Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG III GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta

a. Nguyên nhân việc ta hòa hoãn với Pháp (Hoàn cảnh ký kết Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp 06 / 03/1946) :

- Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Quốc dân đảng ký Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó Pháp nhượng một số quyền lợi kinh tế, chính trị cho Trung Hoa để thay quân Trung Hoa gải giáp quân Nhật ở Bắc Kỳ.

- Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

- Đảng quyết định chọn con đường hòa hoãn với Pháp, ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.

b. Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương trong khối Liên hiệp Pháp .

- Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp giải giáp quân Nhật ở miền Bắc - Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức . c. Ý nghĩa :

- Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Quốc dân đảng và tay sai ra khỏi nước ta.

- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.

d. Tạm ước Việt – Pháp ngày 14 /9/1946

- Sau hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, chống phá ta, quan hệ Việt – Pháp căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

- Hồ Chủ tịch ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.

Ý nghĩa của những biện pháp trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp - Trang 117 -

- Đề ra chủ chủ trương sáng suốt, tài tình (cứng rắn về nguyên tắt, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng chống ta…) đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Xây dựng và củng cố được chính quyền cách mạng từ trung ương đến địa phương – lực lượng chỉ đạo kháng chiến sau này.

- Xây dựng và củng cố được lực lượng kháng chiến (vệ quốc đoàn, dân quân, tự vệ).

- Xây dựng được cơ sở kinh tế - xã hội phục vụ kháng chiến.

- Thắt chặt hơn nữa khối đoàn kết – kiến quốc.

- Củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng.

Bài học kinh nghiệm được rút ra từ cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền thời kì từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 :

+ Bài học về việc biết dựa vào sức mạnh quần chúng nhân dân, biết phát huy cao độ sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân.

+ Bài học về việc biết lợi dụng và khai thác triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, xác định đúng kẻ thù chủ yếu, trước mắt, cô lập và tập trung lực lượng đánh đúng kẻ thù.

+ Bài học về việc biết tranh thủ khả năng hoà bình và phương pháp đàm phán thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan rộng, quyết liệt và kéo dài.

+ Bài học về việc kết hợp giữa nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ tổ quốc.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC

Câu hỏi 158. Trình bày những biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ ta nhằm củng cố chính quyền nhân dân và giải quyết những khó khăn trước mắt. Nêu kết quả và ý nghĩa.

Câu hỏi 159. Tại sao chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định ký với chính phủ Cộng hoà Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định.

Câu hỏi 160. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ vào cuối năm 1945 : + Bối cảnh lịch sử.

+ Sơ lược diễn biến.

+ Cả nước hướng về Nam Bộ như thế nào ? + Tác dụng và ý nghĩa.

Câu hỏi 161. Nêu những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đưa Cách mạng Việt Nam vượt qua cơn hiểm nghèo sau Cách mạng tháng Tám 1945.

C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu hỏi 162.

Trình bày những thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân được thực hiện như thế nào trong năm 1946 ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2006) Hướng dẫn làm bài

+ Những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám “

 Có chính quyền cách mạng của nhân dân.

 Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.

 Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.

+ Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

 Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước, hơn 90% cử tri đi bầu, 333 đại biểu trúng cử...

- Trang 118 -

 Ngày 2/3/1946, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức do Hồ Chí Minh đứng đầu, lập Ban dự thảo Hiến pháp.

 Các địa phương bầu cử Hội đồng nhân dân, thành lập Ủy ban hành chính các cấp; bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố, kiện toàn.

 Tháng 11/1946, kỳ họp thứ hai của Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

 Xây dựng Tòa án cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng (dân quân tự vệ, bộ đội tập trung, chuyển Vệ quốc quân thành Quân đội quốc gia Việt Nam 5/1946...), Chính phủ ra một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.

 Kết luận: Thực hiện nhiệm vụ củng cố chính quyền đã nâng cao uy tín nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế, khơi dậy và phát huy tinh thần làm chủ, ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu hỏi 163.

Trên cơ sở trình bày nét chính tình hình nước ta ở thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám – 1945, hãy phân tích những sự kiện làm cho tình thế nước ta lúc đó trở nên hết sức hiểm nghèo.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003) Hướng dẫn làm bài

a. Nét chính tình hình…

+ Trình bày nét chính về những khó khăn đối nội : - Nạn đói

- Nạn dốt

- Tài chính khô kiệt.

+ Và khó khăn đối ngoại : Quân Tưởng và tay sai, quân Anh và Pháp.

b. Lựa chọn và phân tích sự kiện.

- Chọn sự kiện đối ngoại.

- Phân tích nêu bật : Một lúc chúng ta phải đối phó với nhiều kẻ thù. Quan Đồng minh Tưởng và Anh, ngoài nhiệm vụ tước vũ khí quân Nhật, còn âm mưu chống phá chính quyền non trẻ của ta…Quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Những khó khăn này trực tiếp đe doạ tới sự tồn tại chính quyền vừa mới giành được, làm cho tình hình nước ta hết sức hiểm nghèo.

Câu hỏi 164.

Chủ trương và biện pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối phó với Pháp và Tưởng trong thời gian trước và sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó ?

Hướng dẫn làm bài

- Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đứng trước một lũ thù trong giặc ngoài, đặc biệt là Pháp và Tưởng. Mặc dù chúng có mưu đồ khác nhưng đều có âm mưu chung là lật đổ chính quyền cách mạng, biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

- Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra biện pháp đối phó. Nếu trước Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) ta chủ trương hòa hoãn với Tưởng và đánh Pháp ở miền Nam thì sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) ta chủ trương hòa hoãn cả Pháp lẫn Tưởng thể hiện qua Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).

- Có sự khác nhau đó là vì:

+ Do Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa Pháp (2/1946), theo đó quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước. Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp ta chẳng những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.

+ Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.

- Trang 119 -

+ Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền và mọi mặt khác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài về sau.

+ Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xẩy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.

Câu hỏi 165.

Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28/2/1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do Hiệp ước đó đặt ra ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003) Hướng dẫn làm bài

1. + Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nớc ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc chắn Pháp sẽ vấp phải lực lợng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt của quân Tưởng ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với chính phủ Tưởng để ra Bắc thay thế quân Tởng giải giáp quân Nhật. Trong khi đó, Tưởng thấy cần phải rút về nước, tập trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Tưởng và Pháp đã thỏa hiệp với nhau, ký kết bản Hiệp ớc Hoa – Pháp ngày 28/2/1946. Theo đó, Pháp được đem quân ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế.

+ Hiệp ước Hoa – Pháp buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai con đường: hoặc là cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp khi chúng ra miền Bắc; hoặc là cùng hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn, xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng để đối phó với cuộc chiến tranh của Pháp về sau.

2./ + Trước tình thế mà Hiệp ước đó đặt ra, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lợc hoà với Pháp. Hồ Chủ Tịch đã ký với Xanhtơni (Sainteny), đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Theo đó, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên thực hiện ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức.

+ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có ý nghĩa rất lớn. Nó đã đập tan âm mưu câu kết giữa Pháp và Tưởng, loại bỏ được một kẻ thù nguy hiểm là Tưởng và tay sai; tránh được một cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù khi lực lượng của ta còn yếu; tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu sau này.

+ Sau Hiệp định sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao, đàm phán chính thức với Pháp tại Phôngtennơblô, nhưng do Pháp ngoan cố cuối cùng hội nghị thất bại. Để tiếp tục kéo dài thời gian hòa hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, nhân nhợng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế – văn hóa ở Việt Nam.

+ Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chúng ta đã củng cố và xây dựng lực lượng về mọi mặt (về chính trị, kinh tế, quân sự,...). Pháp cố ý gây chiến tranh (khiêu khích, tăng quân, đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, gây xung đột ở Hà Nội), gửi tối hậu thư ngày 18/12/1946 đòi chính phủ ta giải tán lực lợng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng, thực chất là Pháp bắt ta đầu hàng. Ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu (19/12/1946).

Câu hỏi 166.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946 ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2006) Hướng dẫn làm bài

+ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mong muốn được công nhận quyền tự do độc lập.

Pháp âm mưu chia cắt và thôn tính Việt Nam một lần nữa.

- Trang 120 -

+ Pháp ký hiệp ước với Tưởng (28/2/1946) đặt Việt Nam trước một cuộc chiến tranh với Pháp trên quy mô cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác mọi khả năng, chủ động đàm phán để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tiếp tục phát triển thực lực cách mạng mọi mặt làm cơ sở cho đấu tranh ngoại giao.

+ Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Theo đó, Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng; hai bên ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri.

+ Tiếp tục hòa hoãn, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu cử đoàn đại biểu tham gia đàm phán Việt – Pháp tại Phôngtennơblô; do Pháp ngoan cố nên đàm phán thất bại. Quan hệ Việt – Pháp trở nên căng thẳng, chiến tranh có thể xảy ra.

+ Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở thăm nước Pháp, đàm phán và ký với đại diện chính phủ Pháp Tạm ước 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế-văn hóa, nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn.

+ Sau khi ký kết các Hiệp định và Tạm ước nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi, thậm chí chấp nhận tham gia khối Liên hiệp Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ tiếp tục lãnh

đạo nhân dân kiên trì đấu tranh, tích cực chuẩn bị lực lượng, đề phòng tình thế bất trắc do Pháp gây ra.

+ Kiên trì giải quyết quan hệ Việt – Pháp bằng biện pháp đàm phán, thương lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam; đẩy nhanh quân Tưởng về nước và phá tan âm mưu Pháp cấu kết với Tưởng chống lại nhân dân ta; kéo dài thời gian hòa bình để củng cố xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết trước là không thể nào tránh khỏi.

Câu hỏi 167.

- Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Bônsêvích như thế nào ?

- Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào ?

- Anh (chị) hãy xác định nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.

Hướng dẫn làm bài

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w