CHƯƠNG VI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ
2. Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930
Kết cục của các phong trào theo những khuynh hướng chính trị trên nói lên điều gì ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2006) Hướng dẫn làm bài
1. Tóm tắt những điều kiện về kinh tế, xã hội, tư tưởng dẫn đến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất :
+ Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai..., làm cho tình hình kinh tế Việt Nam có biến đổi, nhưng chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt và phụ thuộc kinh tế Pháp.
+ Về xã hội: sự phân hoá giai cấp sâu sắc... nhất là sự phát triển của giai cấp công nhân và sự ra đời của các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
+ Về tư tưởng:
• Hệ tư tưởng tư sản ảnh hưởng vào Việt Nam từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau chiến tranh vẫn tiếp tục được sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
• Tư tưởng chính trị vô sản: Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời nhiều đảng cộng sản... Quốc tế Cộng sản được thành lập (3/1919).
Chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam, tạo một vũ khí tư tưởng mới.
2. Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930 :
- Cuối thế kỷ XIX: theo khuynh hướng chính trị phong kiến, biểu hiện qua phong trào Cần Vương với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê) và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- Đầu thế kỷ XX (Trước Thế chiến thứ nhất): xuất hiện khuynh hướng chính trị tư sản với những hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh…
- Sau Thế chiến thứ nhất - đầu năm 1930: trong điều kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng chính trị tư sản: biểu hiện qua các phong trào dân chủ tư sản 1919 - 1925, sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng (1927 - 1930). Nỗ lực cao nhất và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) bị thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Trang 196 -
Tổng kết lịch sử Việt Nam
+ Khuynh hướng chính trị vô sản, biểu hiện qua những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, sự xuất hiện các tổ chức tiền cộng sản... dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
3. Kết cục của các phong trào theo những khuynh hướng chính trị trên nói lên : Con đường giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng chính trị phong kiến hoặc tư sản là không thành công. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Câu hỏi 290.
Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy nêu ngắn gọn những thắng lợi tiêu biểu và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi đó vào thời điểm mùa Xuân trong lịch sử dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo đến năm 1975.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005) Hướng dẫn làm bài
Mùa xuân là biểu hiện cho sự vươn lên, khát vọng sống tràn trề, niềm tin vào sức sống bất diệt của muôn loài. Quy luật vận hành chỉnh chu và tuyệt vời của tạo hóa, làm át đi cái lạnh lẻo, ảm đạm của mùa đông, người ta bảo đó là thời khắc càn khôn giao hòa...Với lịch sử của đất nước, của dân tộc thì lịch sử hơn 79 năm ra đời, trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam là biểu trưng biểu trưng cho mùa xuân. Bởi, từ đây khát vọng sống một cách trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất của mỗi con người, của mọi người được Đảng ta từng bước lãnh đạo nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội; quyền tự do độc lập, quyền sống quyền làm người với với chân lý “ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”, đang được Đảng ta hiện thực hoá.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản là An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn thành một Đảng Cộng sản duy nhất: Đảng cộng sảnViệt Nam. Kể từ đây phong trào cách mạng trong nước đã có một Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng; và lịch sử dân tộc Việt Nam đã sáng suốt tin tưởng, lựa chọn sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta ra đời vào mùa xuân và đã đem đến một niềm tin một sức sống mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, đem đến niềm tin từ ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin sưởi ấm mọi người và mỗi người Việt Nam.
Trải qua 15 năm vận động cách mạng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp và Phát xít Nhật, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta, Đảng ta lại lãnh đạo toàn dân đứng lên kháng chiến với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Với đường lối sáng suốt, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã dần dần chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tình hình. Với đường lối sáng suốt, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã dần dần chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tình hình. Hàng loạt chiến dịch lịch sử đã mở ra: Chiến dịch Tây Bắc (1947); chiến dịch biên giới (1950); chiến dịch thu đông (1953 – 1954)...ta buộc địch phải co cụm lại.
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chúng ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, đập tan kế hoạch Nava, làm sụp đổ hoàn toàn tham vọng cướp nước ta của thực dân Pháp. Thực dân Pháp phải chấp nhận cay đắng này bằng việc ký Hiệp định Giơnevơ trả lại độc lập tự do cho đất nước ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Sau 9 năm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã làm nên một kỳ tích phi thường ghi vào lịch sử dân tộc. “Chín năm làm một Điên Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Đảng là biểu tượng mùa xuân của dân tộc với sự vươn dậy mạnh mẽ. Bắt đầu là gậy gộc, tầm vông mà cuối cùng đã đập tan một tập đoàn cứ điểm mạnh vào bậc nhất của thực dân Pháp, nơi mà bọn chúng cho là “pháo đài bất khả xâm phạm”, đập tan âm mưu thôn tính nước ta của thực dân Pháp, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
Thế nhưng, đế quốc Mỹ lại hất cẳng thực dân Pháp nhảy vào xâm lược đất nước ta. Một lần nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng , nhân dân ta lại làm một cuộc trường kỳ kháng chiến với việc tiến hành đồng
- Trang 197 -
thời 2 nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng đập tan các chiến lược chiến tranh quy mô, thâm độc đã được quan thầy Mỹ và bọn tay sai bù nhìn dày công nghiên cứu nhằm biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ; đó là: chiến lược chiến tranh đơn phương, chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Mùa xuân 1968, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta mở chiến dịch Tết Mậu thân, tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam, diễn ra ba đợt (mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân), trên 37 trong tổng số 44 tỉnh, 5 trong 6 thành phố lớn. Riêng trong đợt 1, ta loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.
Mùa Xuân năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược ngày 30/3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển khắp miền Nam. Sau gần ba tháng chiến đấu (từ 30/3), ta loại khỏi vùng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với hơn 1 triệu dân. Giáng một đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của chiến lược chiến tranh “Việt Nam hóa”.
Cuối cùng, đế quốc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pari (27/1/1973), phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút khỏi Việt Nam. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Mùa xuân năm 1975, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26/4 đến 30/4/1975), miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, mở ra một thời đại mới thời đại Hồ Chí Minh. Đánh cho “Ngụy nhào”, chấm dứt chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng này kềt thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội và có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mùa xuân 1975, một mùa xuân đại thắng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã bắt nguồn từ những mùa xuân những chiến công trước đây dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đem lại độc lập tự do cho dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của mọi người và của mỗi con người.
Câu hỏi 291.
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộcmà Nguyễn Ái Quốc đã xác định trong những năm 20 (thế kỷ XX) cho cách mạng Việt Nam.
So sánh với con đường giải phóng dân tộc của các bậc tiền bối để thấy được sự đúng đắn của con đường giải phóng dân tộc theo Nguyễn Ái Quốc.
Hướng dẫn làm bài 1. Những nội dung cơ bản :
Sơ lược tình hình thế giới và trong nước và việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.
Nội dung con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc vạch ra :
• Cách mạng Giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
• Cách mạng Giải phóng dân tộcở các nước thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ với cách mạng vô sản chính quốc, song không ỷ lại, trông chờ vào cách mạng chính quốc.
- Trang 198 -
• Cách mạng ở các nước thuộc địa là một “cuộc dân tộc cách mệnh”,có nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, thực hiện độc lập dân tộc , từng bước thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.
• Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn .Nông dân và công nhân là hai người bạn đồng minh tự nhiên , phải giải phóng nông dân , song giai cấp nông dân muốn giải phóng , phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
• Ngoài công nông là “gốc” cách mạng, cần phải tập hợp bầu bạn cách mạng như học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ...
• Thực hiện đoàn kết quốc tế.
• Phải lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh để tiến lên lật đổ giai cấp thống trị. Cách mạng là việc chung của cả dân chúng , chứ không phải là việc của vài người.
• Sự lãnh đạo của một đảng cách mạng là điểm “cốt tử” đầu tiên của cách mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác Lênin.
2. Tính độc đáo đúng đắn ...
- Con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến .
Phong trào Cần vương (chống Pháp nhưng vẫn bảo lưu chế độ quân chủ )
Phong trào nông dân tự phát (như Hoàng Hoa Thám ) ...
Các phong trào này tuy rất anh dũng nhưng đều thất bại , rơi vào bế tắc.
- Con đường theo Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh với hai xu hướng bạo động và cải cách :có nhiều hạn chế về xác định kẻ thù, lực lượng cách mạng, vẫn nhờ vào lực lượng bên ngoài và những cải cách nửa vời , cuối cùng thất bại.
- Con đường cải lương của giai cấp tư sản như Đảng lập hiến chủ trương cải tổ chế độ nhưng không đánh đổ chế độ, đi đến thoả hiệp...
Khuynh hướng tư sản cách mạng như Việt Nam Quốc dân Đảng thì phiêu lưu mạo hiểm, không có đường lối rõ ràng...
- Con đường cách mạng theo Nguyễn Ái Quốc : + Xác định rõ bạn, thù...
+ Lực lượng cách mạng : công nông liên minh đoàn kết với các lực lượng khác.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, hạt nhân là Đảng cộng sản.
+ Phải thực hiện đoàn kết quốc tế.
+ Giải phóng dân tộcgắn liền với giải phóng giai cấp...
Như vậy con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho cách mạng Việt Nam khác hẳn với những con đường trước đó. Đó là con đường cách mạng vô sản được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Câu hỏi 292.
Khi về nước, những học viên dự các lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu (1925 - 1927) đã tuyên truyền lí luận cách mạng nào trong nhân dân ? Lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào và có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2010) Hướng dẫn làm bài
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tích cực vận động, tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Những học viên dự các lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu (1925 - 1927) khi về nước đã tuyên truyền lí luận :
+ Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa…
+ Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.
+ Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin.
- Trang 199 -
- Những lí luận đó được trình bày trong Báo Thanh niên (cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào ngày 21/6/1925), tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) và tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927).
- Những lí luận đó đã vũ trang lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, chuẩn bị kĩ về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
Câu hỏi 293.
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản các hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945 (được học trong chương trình lịch sử lớp 12 THPT). (Có thể trình bày bằng cách lập bảng theo các nội dung sau: tên hội nghị và thời gian, hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản).
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2006) Hướng dẫn làm bài
Hội nghị và
thời gian Hoàn cảnh lịch sử Nội dung cơ bản
1. Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939)
- Thế chiến thứ hai, bùng nổ và lan rộng... tháng 6/1940 Đức chiếm nước Pháp; ở Viễn Đông Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc...
- Ở Đông Dương, Thực dân Pháp đàn áp phong trào dân chủ, thi hành chính sách
“Kinh tế chỉ huy”...
- Mâu thuẫn giữa cả dân tộc với đế quốc xâm lược phát triển gay gắt. Nhiệm vụ chống đế quốc được đặt ra cấp thiết.
- Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc xâm lược.
- Giải quyết quan hệ giữa hai nhiệm vụ..., đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và “chính quyền công, nông”, chủ trương thành lập chính quyền cộng hoà dân chủ.
- Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương...
- Khẳng định con đường cách mạng bạo lực
2. Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1940)
- Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
Pháp hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta.
- Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít phát triển.
- Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ và thất bại.
- Xác định kẻ thù chính là phát xít Pháp, Nhật.
- Đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự.
- Quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và hoãn cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ.
3. Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941
- Đức chẩn bị tiến công Liên Xô... Nhật chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ, Anh - Dưới hai tầng áp bức Nhật - Pháp, “vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”, mâu thuẫn dân tộc phát triển vô cùng gay gắt.
- Khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương thất bại.
- Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
- Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu...
- Giải quyết quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế, phản phong, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ bức thiết nhất; đặt lợi ích riêng của mọi bộ phận, giai cấp “dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc”;
“tiếp tục tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất”...
- Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng...
- Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm...
- Chủ trương thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...
4. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương
- Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc; quân Đồng minh đang phản công...; tháng 2/1945 nước Pháp
- Nhận định tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới, phản ánh trong bản chỉ thị
“Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của - Trang 200 -