bàn đạp, căn cứ, tổ chức lại đường dây Đông - Tây, thành lập các mặt trận phía tây Phnôm Pênh, đường 5, Tây Nam... hòng triển khai lực lượng phản kích chiếm lại các địa bàn đã mất.

Trước tình hình trên , ngày 10/7/1979, Quân ủy Trung ương tổ chức ho ̣p bàn về quân tình nguyê ̣n ở Campuchia, Quân ủy chỉ rõ:

Vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay là phải nâng cao chất lượng các lực lươ ̣ng vũ trang của Viê ̣t Nam trên chiến trường Campuchia , phù hợp với nhiê ̣m vu ̣ bảo đảm giành thắng lợi trước mắt và lâu dài [18].

Tháng 12/1979, Tiền phương Bô ̣ quyết đi ̣nh : Tiền phương Quân khu 9 chỉ huy các lực lượng bảo vê ̣ biên giới tỉnh Cô Công và vùng ven biển Cô Công với nhiê ̣m vụ:

Giúp Campuchia vận động quần chúng nhằm phát triển thực lực cách mạng , đẩy ma ̣nh sản xuất ổn đi ̣nh về mo ̣i mă ̣t cho nhân dân. Khôi phu ̣c các căn cứ , hành lang, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng , chuẩn bi ̣ sãn sàng ph òng thủ biên gi ới và bờ biển Cô Công . Giúp Campuchia xây dựng và củng cố

chất lươ ̣ng cách ma ̣ng. Đối với việc sử dụng lực lượng cách mạng . Quân khu 9 sử du ̣ng các trung đoàn 4, 5, 3 tiểu đoàn (trinh sát, đă ̣c công, công binh), sư đoàn 330, sư đoàn 8 và phối hợp với các l ực lượng dịa phương Campuchi a [21; 140].

Trên đi ̣a bàn Quân khu 9 đảm nhiê ̣m đã loa ̣i khỏi vòng chiế n đấu 3.207 tên đi ̣ch, thu 1.872 súng các loại , 30 tấn đa ̣n , 76 máy thông tin các loại , hơn 90 tấn

lương thực, giải phóng thêm 1.182 dân, thương vong 315 người [21; 142].

Trong 40 ngày đêm phối hợp cùng lực lượng Campuchia và các đơn vị Quân khu 9 truy quét địch trên cả hai hướng Cam Pốt và Côngpông Xom, các đơn vị của Quân đoàn 2 tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần giải phóng nhiều vùng dân cư rộng lớn ở Quân khu Đông Nam và Đặc khu Côngpông Xom Campuchia, giải phóng gần 350.000 dân [21; 89] thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, giúp nhân dân Campuchia ổn định đời sống, củng cố chính quyền cách mạng. Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, ngày 27/2/1979, Quân đoàn 2 được lệnh trở về Viê ̣t Nam nhận nhiệm vụ mới.

Trong khi Quân đoàn 2 rút về Viê ̣t Nam thì Quân đoàn 3 nhận lệnh chuyển đội hình lên phía bắc và tây bắc Campuchia. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 phát động phong trào: Giết giặc lập công, thi đua với quân dân các tỉnh phía Bắc. Với tinh thần bám dân, bám địa bàn, truy quét triệt để tàn quân địch, ngay trong đợt truy quét đầu, các đơn vị của quân đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Campuchia đánh các đồn biên phòng Poipét, Concoóc, tiêu diệt nhiều tàn quân địch trên biên giới Tây Bắc Campuchia.

Ngày 3/5/1979, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân đoàn 3 trong tháng 6/1979 phải hoàn thành nhiệm vụ truy quét địch ở địa bàn tỉnh Puốcxát rồi bàn giao cho phía Campuchia và tiến hành cơ động toàn bộ lực lượng, binh khí kỹ thuật ra phía Bắc làm lực lượng dự bị. Thực hiện chỉ thị của Bộ, từ ngày 4 đến ngày 30/5/1979, Quân đoàn 3 tiếp tục tổ chức các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở hậu cần của địch, giúp Campuchia mở rộng vùng giải phóng và phát động nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Trong chiến dịch này, bộ đội Viê ̣t Nam triệt phá hoàn toàn căn cứ chiến lược Kravanh của địch, giải phóng biên giới phía tây tỉnh Puốcxát, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn tên, thu hàng nghìn súng các loại cùng nhiều tài liệu quan trọng của PônPốt, thu hàng trăm tấn lúa gạo, hàng trăm tấn muối, hàng nghìn mét vải, hàng nghìn lít xăng dầu, hàng chục kiện thuốc chữa bệnh bàn giao cho chính quyền cách mạng tỉnh Puốcxát, giải phóng 145.000 dân. Cùng với việc truy quét địch, Quân đoàn 3 còn giúp Campuchia xây dựng 1 đội du kích, thành lập chính quyền ở 6 phum, tuyên truyền giác ngộ cho 116.641 lượt người, khám chữa bệnh cho 959 người, cứu đói cho dân 115 tấn lương thực [21;

93].

Trên hướng Quân đoàn 4, sau khi cùng các đơn vị Campuchia hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng đất nước, Quân đoàn 4 tổ chức 1 lực lượng làm nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Phnôm Pênh; đồng thời điều Sư đoàn 9

phối hợp với Quân khu 9 truy quét địch ở Uđông, Longvéc, giải toả đường số 5 và đường sắt từ Uđông, Kravanh lên Rômia, bảo đảm giao thông đường sông từ Phnôm Pênh đi Côngpông Chnăng.

Từ ngày 18 đến ngày 21/3/1979, các đơn vị của Quân đoàn 4 đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn một nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược, 1.200 tấn lúa, giải phóng gần 5 vạn dân. Từ ngày 23 đến ngày 26/3/1979, Sư đoàn 9 tiến công tiêu diệt địch ở Longcam, Thmabăng, tây bắc Domei, tây Choen, giải phóng 11.000 dân [21; 98]. Sư đoàn 5 đánh chiếm cao điểm 223, sau đó phát triển lên Domei, bắt liên lạc với Sư đoàn 9. Sư đoàn 7 đánh địch từ khu vực Knôngnam đến núi Kanđan và tây nam Khumpút, diệt và bắt nhiều địch, giải phóng 40 vạn dân. Cuối tháng 3/1979, các đơn vị của Quân đoàn 4 tiếp tục truy quét tàn quân PônPôt, mở rộng vùng giải phóng. Ngày 31/3/1979, chiến dịch kết thúc, Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam giải phóng gần 10 vạn dân, loại khỏi vòng chiến đấu hầu hết các sư đoàn địch , bước đầu làm phá sản âm mưu xây dựng căn cứ lâu dài của địch. Từ ngày 5 đến ngày 15/4/1979, Quân đoàn 4 nhận nhiệm vụ phối hợp với Campuchia và Quân khu 9 tiến công địch ở bắc Kirirom. Trong chiến dịch này, các đơn vị của quân đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu gần mô ̣t nghìn tên, giải phóng 12.000 dân, thu nhiều súng đạn, phương tiện chiến tranh giao cho quân đô ̣i Campuchia [21; 99].

Hướng Quân khu 7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công, Quân khu được giao phụ trách địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh (Svâyriêng, Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Krachiê). Ngoài ra, ở Côngpông Chàm, địch có khoảng hơn 3.000 quân thuộc lực lượng ly khai của Boring, Hiêsonna, Chăhsbtha [13; 108]. Trong chiến dịch, các đơn vị của Quân khu diệt 546 tên, bắt 1.221 tên, vận động nhân dân kêu gọi 11.124 tên ra hàng, giúp 20.000 dân thoát khỏi sự khống chế của địch. Quân đô ̣i Viê ̣t Nam và Campuchia thu được 3.515 tấn thóc, 20 tấn muối, [21; 110] kịp thời cấp cho dân khắc phục nạn đói.

Năm 1980, Sư đoàn 302 (Quân khu 7) sử dụng lực lượng đặc công, trinh sát luồn sâu, tiêu diệt nhiều căn cứ, kho tàng của PônPốt ở tuyến biên giới , trọng điểm là Phumcu, Tơrôm, Anlongveng. Trong chiến dịch tổng hợp mùa khô ở khu vực Lôvia từ tháng 01 đến tháng 5/1980, sư đoàn đánh 96 trận, loại khỏi chiến đấu hàng trăm tên, thu 328 súng các loại, giải phóng 233 dân [21; 110].

Trên hướng Quân khu 9, Tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ truy quét địch từ Puốcxát đến Uđông nhằm giải phóng số dân bị PônPốt bắt đi theo và giúp Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách

mạng. Trong thời gian này, Sư đoàn 330 tăng cường cho Quân đoàn 4, sau khi hoàn thành nhiệm vụ truy quét PônPốt ở Lếch , khu vực đường sắt (nam Krako), đánh địch giải toả ở Uđông, các đơn vị của Sư đoàn tiếp tục tham gia chiến đấu cùng các đơn vị Campuchia ở phía tây thị xã Côngpông Chnăng, sau đó phát triển vào Rômía. Sư đoàn 330 trong đợt tác chiến, loại khỏi chiến đấu hơn 700 tên, bắn cháy 3 xe tăng, thu 5 chiếc khác và hàng nghìn khẩu súng các loại, góp phần giải toả quốc lộ 5, giải phóng hơn 20.000 dân [21; 117].

Như vậy, từ đầu năm 1979 đến cuối năm 1980, sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc trên hướng Tây Nam, đáp lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia , Đảng và Nhà nước Viê ̣t Nam quyết định đưa Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự cùng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi lực lượng diệt chủng PônPốt, giành chính quyền về tay nhân dân, hồi sinh và phát triển dân tộc.

Cuối năm 1980, đầu năm 1981, sau hơn một năm rút lực lượng chủ lực còn lại lên đứng chân ở biên giới giáp Thái Lan, Pôn Pốt tiến hành củng cố , bổ sung thêm quân số, trang bị cho các sư đoàn chủ lực. Pôn Pốt đưa một bộ phận lực lượng (khoảng 1/3 quân chủ lực ) vào các địa bàn xung yếu của 7 tỉnh biên giới phía Tây nhằm xây dựng các “căn cứ lõm” trong dân , đồng thời đẩy mạnh hoạt động du kích ở 12 tỉnh nội địa . Pôn Pốt đưa một số lực lượng chủ lực luồn sâu ém sẵn ở một số tỉnh (vùng). Bước đầu PônPốt hình thành M ặt trận 1 (gồm các tỉnh Puốcxát, Côngpông Chnăng, Côngpông Spư, Phnôm Pênh) do Ren, Phó Tổng tham mưu trưởng chỉ huy. Bước sang năm 1983, Pôn Pốt - Iêngxary âm mưu đánh chiếm và kiểm soát một vùng gắn liền với biên giới Thái Lan nhằm tạo nên hình thái “2 vùng, 2 chủ lực, 2 chính quyền”. Pôn Pốt chủ trương đưa chiến tranh vào nội địa , giành dân, xây dựng lực lượng phản động ngầm hòng làm cho tình hình Campuchia mất ổn định, gây bạo loạn, cướp chính quyền ở từng khu vực, từng bước tiến tới thực hiện âm mưu cơ bản xoá bỏ Nhà nước Campuchia.

Trước tình hình địch vẫn ngoan cố dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài, tập trung lực lượng chống phá ác liệt cách mạng Campuchia, ngày 15/2/1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ra Nghị quyết số 39/NQ-TW “Về điều chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang (1983 - 1986)”. Nghị quyết xác định ba mục tiêu chiến lược của cách mạng Campuchia:

Tiếp tục làm cho PônPốt tan rã, suy tàn hơn nữa; tiếp tục xây dựng thực lực

cách mạng Campuchia mạnh hơn lên cả về số lượng và chất lượng; bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược, chiến đấu Campuchia - Việt Nam trên một thế vững chắc hơn và mạnh hơn [91; 194].

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục giúp Campuchia xây dựng các phương án tác chiến đối phó với các tình huống có thể xảy ra, chủ động đánh địch, tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng. Các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự thuộc các Mặt trận 479, 579, 779, 979, đẩy mạnh hoạt động giúp cách mạng và nhân dân Campuchia tiếp tục truy quét tàn quân Pôn Pốt, kể cả ở vùng biên giới và trong nội địa, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Từ ngày 01 đến ngày 08/02/1983, Trung đoàn 16, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 5) tiến công đánh chiếm căn cứ Phân khu 205 (lực lượng Sêrêka) ở Nông Chăn. Vào lúc 12 giờ ngày 01/02, Quân tình nguyện làm chủ toàn bộ Phân khu và liên tiếp những ngày sau đó tổ chức truy kích và đánh địch phản kích. Qua 7 ngày chiến đấu, Quân tình nguyện và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt 272 tên địch, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, thu 102 súng và nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng. Phối hợp với trận tiến công căn cứ Nông Chăn, ngày 02/02/1983, một phân đội thuộc Tiểu đoàn 13, Trung đoàn 429, Sư đoàn 302 (gồm 14 người) tập kích quân địch ở Núi Cóc, diệt 25 tên, thu một số vũ khí [21; 195].

Đến ngày 12/3/1983, Trung đoàn 812 (Sư đoàn 309) được tăng cường Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 31) tiến công căn cứ Trung đoàn 16 (Sư đoàn 415 Pôn Pốt) ở Comriêng. Sau khi làm chủ trận địa, trung đoàn chốt giữ thêm ba ngày, truy quét địch phản kích, phá hủy toàn bộ căn cứ, buộc địch phải rút chạy sang biên giới Thái Lan. Ngày 8/4/1983, Trung đoàn 250 được tăng cường Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 812) cùng một bộ phận binh chủng do sư đoàn bổ sung, truy quét tàn quân của Sư đoàn 221 Pôn Pốt ở khu vực núi Tà Đạt (nằm ở phía tây Sămlốt, huyện Pailin), diệt 56 tên, thu 17 súng và hai máy nổ [21; 195].

Căn cứ tình hình thực tế, tháng 6/1983, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia:

Phải tiếp tục tăng cường hoạt động chiến đấu giữ vững địa bàn được giao; tích cực, chủ động trinh sát bám nắm các mục tiêu địch vùng giáp biên, kiên quyết tấn công phá kho tàng, không để địch xây dựng căn cứ lõm trong địa bàn đóng quân; diệt nhiều địch, thu vũ khí và phương tiện chiến tranh, bẻ gãy không cho

địch thực hiện được ý định phá hoại chính quyền cơ sở Bạn, tăng cường đánh phá hành lang chuyển quân, vận chuyển cơ sở vật chất của PônPốt vào nội địa... [61; 43].

Theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Sư đoàn bộ binh 5 được Mặt trận 779 giao nhiệm vụ phụ trách khu vực biên giới từ Kaomêlai đến Đăngcum, cao điểm 175, nơi địch luôn tiến hành các hoạt động ráo riết cả về quân sự và chính trị. Trên hướng biên giới phía bắc đường số 5, Sư đoàn 519 quân Pôn Pốt từng bước lấn sâu vào trong biên giới, có nơi đến 7km.

Để tiêu diệt quân Pôn Pốt, Sư đoàn 5 sử dụng Trung đoàn 16, Trung đoàn 174, có sự phối hợp của Trung đoàn 271, Sư đoàn 302 và các đơn vị pháo binh, thiết giáp tiến công mục tiêu Nông Chăn do 4 tiểu đoàn địch đóng giữ. Sau nửa ngày chiến đấu, Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam làm ch ủ trận địa, diệt 274 tên, thu 103 súng, căn cứ Phân khu 205 bị san phẳng, khôi phục lại địa bàn Đăngcum; đồng thời, bộ đội ta tăng cường các hoạt động truy quét quân Pôn Pốt trong nội địa , hỗ trợ lực lượng Campuchia và nhân dân ở 5 huyện vùng bắc tỉnh Báttambang.

Trên mặt trận biên giới, ở Cô Công, Sư đoàn bộ binh 4 tập trung lực lượng phối hợp với quân đô ̣i Campuchia phản kích địch quyết liệt . Ở Puốcxát, tại các cao điểm 1500, 876, 954, bộ đội Việt Nam tổ chức phản kích, khôi phục lại các chốt và giữ vững được các khu vực đứng chân; đồng thời trên mặt trận 979 đã phối hợp với Campuchia đánh địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên, thu hơn 1.000 súng các loại [21;

219], làm nhiều bộ phận chủ lực củ a Pôn Pốt tan rã từng mảng.

Trong năm 1983, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, bổ sung quân số chiến đấu và được bồi dưỡng thêm kinh nghiệm giúp Campuchia. Tuy còn một số khuyết điểm và có lúc vấp váp, nhưng đã có nhiều cố gắng tập trung giúp Campuchia giải quyết những vấn đề lớn như xây dựng lực lượng vũ trang, đánh địch cả ở vùng biên giới và trong nội địa, xây dựng kế hoạch phòng thủ đất nước, tham gia phát động phong trào quần chúng đánh địch cài cắm cơ sở phản động trong dân, giúp Campuchia xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành hơn.

Bước sang năm 1984, tình hình cách mạng Campuchia đang có những bước phát triển mới với nhiều thuận lợi cơ bản. Về phía Pôn Pốt, tuy bị quân đô ̣i hai nước đánh thiệt hại nặng trên các địa bàn nhưng được sự tiếp sức của các thế lực phản động quốc tế, Pôn Pốt vẫn không từ bỏ âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng , phục hồi chế độ diệt chủng.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh 719 chủ trương mở các đợt hoạt động truy quét tàn quân của Pôn Pốt - Iêngxary cả ở đường biên, trên hành lang, trong các căn cứ

“lõm” nhằm bảo đảm an ninh chính trị và mọi thành quả cách mạng của nhân dân.

Chiến dịch đánh Pôn Pốt được mở từ ngày 30/5 đến ngày 13/7/1984, trên địa bàn 9 xã (thuộc 3 huyện) gồm: Bà Vân, Cần Đôn, Sơnưng (huyện Bátđomboong); Lovia, Plây, Maphúc (huyện Môngconrôrây); Xađao, ôđa Khếp, Prây Mía (huyện Pailin). Tại đây, quân đô ̣i Viê ̣t Nam giúp Campuchia triệt phá các cơ sở ngầm, bắt nhiều tên tay sai gây nguy hiểm cho cách mạng. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, cùng với lực lượng dân công, mỗi tỉnh tổ chức 1 tiểu đoàn dân quân (riêng Côngpông Thơm 2 tiểu đoàn). Trong năm 1984, Mặt trận 579 huy động 228 lượt dân công và 502 lượt bộ đội địa phương với 118.500 ngày công; đồng thời giúp Campuchia mở 6 đợt tập huấn cho 2.000 dân quân, du kích.Trong chiến dịch C84 (từ ngày 25 - 27 /7/1984), một số đơn vị Quân tình nguyện thuộc Mặt trận 579 cùng lực lượng vũ trang Campuchia tiến công, tiêu diệt hoàn toàn các căn cứ của địch ở khu vực điểm cao 547 (M1), diệt 574 tên, thu 500 súng các loại và hơn 500 tấn đạn dược, phá hủy hoàn toàn khu căn cứ của các sư đoàn 612, 616, và 980 [21; 244].

Trong trận đánh này, Viê ̣t Nam và Campuchia tổ chức hiệp đồng chiến đấu tiêu diệt 1 căn cứ lớn của PônPốt, phá hủy 1 khu căn cứ cửa khẩu, nguồn nuôi sống và duy trì hoạt động cho hai đầu sư đoàn trong nội địa Campuchia; đồng thời cắt đứt nguồn bổ sung tiếp tế từ bên ngoài vào làm cho địch hoang mang, lo sợ [94].

Sau khi hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ được giao , ngày 23/6/1984, các Lữ đoàn 688, 689, Trung đoàn 550 và một số tiểu đoàn độc lập Quân tình nguyện Việt Nam được lệnh rút quân về nước. Đây là đợt rút quân thứ ba một bộ phận Quân tình nguyện ở các tỉnh miền Tây và Tây Bắc Campuchia về nước.

1.2.2.3. Giúp đỡ Campuchia xây dựng chính quyền cơ sở

Trong những năm tháng cầm quyền của tập đoàn Pôn Pốt, hầu hết những đảng viên cách mạng chân chính đều bị tiêu diệt, Khơ me đỏ gieo vào đầu óc người dân Campuchia một tinh thần bài Việt Nam mạnh mẽ, kích động tinh thần dân tộc cực đoan. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn khó khăn, các chuyên gia Việt Nam đã có sự phối hợp rất tốt với các tổ công tác quần chúng của quân tình nguyện Việt Nam ở cơ sở để xây dựng “tổ nòng cốt” của thôn xã. “Tổ nòng cốt” gồm những người có hận thù với chế độ Pôn Pốt, có người thân bị chế độ Pôn Pốt hãm hại. Từ “tổ nòng cốt” này, chuyên gia Việt Nam đã giúp Campuchia xây dựng các tổ chức đoàn thể và chính quyền trong nhân dân. Có thể nói, mô hình “tổ nòng cốt” là một sáng tạo,

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)