Chủ trương này có mâu thuẩn với mục tiêu chống đế quốc và chống phong kiến được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 không ? Vì sao ?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG III CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)

3) Chủ trương này có mâu thuẩn với mục tiêu chống đế quốc và chống phong kiến được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 không ? Vì sao ?

- Chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu không mâu thuẩn với mục tiêu chống đế quốc và chống phong kiến được đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

- Vì chủ trương này phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ do Cương lĩnh đầu tiên đề ra, bao hàm cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc.

Câu hỏi 107.

Hội nghị lần thứ VI (11 – 1939) và lần thứ VIII (5 – 1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc…Tại sao lại có quyết định như vậy ?

Hướng dẫn làm bài

- Trình bày nét hạn chế của Luận cương chính trị năm 1930 : Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản đã xác định được những vấn đề chiến lược trong đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương còn có một số hạn chế nhất định, như :

o Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.

o Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

o Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

- Phân tích những hạn chế đó của Luận cương rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tập hợp lực lượng cách mạng…, không phù hợp với thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VI đã quyết định khắc phục những hạn chế đó…Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đã đề ra từ hội nghị.

Câu hỏi 108.

So sánh Hội nghị Trung ương lần VI (11/1939) và Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương theo các nội dung sau : kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng, khẩu hiệu, mặt trận, hình thức đấu tranh và nêu nhận xét.

Hướng dẫn làm bài

Nội dung Hội nghị Trung ương lần VI (11/1939) Hội nghị Trung ương lần VIII (5/1941)

Kẻ thù Thực dân Pháp Thực dân Pháp và phát xít Nhật

Nhiệm vụ cách mạng

Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Khẩu hiệu Tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”

Tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”

- Trang 77 -

Mặt trận Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Mặt trận Việt Minh.

Hình thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân ta.

Nhận xét Là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng ta.

Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng đã đề ra trọng Hội nghị trung ương lần thứ VI (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Câu hỏi 109.

Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941).

(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009) Hướng dẫn làm bài

1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên

- Bối cảnh: Từ ngày 6/1 đến 8/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc. Hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

- Chủ trương tập hợp lực lượng:

+ Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì chưa rõ mặt phản cách mạng thì cần lợi dụng hoặc trung lập. Đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

+ Cương lĩnh khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng yêu nước để chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân ta.

- Nhận xét:

+ Hội nghị đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp. Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta và cách mạng nước ta. Đó là Cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.

2. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10/1930 với bản Luận cương chính trị tháng 10/1930 :

- Bối cảnh: Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng - Trung Quốc. Hội nghị đã thông qua Luận cương Chính trị do Trần Phú khởi thảo.

- Chủ trương tập hợp lực lượng:

+ Lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Đó là hai động lực chính của cách mạng, là gốc của cách mạng.

+ Phải thực hiện liên minh công - nông.

+ Lãnh đạo cách mạng Đông Dương là giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu là Đảng Cộng sản Đông Dương, phải là đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Hội nghị cũng nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

- Nhận xét:

- Trang 78 -

+ Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

+ Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.

3. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 - Bối cảnh: Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (10 – 19/5/1941) tại Pắc Bó, Cao Bằng.

- Chủ trương tập hợp lực lượng:

+ Chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc nhằm "Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt…, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn".

- Nhận xét:

+ Những chủ trương trên đây của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII đó hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI.

+ Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.

+ Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có tác dụng quyết định vận động toàn đảng, toàn dân tiến tới cách mạng tháng Tám. Sau Hội nghị, Mặt trận Việt Minh đã đưa ra chương trình cứu nước và được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Câu hỏi 110.

Chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do Hội nghị lần thứ VI (11/1939) và Hội nghị lần thứ VIII (5/1941) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra như thế nào ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003) Hướng dẫn làm bài

- Để giành được độc lập, phải tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11/1939) đã chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, kể cả cá nhân yêu nước ở Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mặt là chủ nghĩa đế quốc – phát xít Pháp – Nhật, giành độc lập dân tộc cho các nước Đông Dương.

- Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc, tập hợp lực lượng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cho từng nước ở Đông Dương. Ở Việt Nam Đảng ra thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh).

Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.

Câu hỏi 111. Thí sinh hãy hoàn thiện bảng so sánh hai hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất, theo mẫu dưới đây :

Mặt trận Dân chủ Đông Dương Mặt trận Việt Minh Hoàn cảnh ra đời

Mục tiêu đấu tranh Thành phần tham gia

- Trang 79 -

Hoạt động chính

Hướng dẫn làm bài

Mặt trận Dân chủ Đông Dương Mặt trận Việt Minh

Hoàn cảnh ra đời

+ Thế giới:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.

- 1936: Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền.

+ Trong nước:

- Đời sống nhân dân lao động khó khăn.

- Pháp tăng cường khủng bố phong trào cách mạng.

 Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương ra đời (đến 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương)

+ Thế giới:

Ngày 6/1941, Đức tấn công Liên Xô; cuộc đấu tranh của nhân dân ta trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.

+ Trong nước: Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị 8 (từ 10 đến 19/5/

1941) tại Pác Bó, Cao Bằng.

 Chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)

Mục tiêu đấu tranh

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình

Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách Pháp – Nhật. Lúc này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là bức thiết nhất.

Thành phần tham gia

Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới

Các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc nhằm “Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước..”

Hoạt động chính

- Năm 1936, phong trào Đông Dương đại hội.

- Năm 1937 các phong trào mít tinh, biểu tình đưa yêu sách.

- Năm 1938, mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo, Hà Nội

- Ngoài ra còn có các phong trào đấu tranh bằng báo chí...

- Xây dựng lực lượng cách mạng.

+ Ở căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai: thống nhất các đội du kích thành Cứu quốc quân.

+ Ở căn cứ Cao Bằng: Cao Bằng là nơi tiến hành xây dựng các Hội cứu quốc.

- Tiến lên vũ trang đấu tranh...

Câu hỏi 112.

Trình bày rõ sự khác biệt trong chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng thời kì 1939 –1945 so với thời kì 1936 – 1939.

Hướng dẫn làm bài

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w