2.2. Chỉ đạo thực hiện
2.2.2. Giúp Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang
Giữa năm 1984, trên biên giới Campuchia - Thái Lan, Pôn Pốt duy trì sức ép quân sự, đẩy mạnh các hoạt động vũ trang khiêu khích. Được sự giúp đỡ của nước ngoài, Pôn Pốt ra sức phá hoại cách mạng Campuchia về kinh tế , chính trị, văn hoá, xã hội. Mặt khác, PônPốt ráo riết tập hợp lực lượng phản động trong nước và lưu vong, đẩy mạnh, lôi kéo các phần tử bất mãn, thoái hoá, đẩy mạnh việc đưa lực lượng vào nội địa để mở rộng các hoạt động phát triển cơ sở ngầm và gây bạo loạn.
Trước tình hình đó , công tác xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng được đẩy ma ̣nh để đáp ứng tình hình . Ngày 12/7/1984, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ra Nghị quyết số 228/NQ-TW về: “Tăng cường tuyến phòng thủ biên giới Campuchia - Thái Lan” nhằm phấn đấu sớm thực hiện 3 mục tiêu chiến lược đề ra, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, tạo thế và điều kiện thuận lợi cho việc đưa lực lượng vũ trang ra thay thế Quân tình nguyện Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Nghị quyết chỉ rõ:
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải tập trung khả năng xây dựng phòng tuyến biên giới và từng bước khép kín biên giới Campuchia - Thái Lan. Các nội dung chính gồm: Bố trí lực lượng vũ trang ngày càng lớn ma ̣nh hơn nữa về thế và lực , xây dựng hê ̣ thống phòng thủ tuyến biên giới để có thể đối phó với các âm mưu của địch [15].
Với chủ trương vừa giúp Campuchia chiến đấu , vừa ổn định tổ chức chính trị, Viê ̣t Nam giúp xây dựng khung cán bộ của Sư đoàn 196 và 1 trung đoàn bộ binh . Trên địa bàn Mặt trận 779, Viê ̣t Nam giúp Campuchia bố trí hợp lý gồm 9 tiểu đoàn địa phương, 4 cơ quan tỉnh đội, 94 đại đội huyện với tổng quân số 15.387 người, trong đó có 2.687 cán bộ từ trung đội phó trở lên, 11.999 dân quân xã, trang bị 4.640 súng; 31.054 dân quân phum, trang bị 10.588 súng; 3.186 tự vệ xí nghiệp, trang bị 1.959 súng; 1.195 dân quân giao thông, trang bị 901 súng các loại. Được sự giúp đỡ của chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam, số đảng viên trong lực lượng vũ trang Campuchia tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Năm 1979 mới có 7 đảng viên sinh hoạt ghép với các ngành thì đến tháng 8/1985, lực lượng vũ trang Campuchia có 59 chi bộ với 469 đảng viên [92].
Đầu năm 1986, các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục giúp các lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia xây dựng công trình K5 dài hơn 600 kilômét, trải dọc tuyến biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Lực lượng tham gia xây dựng tuyến phòng thủ gồm toàn bộ các đơn vị công binh của các mặt trận 479, 579, 779 và 979, 2 trung đoàn công binh của Bộ (269 và 521), 2 sư đoàn bộ binh và 2 lữ đoàn công binh của Campuchiacùng với sự giúp đỡ tích cực của Quân tình nguyện Việt Nam (10 trung đoàn của 4 sư đoàn) thuộc Mặt trận 479. Các lực lượng này vừa tham gia xây dựng các cụm điểm tựa, vừa chốt giữ bảo vệ biên giới.
Ngoài các đơn vị trên, Campuchia còn huy động dân quân tự vệ, dân công, lực lượng công nhân, viên chức các ngành và địa phương.
Từ ngày 25/6 đến 4/7/1986, Bộ Tư lệnh 719 mở lớp tập huấn phái viên chuyên gia quân sự huyện về công tác xây dựng cơ sở hướng dẫn giúp Campuchia củng cố tổ đoàn kết sản xuất 3 chức năng: “Củng cố, xây dựng và hoạt động chiến đấu của dân quân ấp, cụm ấp chiến đấu; hướng dẫn về nhiệm vụ, tổ chức, phương thức hoạt động của đại đội hai chức năng; về phối hợp với chuyên gia an ninh giúp Campuchia đấu tranh bóc gỡ lực lượng ngầm của địch ở xã, ấp” [20; 267].
Từ năm 1987, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia thực hiê ̣n nhiệm vụ chủ yếu của ta tập trung giúp Campuchia xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở vững mạnh; đồng thời kết hợp triệt phá các hành lang
vận chuyển tiếp tế của địch, tiêu hao, làm tan rã địch ở các căn cứ của chúng.
Ngày 29/5/1988, Tổng cu ̣c Chính tri ̣ ra Chỉ thi ̣ số 124/CT yêu cầu các đơn vi ̣ quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam cần “tiến hành công tác tư tưởng, bảo đảm sự quyết tâm rất cao và vững chắc , thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng giúp Campuchia về quân sự trong năm tới . Giúp Campuchia xây dựng lực lượng cách ma ̣ng, góp phần tạo lên sự chuyển biến mạnh mẽ , đẩy ma ̣nh thực hiê ̣n ba mu ̣c tiêu chiến lược” [21; 362].
Trước yêu cầu của Bô ̣ C hính trị , Sư đoàn 9 sau khi hoàn thành xây dựng tuyến phòng thủ biên giới được lệnh rút về tuyến sau làm nhiệm vụ cơ động thuộc Mặt trận 479 và giúp Campuchia củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở ba huyện Xixôphôn, Pơvân và Môngconrôrây thuộc tỉnh Báttambang.
Nhằm củng cố , tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, bộ đội Viê ̣t Nam đã giúp 3 tiểu đoàn dân quân tỉnh Báttambang và 1 tiểu đoàn dân quân Svâyriêng trụ bám, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Các đội công tác Sư đoàn bộ binh 9 còn giúp hai huyện Xixôphôn và Môngconrôrây xây dựng 2 tiểu đoàn dân quân cơ động của địa phương; giúp Campuchia huấn luyện dân quân về kỹ thuật, chiến thuật 6 lần với 157 lượt người tham gia học tập. Qua chiến đấu và công tác, lực lượng Campuchia được rèn luyện, thử thách và trưởng thành. Các đơn vị chủ lực Campuchia được đưa ra chốt giữ vùng biên giới đã kiên trì bám trụ, anh dũng chiến đấu, giữ vững địa bàn. Một số đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân chủ động đánh địch đạt hiệu quả cao.
Sau một thời gian tham gia giúp Campuchia và cùng quân đô ̣i nhân dân Campuchia thực hiện 3 mục tiêu chiến lược do hai Đảng đề ra , Viê ̣t Nam và Campuchia đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, liên tục tiến công tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lực lượng địch, làm cho thế và lực địch tiếp tục suy yếu. Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia trưởng thành, từng bước đảm đương được nhiệm vụ ở biên giới và nội địa. Ngày 8/10/1987, Chính phủ Campuchia ra tuyên bố về giải pháp chính trị vấn đề Campuchia, trong đó nêu rõ tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam về nước. Thực hiện thỏa thuận Chính phủ hai nước, ngày 11/10/1987, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia ra thông báo về việc tiếp tục rút một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước trong tháng 11/1987. Đây là đợt rút
quân lần thứ 6 của Quân tình nguyện Việt Nam, gồm Binh đoàn 94 (1 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn và một số đơn vị binh chủng), Binh đoàn 99 (2 lữ đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng).
Từ tháng 7 đến tháng 11/1988, các đơn vị binh chủng, bảo đảm chỉ huy, bảo đảm công trình, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị khác (tổng cộng 32.000 người) đã lần lượt rút về nước. Ngày 01/12/1988, Bộ Quốc phòng Viê ̣t Nam ra thông báo, bộ phận cuối cùng của kế hoạch rút 5 vạn Quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia năm 1988, gồm 6 sư đoàn bộ binh (4, 5, 307, 309, 315, 339), với tổng số 18.000 người sẽ rời khỏi Campuchia từ ngày 15 đến ngày 21/12/1988, bằng đường thuỷ và đường bộ [21; 380].
Từ tháng 11 đến tháng 12/1988, lợi dụng việc các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam chuẩn bị rút bộ phận cuối cùng của đợt rút 5 vạn quân về nước, PônPốt tiến hành các hoạt động thâm nhập phá hoại ở một số khu vực biên giới sâu trong lãnh thổ Campuchia. Với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị quân đội Campuchia được một số đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam hỗ trợ đã đánh trả mạnh mẽ, tiêu diệt, làm tan rã, kêu gọi hàng trăm tên Pôn Pốt ra hàng, thu một số vũ khí, trang bị của chúng. Thắng lợi này khẳng định ý chí tự vươn lên làm chủ toàn bộ đất nước của quân dân Campuchia và tình đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu hiệu quả giữa các đơn vị Quân đội cách mạng Campuchia và Quân tình nguyện Việt Nam.
Cuối tháng 12/1988, sau khi rút quân đợt 7 (gồm 5 vạn quân), bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam ở lại tiếp tục giúp cách mạng Campuchia do Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia quản lý, chỉ đạo chung và sẽ rút hết vào năm 1989.
Được sự giúp đỡ của Việt Nam, cách mạng Campuchia ngày càng lớn mạnh. Đến tháng 4/1989, đúng 10 tháng sau khi các đoàn chuyên gia quân sự cùng hơn 50% Quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia phát triển rất nhanh, đặc biệt là bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, trình độ tổ chức chỉ huy nâng lên rất nhiều và hiệu suất chiến đấu của quân đô ̣i Campuchia ngày một tăng. Với mong muốn sớm ổn định tình hình ở Campuchia, ngày 5/4/1989, Chính phủ ba nước CHXHCN Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Campuchia và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ký tuyên bố chung về việc rút toàn bộ Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước.
Ngày 5/9/1989, Chính phủ Viê ̣t Nam tuyên bố rút toàn bộ Quân tình
nguyện về nước sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giúp Campuchia. Đợt rút quân cuối cùng tiến hành từ ngày 21 đến ngày 26/9/1989, theo đường bộ và đường thủy. Đến cuối tháng 9/1989, những đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia hoàn thành nhiệm vụ quốc tế sẽ trở về Tổ quốc, kết thúc chặng đường cùng nhân dân và Quân đội nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt, bảo vệ và xây dựng đất nước Campuchia hồi sinh , khôi phục và giữ vững tình hữu nghị giữa nhân dân ba nước Campuchia , Lào và Việt Nam, góp phần bảo vệ hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á và thế giới . Đây là hành động thiện chí của Đảng và Nhà nước Viê ̣t Nam, thể hiện sự nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết của Hội nghị cấp cao Việt Nam, Lào, Campuchia (họp ngày 2/12/1985); triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết dân tộc của nhân dân Campuchia.
Hơn 10 năm (1978 - 1989), Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, giúp Campuchia từng bước trưởng thành, tự đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong quá trình giúp Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã cùng với quân đô ̣i
Campuchia xây dựng thế trận phòng thủ ở vùng biên giới Campuchia - Thái Lan, xây dựng lực lượng vũ trang (gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, phối hợp với quân đô ̣i chiến đấu ở vùng biên giới phía Tây , truy quét địch trong nội địa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch; củng cố chính quyền cách mạng Campuchia ở cơ sở ngày càng vững mạnh, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân.
Tiểu kết chương 2
Bước sang năm 1985, tình hình cách mạng Campuchia ngày càng diễn biến phức ta ̣p, lực lượng Pôn Pốt chống phá cách ma ̣ng Campuchia ở khắp nơi, đă ̣c biê ̣t là khu vực biên giới. Trước tình hình lực lượng vũ trang Campuchia còn non yếu, ĐCSVN và Quân ủy Trung ương đã kịp thời đề ra kế hoạch giúp cách mạng Campuchia từng bước xây dựng lực lượng cách mạng lớn mạnh để đảm đương được sứ mê ̣nh của mình và phối hợp với các đơn vị Campuchia tấn công đi ̣ch trên chiến trường và giành được nhiều thắng lợi lớn. Song song với nhiê ̣m vụ tiến công địch trên chiến trường , Viê ̣t Nam còn giúp Campuchia xây dựng chính quyền cơ sở, ổn đi ̣nh đời sống sản xuất cho nhân dân.
Trong trâ ̣n chiến mùa khô năm 1984 - 1985, đã khẳng đi ̣nh được phần nào sức ma ̣nh của hai nước và làm cho lực lượng tàn quân Pôn Pốt suy yếu rõ rêt.
Điều này đã khảng đi ̣nh thế và lực của Campuchia ngày càng lớn ma ̣nh và dần dần có thể đảm đương được nhiê ̣m vu ̣ của mình trong quá trình bảo về tổ quốc .
Trong quá trình giúp Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã cùng với Campuchia xây dựng thế trận phòng thủ ở vùng biên giới Campuchia - Thái Lan. Đây là mô ̣t trong những đia bà n quan tro ̣ng mà Pôn Pốt ẩn n áu. Tuy nhiên trong giai đoa ̣n này cáh mạng Campuchia từng bước có thể đảm đương được nhiệm vụ cách mạng của mình. Viê ̣t Nam quyết đi ̣nh bàn giao cho Campuchia tự bảo vệ; giúp xây dựng lực lượng vũ trang (gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích), phát triển cả về số lượng và chất lượng . Đồng thời, phối hợp với lực lượng quân đô ̣i Campuchia c hiến đấu ở vùng biên giới phía Tây, truy quét địch trong nội địa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch; củng cố chính quyền cách mạng Campuchia ở cơ sở ngày càng vững mạnh, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân. Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã nêu cao tinh thần quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ giúp Campuchia chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước hồi sinh, thực hiện thắng lợi ba mục tiêu chiến lược mà Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã đề ra.