Về hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 74 - 77)

Thứ nhất, trong chỉ đạo giúp đỡ Campuchia, đôi lúc Đảng còn chủ quan, duy ý chí

Trong phương châm làm việc của Chuyên gia quân sự Việt Nam là lúc đầu giúp cán bộ Campuchia, sau đó bắt đầu biết việc thì tự làm và cuối cùng chuyên gia Việt Nam sẽ rút về nước. Đó là phương châm đúng đắn, vì khi Việt Nam cùng Mặt trâ ̣n đoàn kết dân tô ̣c chủ nghĩa Campuchia, nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng

đất nước hầu như không có gì, các cán bộ của Mặt trận đoàn kết dân tộc chủ nghĩa có trình độ còn rất hạn chế. Tuy nhiên, điều này cũng không tránh khỏi những hạn chế căn bản. Nhiều lúc chuyên gia Việt Nam làm thay cán bộ Campuchia, cho nên họ thiếu tính chủ động, sáng tạo có phần ỷ lại vào các chuyên gia Việt Nam.

Hơn nữa, do trình độ năng lực cán bộ Campuchia còn yếu, nên chuyên gia Việt Nam ở lại Campuchia quá lâu, khiến cho nhiều cán bộ của Campuchia có ý nghi ngờ về mục đích Việt Nam ở lại Campuchia. Viê ̣t Nam đã giúp đỡ Campuchia ngay từ cuô ̣c kháng chiến chống Pháp , sau đó là cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ , đă ̣c biê ̣t hơn nữa với quy mô lớn hơn và các đoàn chuyên gia cũng quy củ hơn là cuô ̣c tấn công tâ ̣p đoàn Pôn Pốt - Iêngxary. Sau sự kiện này, Việt Nam bị cộng đồng thế giới (ngoại trừ các nước XHCN) lên án là “xâm lược”, tẩy chay và cấm vận, cô lập Việt Nam, đẩy Việt Nam vào tình thế “cô đơn hơn bao giờ hết trên trường quốc tế”.

Nguyên nhân một phần là do Việt Nam đã không có sự chuẩn bị tốt dư luận quốc tế về tính chính nghĩa của việc đưa quân vào Campuchia. Do đó, dựa vào vấn đề này mà phe đối lậ p đã lợi du ̣ng để chống phá Viê ̣t Nam. Cho đến khi Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 12 (tháng 1/1987) đươ ̣c đưa ra và nhấn manh : Việc giải quyết mặt quốc tế của vấn đề Campuchia bao gồm thỏa thuận về việc rút quân tình nguyện Việt Nam đi đôi với việc chấm dứt cung cấp viện trợ, vũ khí và dùng lãnh thổ Thái Lan làm đất thánh cho Pôn Pốt và các lực lượng Khơ me phản động khác , chấm dứt can thiệp bên ngoài vào công việc nội bộ của Campuchia , chấm dứt các hoạt động quân sự thù địch của nước ngoài chống Cộng hòa nhân dân Campuchia cùng với các hành đô ̣ng yêu thương nhân dân Campuchia như chính nhân dân ở dân tô ̣c mình đã làm cho ho ̣ hiểu và vấn đề này đã

dần dần đươ ̣c giải quyết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ tình hình, đặc điểm, con người Campuchia nên phạm phải khuynh hướng áp đặt, bê nguyên mọi thứ từ Việt Nam sang lắp ráp vào Campuchia như: Xây dựng doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, triệt tiêu kinh tế tư nhân… Không chỉ có vậy, còn có một số chuyên gia Việt Nam có thái độ trịch thượng, nước lớn, nhiều lúc coi thường, ra lệnh cho cán bộ Campuchia. Ở nhiều lúc, nhiều khu vực, chính những hành động này đã gián tiếp tiếp tay cho hành động tuyên truyền của Pôn Pốt về việc Việt Nam đang cai trị Campuchia, khiến cho Pôn Pốt có điều kiện khoét thêm mẫu thuẫn giữa hai dân tộc.

Trong quá trình giúp Campuchia , ngay từ đầu Viê ̣t Nam chưa có mô ̣t đường

lối giúp Campuchia mô ̣t cách cơ bản và lâu dài với những phương châm , nguyên tắc đúng đắn cho từng thời kỳ và từng giai đoa ̣n cu ̣ thể. Viê ̣c đó không tá ch rời khỏi viê ̣c giúp Campuchia có đường lối chính tri ̣ đúng đắn . Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam chỉ đề ra những chủ trương giải quyết tình hình diễn biến qua thực tiễn công tác .

Thứ hai, trong quá trình tổng kết rút kinh nghiê ̣m viê ̣c đánh giá kiểm điểm còn thực hiện một cách chung chung

Trong quá trình lãnh đa ̣o , các kế hoạch luôn được đặt ra cho các cơ quan , đơn vi ̣, phải có kế hoạch chung cho từng người để thực hiện kế hoạch chung của đơn vi ̣. Đến khi kiểm điểm , sẽ căn cứ vào đó để xem xét từng người đã hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ công tác và mu ̣c tiêu hay chưa . Nếu như ở cơ quan có mười người , cuối tháng toàn cơ quan đánh giá là đã hoàn thành nhiệm vụ , nhưng kiểm điểm từ ng người thì mô ̣t vài ba người làm tốt còn bảy người còn lại làm được ít việc, thì có thể kết luâ ̣n là cơ quan vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình . Nhiều khi kiểm điểm vẫn còn mang tính chất chung chung , không kiểm điểm sâu vào từng người , từ trên xuống dưới nên đánh giá chung cả cơ quan.

Mô ̣t đơn vi ̣ tổng kết công viê ̣c sau mô ̣t tháng nói rằng đã hoàn thành hoă ̣c cơ bản đã hoàn thành nhưng phần ba thời gian chiến sĩ làm việc không có kết quả, không đa ̣t được yêu cầu thì có thể kết luâ ̣n là người chỉ huy đã không hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ của mình.

Các đơn vị làm nhiệm vụ trên chiến trường Campuchia khi kiểm điểm có hoàn thành nhiệm vụ hay không , có làm tốt hay không cũng phải đi vào từng người, từng đơn vi ̣ cu ̣ thể, có hiểu rõ nhiệm vụ dân tộc và nhiê ̣m vu ̣ quốc tế trong quá trình giúp Campuchia hay không, thái độ giúp quân đội nhân dân Campuchia có đúng với tinh thần và nhiê ̣m vu ̣ đư ợc giao hay không... phải kiểm điểm rõ , cụ thể, thẳng thắn như thế mới thúc đẩy từng người và từng đơn vi ̣ tiến lên được.

Sự lãnh đa ̣o của Đảng ủy, của chi bộ là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của cuô ̣c đấu tranh. Sự lãnh đạo đó phải bao gồm cả lãnh đạo nội dung, biê ̣n pháp, phương pháp tiến hành cuộc vận động và quan trọng nữa là lãnh đạo thúc đẩy , kiểm tra đảng viên phát huy vai trò gương mẫu thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vu ̣ được giao.

3.1.2.2. Nguyên nhân

Do đă ̣c điểm của cách ma ̣ng Viê ̣t Nam phát triển ma ̣nh và nhanh hơn so với cách mạng Campuchia, vì vậy, nhiê ̣m vu ̣ giúp đỡ cách ma ̣ng Campuchia là mô ̣t yêu cầu cấp bách nhưng la ̣i rất mới mẻ và gă ̣p phải nhiều khó khăn phứ c ta ̣p đối với cách mạng Việt Nam vì Việt Nam vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng

gian khổ , nền kinh tế bi ̣ thiết ha ̣i nă ̣ng nề . Khi vừa phải đối phó với tình thế khó

khăn trong nước vừa phải thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quốc tế nên trong quá trình giúp Campuchia còn dâ ̣p khuân máy móc làm như ở Viê ̣t Nam .

Sau cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ nền kinh tế Viê ̣t Nam lúc này đang gă ̣p nhiều khó khăn do đó điều trước tiên Viê ̣t Nam phải làm đó là vực la ̣i nền kinh tế , tuy nhiên sau kế hoa ̣ch 5 năm đề ra cũng không thu la ̣i kết quả . Nhu cầu về lương thực và hàng tiêu dùng không đáp ứng đủ , trong năm 1979 Viê ̣t Nam đã phải nhâp 1,2 tấn lương thực nhưng bi ̣ thiếu hu ̣t , các nhu cầu khác về văn hóa , giáo dục cũng gă ̣p khó khăn . Vì vậy, vừa gải quyết những khó khăn trong nước và vừa phải thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quốc tế Viê ̣t Nam không thể tránh khỏi những những chính sách giống với Viê ̣t Nam.

Về xây dựng lực lượng cách mạng và đào tạo đội ngũ cán bộ cho Campuchia đã được đẩy ma ̣nh và phát triển có hê ̣ thống hơn thời kỳ trước nhưng thực chất vẫn còn do Việt N am chi phối ý thức tự lực đô ̣c lâ ̣p , đảm đương mo ̣i mă ̣t công tác của cán bộ người Khơme còn non yếu , hiê ̣n tượng làm thay còn nă ̣ng nên chưa phát huy hết khả năng của cán bô ̣ người Khơme, nhất là trong những điều kiê ̣n khó khăn phải đô ̣c lâ ̣p chiến đấ u thì lúng túng bi ̣ đô ̣ng có khi còn vấp váp pha ̣m sai lầm . Hơn nữa trong quá trình giúp đỡ cách ma ̣ng Campuchia do chưa thể nắm vững tiếng nói và văn hóa Campuchia nên dẫn đến mô ̣t số hiểm nhầm gây chia rẽ tình đoàn kết dân tộc giữa hai nước. Mô ̣t số các hàng động như “xoa đầu nhà sư hay phóng uế bùa bãi” [29; 39]

những hành đô ̣ng này vô tình gây ảnh hưởng đến tôn giáo người Khơme . Trong quá

trình Quân tình nguyện thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia do một vài yếu tôc khách quan không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm nhưng không đáng kể. Với sự lãnh đa ̣o của Đảng, Quân ủy Trung ương, Quân tình nguyê ̣n và chuyên gia quân sự

Viê ̣t Nam đã cố gắng khắc phu ̣c mo ̣i khó khăn giúp Campuchia giành được thắng lợi cuối cùng.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)