MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN KHÁC

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 32 - 43)

Bằng các sự kiện và số liệu cụ thể, hãy phân tích và chứng minh phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến 1929 đã phát triển chuyển biến từ “tự phát” sang “tự giác”.

Hướng dẫn làm bài

a. Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

- Ra đời ngay trong công cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (từ 10 vạn trước chiến tranh tăng 22 vạn năm 1929) phần lớn tập trung trong các trung tâm kinh tế của Pháp

- Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất xã hội, điều kiện lao động và sinh hoạt tập trung, tính kỷ luật cao...) giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng:

o Bị 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt o Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

o Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc

o Vừa mới ra đời đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới và chủ nghĩa Mác – Lênin

- Do đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân thế giới hết sức thấp kém và khổ cực.

Hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mình giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước để trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

* Nguyên nhân phong trào công nhân có bước phát triển :

•Sự ra đời của công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.

•Bị áp bức bóc lột nặng nề.

•Do sự cổ vũ của công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng,...

b. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam

* Giai đoạn 1919 – 1925

- Phong trào công nhân thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc và Pháp. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga các các cuộc đấu tranh dân chủ

- Có 25 cuộc đấu tranh riêng rẽ và quy mô tương đối lớn nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế chưa có sự phối hợp giữa nhiều nơi, mới chỉ có một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ còn tính chất tự phát.

- Các cuộc đấu tranh:

+ Ở Bắc Kì, bãi công nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

+ Ở Nam Kì, mổi bật là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) ngăn cản chiến hạm Misơlê của Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân , tư tưởng cách mạng tháng Mười đã thâm nhập vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động có ý thức.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam dần đi vào tổ chức. Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập công hội (bí mật) do đồng chí Tôn Đức Thắng đứng đầu thu hút khá đông hội viên tham gia.

- Trang 32 -

Cũng trong thời gian này, có một số lớn công nhân và thuỷ thủ Việt Nam gia nhập các tổ chức nghiệp đoàn và công hội ở Pháp, ở Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc),....

- Đây là giai đoạn chuẩn bị sang “tự giác” của công nhân nước ta, phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành về chất lượng

* Giai đoạn 1926 – 1929:

- Hoàn cảnh: phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh đi vào thống nhất, đây là thời kỳ phong trào chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố

+ Thế giới: cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu năm 1927. Đại hội lần V của Quốc tế Cộng Sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa

+ Trong nước:

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân: mở lớp huấn luyện cán bộ, ra báo “Thanh niên”.

- Nguyễn Ái Quốc viết cuốn "Đường cách mệnh" vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam .

- Phong trào “Vô sản hoá” đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân

 thông qua đó có tác động đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ hơn.

- Diễn biến phong trào đấu tranh:

+ Từ năm 1926 đến năm 1928 : Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công lớn, lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền cao su Phú Riềng...

+ Từ năm 1928 đến năm 1929 : Phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, có 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc – Nam : nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy xe lửa Tràng Thi...

- Đặc điểm:

+ Phong trào công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục, rộng khắp các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập được Công hội đỏ đặc biệt công hội Nam Kỳ đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp.

+ Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ...Các cuộc đấu tranh đã mang tính chính trị, sự chuyển biến đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân nâng cao lên rõ rệt tuy chưa đều khắp

+ Giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

Câu hỏi 42.

Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và sự xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản đối với sự phát triển của phong trào công nhân.

Hướng dẫn làm bài

- Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng đã có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân phát triển từ “tự phát” lên “tự giác” : mở lớp huấn luyện cán bộ nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, ra báo “Thanh niên”, phong trào “Vô sản hoá”...Phong trào từ năm 1928 phát triển cả về số lượng và chất lượng

- Sự xuất hiện của 3 tổ chức Cộng sản là một biểu hiện trưởng thành của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân đang trở thành một lựclượng chính trị độc lập ngày càng lớn mạnh đi đầu trên trận tuyến đâú tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai ở nước ta. Đây chính là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu hỏi 43.

Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930. Phân tích vị trí, vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003) - Trang 33 -

Hướng dẫn làm bài a) Sự phát triển của phong trào công nhân (1919 – 1930) :

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và phát triển nhanh chóng trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai, phần lớn tập trung ở các trung tâm kinh tế. Trước chiến tranh có 10 vạn năm 1929 lên đến 22 vạn.

+ Ngay từ khi ra đời, công nhân đấu tranh dưới hình thức bỏ việc hoặc bãi công. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra nhiều hơn.

* Từ 1919 – 1925: có khoảng 25 cuộc đấu tranh. Đấu tranh của công nhân viên chức cơ sở công thương tư nhân Bắc Kỳ, bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn…Tiêu biểu là bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của công nhân về ý thức chính trị.

Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đã sử dụng hình thức đấu tranh riêng biệt của công nhân là bãi công, có yêu cầu riêng về quyền lợi cụ thể của giai cấp mình, bước đầu đã xuất hiện tính tổ chức và ý thức chính trị, song cơ bản vẫn ở trình độ tự phát.

* Từ 1926 – 1930: Trong điều kiện mới, sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hoạt động sôi nổi của nó, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam. Phong trào công nhân Việt Nam phát triển hơn về số lượng và chất lượng. Năm 1926 đến 1927 có 10 cuộc bãi công của công nhân; từ năm 1928 đến 1930, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân.

+ Cùng với sự tăng tiến của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam qua hoạt động của các tổ chức thanh niên và nhất là khi có phong trào “vô sản hóa”, phong trào công nhân càng lên cao, ý thức giai cấp biểu hiện rõ rệt. Công nhân Việt Nam đã vươn lên trình độ tự giác, và trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.

b) Vị trí của phong trào công nhân là :

+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có ý thức chính trị rõ rệt (cùng với phong trào yêu nước) đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của tổ chức đảng cách mạng tiên phong. Các tổ chức Cộng sản lần lượt ra đời và sau đó thống nhất thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930).

+ Phong trào công nhân là điều kiện bên trong, là mảnh đất màu mỡ để đón nhận chủ nghĩa Mác – Lênin từ bên ngoài vào Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Phong trào công nhân là nhân tố để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi 44.

Hãy nêu ảnh hưởng làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929. Đặc điểm của phong trào công nhân trong thời kì này ? Ý nghĩa của phong trào này đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ?

Hướng dẫn làm bài

a) Ảnh hưởng đến phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929.

Phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh đi vào thống nhất, đây là thời kỳ phong trào chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố

+ Thế giới: cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu năm 1927. Đại hội lần V của Quốc tế Cộng Sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa

+ Trong nước:

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân: mở lớp huấn luyện cán bộ, ra báo "Thanh niên".

- Nguyễn Ái Quốc viết cuốn "Đường cách mệnh" vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam .

- Phong trào "Vô sản hoá" đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân  thông qua đó có tác động đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ hơn.

+ 1926 – 1928: Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công lớn, lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền cao su Phú Riềng...

- Trang 34 -

+ 1928 – 1929: Phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, có 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc – Nam: nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy xe lửa Tràng Thi...

b) Đặc điểm:

+ Phong trào công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục, rộng khắp các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập được Công hội đỏ đặc biệt công hội Nam Kỳ đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp.

+ Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ...Các cuộc đấu tranh đã mang tính chính trị, sự chuyển biến đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân nâng cao lên rõ rệt tuy chưa đều khắp

+ Giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

c) Ý nghĩa:

+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác.

+ Sự phát triển của phong trào công nhân đã thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi 45.

Trên cơ sở so sánh phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam qua các giai đoạn 1919 – 1925 và 1926 – 1929, hãy rút ra nhận xét ?

Hướng dẫn làm bài

Thời gian Phong trào đấu tranh Nhận xét

Giai đoạn 1919 - 1925

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Năm 1922, công nhân viên chức Bắc kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

- Năm 1924, công nhân các nhà máy dệt, xay gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương đấu tranh.

- Tháng 8/1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc.

- Nhìn chung phong trào công nhân trong thời kỳ này còn mang nặng tính tự phát, lẻ tẻ, quy mô nhỏ, chưa có sự phối hợp với nhau.

- Mục tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế, chưa có tổ chức & lãnh đạo, chứng tỏ trình độ giác ngộ còn thấp. Tuy vậy, phong trào công nhân cũng đã giữ một vị trí quan trọng trong phong trào yêu nước.

- Riêng cuộc bãi công của công nhân Ba Son không chỉ thề hiện mục tiêu kinh tế mà còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản với anh em Trung Quốc.

- Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

Giai đoạn 1926 - 1929

- Trong 2 năm 1926 – 1927, đã liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức, học sinh. Tiêu biểu là bãi công của 1.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.

- Trong 2 năm 1928 – 1929, có 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc tới Nam, lớn nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải phòng, Nam Định, nhà máy diêm cưa Bến Thủy &

nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy

- Các cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Trình độ của giai cấp công nhân đã nâng lên rõ rệt. Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

- Các cuộc đầu tranh có sự lãnh đạo & phối hợp khá chặt chẽ.

- Khẩu hiệu đấu tranh ngày càng nâng dần lên: từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chuyển sang đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

- Trang 35 -

sửa chữa ô tô Avia Hà Nội, mỏ than Hòn Gai, nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.

Câu hỏi 46.

Tại sao nói Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2002) Hướng dẫn làm bài

- Mục đích của sự thành lập: tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Đường lối chính trị :

+ Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).

+ Lực lượng Cách mạng : Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt.

+ Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

+ Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới.

- Hệ thống tổ chức: gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.

- Với mục đích thành lập và đường lối trên đây Tuy Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chưa phải là một Đảng Cộng sản nhưng nó là một đoàn thể có xu hướng Mác xít. Đường lói chính trị đã thể hiện rõ lập trường Cách mạng của giai cấp công nhân.

- Trên cơ sở hoạt động đến 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phân hoá thành hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng để đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi 47.

Phân tích hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Làm rõ vai trò của tổ chức đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 ?

Hướng dẫn làm bài

- Bằng nhiều cách trả lời nhưng nội dung cần đáp ứng được 2 yêu cầu sau:

 Những hoạt động chủ yếu của Việt Nam Cách mạng thanh niên đồng chí hội

 Qua những hoạt động cụ thể đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển:

* Lấy tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) làm nền tảng và kim chỉ nam cho hoạt động.

* Thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo xu hướng vô sản.

* Đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân. Giai cấp công nhân được giác ngộ và chuyển biến phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

- Nội dung cụ thể:

* Ý 1:

+ Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Trung Quốc tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước chưa có phương hướng rõ ràng (chú ý trong tổ chức Tâm Tâm Xã), giác ngộ lí tưởng và thành lập tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên đồng chí hội (6/1925) với nòng cốt là Công sản đoàn.

+ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ nòng cốt, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao nhận thức chính trị, lí luận cách mạng... làm hạt nhân gửi về nước xây dựng phong trào. Gửi đi học ở Liên Xô và Trung Quốc để làm lực lượng lãnh đạo chủ chốt.

- Trang 36 -

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w