VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
2. Trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng trong thời gian từ 1936 đến 1941 nhằm khắc phục những hạn chế đó
Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị là không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp…có ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp các lực lượng cách mạng; không phù hợp với thực tiễn của tiến trình hoạt động cách mạng, khi quyền lợi của dân tộc chưa giành đượ thì nói gì đến quyền lợi giai cấp.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần VI : Trong điều kiện lịch sử mới, vấn đề giải phóng dân tộc là hạn đầu và và cấp bách nhất của Đông Dương; mọi vấn đế khác – kể cả ruộng đất đều phải nằm vào mục đích đó để giả quyết. Trên cơ sở đó, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương, sau đó sửa đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp đứng vào Mặt trận…chĩa mũi nhọn và kẻ thù chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc phát xít, để giành lại độc lập cho các dân tộc Đông Dương. Hội nghị Trung ương Đảng lần VI đánh dấu sự chuyển hương đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng… Như vậy, đến đây lực lượng cách mạng không chỉ có công – nông mà còn các giai tầng khác trong xã hội.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII : Trước tình hình khẩn trương…., Nguyễn Ái Quốc về nước (28/1/1941). Chủ trương trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp – Nhật. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho
- Trang 50 -
toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”. Đảng quyết định : Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”…Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết các tầng lớp giai cấp, dân tộc, tôn giáo…Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII đã đánh dấu sự chuyển hương chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần VI.
Kết luận: Luận cương có hạn chế là do chưa nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa…nên có những chủ trương chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động cách mạng…. Những hạn chế đó mang tính chất “tả khuynh” giáo điều. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, đặc biệt qua hai Hội nghị Trung ương Đảng lần VI và lần VIII, thì những nhược điểm đó mới dần dần được khắc phục.
Câu hỏi 67.
Dựa vào câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (Hồ Chí Minh, toàn tập, trang 8), để trình bày về sự kết hợp ba của yếu tố trên trong quá trình thành lập Đảng.
Hướng dẫn làm bài
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, trở thành nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò quyết định nhất.
+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Từ năm 1921 đến năm 1930, Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Nhờ những đóng góp thiết thực của Người: xuất bản báo chí, viết bài, báo cáo tham luận, đặc biệt là hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh” những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã ngày càng được thâm nhập rộng rãi vào Việt Nam.
Thông qua việc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và các hoạt động của Hội, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện việc truyền bá và giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin cho quần chúng lao động và giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Qua đó vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được thể hiện: những tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh những người Việt Nam hướng theo con đường cách mạng đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; xác định đúng vấn đề động lực cách mạng, liên minh giai cấp; vị trí cách mạng thuộc địa, phương pháp cách mạng bạo lực…đó là cơ sở lí luận cho Cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này. Nhờ chủ nghĩa Mác – Lênin làm cho phong trào công nhân có những bước phát triển mới: chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
2.Phong trào công nhân là điều kiện cơ bản, quyết định dẫn tới sự ra đời của Đảng.
+ Từ đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và bước vào trận tuyến đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân chưa trở thành lực lượng riêng biệt, còn hòa lẫn vào phong trào dân tộc.
+ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, giai cấp công nhân tăng lên về số lượng và chất lượng, phong trào công nhân đã trưởng thành, xuất hiện những cuộc bãi công lớn đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị, trở thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện những tổ chức sơ khai.
+ Từ năm 1926 – 1930, do tiếp thu được chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ tự giác với sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản được đặt ra thành một yêu cầu cấp bách của cách mạng nước ta, đồng thời đánh dấu bước trưởng thành và chín muồi của phong trào công nhân, làm cơ sở cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ,duy nhất.
Như vậy, phong trào công nhân ngày một trưởng thành, đi từ tự phát đến tự giác là một trong những điều kiện tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Phong trào yêu nước là cơ sở xã hội, là yêu cầu cho sự ra đời của Đảng.
+ Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam chúng đã gặp phải tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước đã xuất hiện, tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương.
- Trang 51 -
+ Từ năm 1919 đến 1930, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo hai khuynh hướng:
khuynh hướng tư sản và vô sản.
- Khuynh hướng tư sản: Bao gồm các phong trào của giai cấp tư sản và tiểu tư sản như: phong trào Chấn hưng nội hóa, Bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ…những cuộc mít tinh, biểu tình của tầng lớp tư sản. Tiêu biểu là tiếng bom của Phạm Hồng Thái thả xuống Sa Diệm – Quảng Châu (Trung Quốc); phong trào đòi thả Phan Bội Châu; phong trào đòi để tang Phan Châu Trinh…và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc đan đảng. Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi, anh dũng nhưng cuối cùng cũng bị thất bại.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bị thất bại chứng tỏ rằng con đường cứu nước theo khuynh hướng này không còn phù hợp nữa. Những người Việt Nam yêu nước đang đứng trước sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Vì vậy, khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, làm cho tầng lớp tiểu tư sản phân hóa sâu sắc và họ lần lượt chuyển sang hoạt động trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng vô sản : Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 – 1930, phong trào theo khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ, điển hình là các hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên; chủ nghĩa Mác- Lênin thông qua hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được truyền bá vào Việt Nam làm cho khuynh hướng yêu nước vô sản ngày càng có tác dụng mạnh mẽ ở Việt Nam.
Như vậy, đến cuối năm 1929 đến 1930, cả ba yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước đã được kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp đố đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tất cả các yếu tố đó đều xoay quanh một con người, đó là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Chính vì Người xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước ra đi tìm đường cứu nước, rồi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Dạng đề tương tự :
1. Bằng những sự kiện cụ thể trong giai đoạn 1919 – 1930, anh (chị) hãy chứng minh nhận định sau đây : “…Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này..”
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999) 2. Trình bày các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Phân tích một nhân tố cơ bản nhất.
3. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX ?
Câu hỏi 68.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005) Hướng dẫn làm bài
a. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Hai mâu thuẫn cơ bản: dân tộc và giai cấp…
- Khủng hoảng đường lối và lãnh đạo…
- Biến chuyển kinh tế và xã hội tạo cơ sở cho phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
b. Kết quả tất yếu và sản phẩm của sự kết hợp…:
- Sự phát triển của phong trào yêu nước ...; Phong trào yêu nước đòi hỏi có đường lối mới và lãnh đạo mới.
- Sự phát triển của phong trào công nhân ...; Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam … - Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam… Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên : Thúc đẩy quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, đào tạo cán bộ…
- Sự kết hợp 3 nhân tố ở Nguyễn Ái Quốc : Từ người yêu nước, Nguyễn ái Quốc trở thành người công nhân rồi trở thành người cộng sản năm 1920.
- Trang 52 -
- Sự kết hợp 3 nhân tố thể hiện ở sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản…
- Yêu cầu sớm hình thành một tổ chức cộng sản duy nhất : Sự chia rẽ làm suy yếu phong trào ; Hội nghị hợp nhất : Đầu 1930 tại Hương Cảng ; Chính cương, Sách lược vắn tắt…
- Đảng ra đời là tất yếu : Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử ; Chấm dứt khủng hoảng đường lối và lãnh đạo, bước ngoặt lịch sử, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu hỏi 69.
Hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 là một xu thế khách quan của lịch sử.
Hướng dẫn làm bài