Một số định hướng chủ yếu giúp GV thực hiện ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH toán THPT

Một phần của tài liệu Luận án đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115 - 120)

Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC

2.6. Một số định hướng chủ yếu giúp GV thực hiện ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH toán THPT

Phương án đánh giá NL của học sinh trong dạy học toán THPT là một phương án đánh giá mới. Vì vậy để giúp giáo viên hiện đang dạy toán ở các trường THPT; sinh viên ngành sư phạm Toán học ở các trường Đại học (giáo viên toán THPT tương lai) thực hiện phương án đánh giá này và các cán bộ quản lí giáo dục, những người tạo điều kiện cho việc ĐG; xin đề xuất một số định hướng sau.

2.6.1. Bồi dƣỡng cách thức ĐG năng lực GQVĐ của HS cho cán bộ quản lí và GV toán trường THPT

“Thực tế ngày nay đòi hỏi một giáo viên cần đảm nhiệm hai chức năng, đó là chức năng giảng dạy và chức năng đánh giá… Trong khi đó, công tác đào tạo và

Xác định mục tiêu, đối tƣợng đánh giá

Chọn phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá

Thực hiện đánh giá

Thu thập thông tin

Phân tích, xử lí thông tin

Thông báo kết quả

bồi dưỡng giáo viên nhiều năm qua của nước nhà dường như mới tập trung vào việc giúp người thầy thực hiện chức năng giảng dạy, chưa thực hiện chức năng đánh giá” [93, Tr.43]. Trong xu thế phát triển giáo dục chuyển từ đánh giá dựa vào KT, KN sang đánh giá tập trung vào năng lực, để giúp giáo viên thực hiện chức năng đánh giá, nhất thiết giáo viên cần phải đƣợc bồi dƣỡng cách thức ĐG năng lực GQVĐ của HS.

2.6.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí và GV toán trường THPT về ĐG năng lực nói chung và đánh giá năng lực GQVĐ của HS nói riêng Nhƣ đã nêu ở trên, ĐG chất lƣợng học tập của học sinh, hiện nay chủ yếu là đánh giá: kiến thức, kĩ năng, thái độ và chú trọng so sánh kết quả học tập đạt đƣợc giữa các học sinh với nhau. Thiếu quan tâm đến đánh giá năng lực của học sinh, trong đó có năng lực GQVĐ. Một trong các nguyên nhân của tình trạng đó là nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh chƣa đúng, chƣa đầy đủ. Gần nhƣ họ chƣa thực hiện đánh giá năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng của học sinh. Nói chính xác hơn, đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán ở trường THPT chỉ xuất hiện không rõ nét ở một số giờ dạy của một số giáo viên trong lời nhận xét học tập của học sinh. Do đó, phải làm cho cán bộ quản lí và giáo viên hiểu đƣợc vai trò của đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới đánh giá với mục đích là đánh giá năng lực, tất nhiên không thể tách rời việc đánh giá mức độ đạt đƣợc kiến thức, kĩ năng.

2.6.1.2. Nội dung bồi dưỡng

Cung cấp cho cán bộ quản lí và giáo viên toán trường Trung học phổ thông phương án đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh theo hướng tiếp cận quá trình GQVĐ. Nội dung bồi dƣỡng có thể gồm:

Thang đánh giá năng lực; các phương pháp, công cụ, kĩ thuật và quy trình đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán THPT.

Cung cấp các tài liệu về các nội dung trên giúp giáo viên tự bồi dƣỡng trong quá trình giảng dạy.

2.6.1.3. Thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng

Nội dung bồi dƣỡng cho giáo viên về đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh nằm trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức bồi dƣỡng đƣợc giao cho các Sở Giáo dục và đào tạo.

- Thời gian tổ chức bồi dƣỡng đƣợc thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Nếu bồi dƣỡng về đánh giá năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng của học sinh trong dạy học toán, thì có thể đƣợc tiến hành trong 15 tiết;

gồm 2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành và 10 tiết giáo viên tự nghiên cứu.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên học tập theo tổ chuyên môn của từng trường hoặc cụm trường THPT kết hợp với giáo viên tự nghiên cứu.

2.6.2. Trang bị KT, KN đánh giá năng lực GQVĐ của HS cho sinh viên ngành sư phạm Toán học ở trường đại học

Trong các trường Đại học sư phạm và các trường Đại học có ngành sư phạm, hiện nay “Viê ̣c rèn luyê ̣n các kĩ năng nghề nghiê ̣p cho SV đã được các trường đại học chú ý, đặc biệt trong việc rèn luyện KN dạy học. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện KN dạy học các trường và SV chỉ tập trung vào việc rèn luyện các KN viết bảng, soạn giáo án, trình bày bài giảng, …, mà ít chú ý đến rèn luyện kĩ năng ĐG KQHT của HS.” [10, tr.34]. Vì vậy kiến thức và kĩ năng của sinh viên ngành sƣ phạm Toán học sau khi ra trường về đánh giá học tập nói chung, đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh rất yếu. Để các sinh viên này sau khi ra trường về giảng dạy toán ở các trường THPT biết thực hiện và thực hiện tốt đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh thì họ cần hiểu về khoa học đánh giá nói chung và cần đƣợc trang bị một số kiến thức và kĩ năng đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán ngay từ khi đang là sinh viên trường Đại học.

2.6.2.1. Về nội dung

Sinh viên được đào tạo để dạy toán ở nhà trường phổ thông cần được trang bị tri thức sau:

- Các khái niệm cơ bản: kiểm tra, đánh giá, đo lường, đánh giá kết quả học tập; năng lực và đánh giá năng lực; vấn đề và GQVĐ; quá trình GQVĐ và đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh theo hướng tiếp cận quá trình GQVĐ trong dạy học toán THPT.

- Các nguyên tắc đánh giá, chức năng của đánh giá và các hình thức đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học toán THPT.

- Các phương pháp và công cụ đánh giá, các kĩ thuật đánh giá, quá trình đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học toán THPT.

2.6.2.2. Về cách thức

Có thể kết hợp 4 cách thức sau để trang bị kiến thức và kĩ năng đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học toán cho sinh viên ngành sƣ phạm Toán:

- Đƣợc xây dựng thành một bộ phận của học phần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình đào tạo;

- Đƣợc lồng ghép vào dạy học các học phần nghiệp vụ sƣ phạm;

- Đƣợc lồng ghép vào các hoạt động ĐG KQHT của sinh viên trong quá trình học ở trường đại học;

- Được đưa vào nội dung thực tập sư phạm của chương trình đào tạo: Sinh viên tiến hành đáng giá năng lực GQVĐ của học sinh khi thực tập giảng dạy ở các trường Trung học phổ thông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán Trung học phổ thông. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã đề cập ở Chương 1, với lí thuyết về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán: khái niệm, nguyên tắc, hình thức, phương pháp đánh giá. Theo hướng tiếp cận quá trình giải quyết vấn đề, luận án đã xác đi ̣nh các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề; xây dựng công cụ; đưa ra phương pháp, mô tả kĩ thuật, thiết kế quy trình ĐG năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán Trung học phổ thông và có các ví dụ minh họa để làm rõ nội dung nghiên cứu

của luận án. Ngoài ra luận án cũng đề xuất một số định hướng giúp giáo viên ĐG năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán trung học phổ thông.

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 Trung học phổ thông phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, tƣ duy, nhận thức của các em (độ tuổi 17; 18); bám sát mục tiêu dạy học và thể hiện đƣợc yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học môn toán trong trường Trung học phổ thông.

Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 Trung học phổ thông đƣợc thể hiện ở hai mặt nhận thức và kĩ năng hoạt động của học sinh, đƣợc bộc lộ trong quá trình giải quyết vấn đề. Do đó để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cần phân tích, vạch rõ những hoạt động tương ứng của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề và tiến hành tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động đó. Căn cứ vào thang đánh giá năng lực GQVĐ để xác nhận mức độ đạt đƣợc của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 Trung học phổ thông.

Quá trình giải quyết vấn đề nói chung, giải quyết vấn đề trong học toán nói riêng đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn có tác dụng tích cực:

Gđ 1. Khuyến khích học sinh khám phá vấn đề.

Gđ 2. Học sinh khi chƣa phát hiện đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề thì khuyến khích các em suy xét, tìm tòi để phát hiện giải pháp. Khi đã có giải pháp, khuyến khích các em phát hiện thêm giải pháp tốt hơn, từ đó góp phần phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Luận án đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)