Chiến dịch Tây Bắc thu –đông, từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 134 - 138)

CHƯƠNG III GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

3) Chiến dịch Tây Bắc thu –đông, từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952

- Tây Bắc là vùng chiến kược quan trọng, địch đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc av2 che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.

- Từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952, ta tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 13.000 địch, giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

4) Chiến dịch Thượng Lào – từ ngày 8/4/ 1953 đến ngày 18/ 5/1953

- Đầu 1953, ta cùng Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.

- Kết quả: giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân.

- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC

Câu hỏi 185. Trình bày âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới - Trang 134 -

thu – đông năm 1950.

Câu hỏi 186. Nêu những quyết định chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951).

Câu hỏi 187. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

Câu hỏi 188. Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông xuân 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ? C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu hỏi 189.

Hãy nêu ba sự kiện chính trị lớn trong thời kỳ 1951 – 1953. Sự kiện nào có tính chất quyết định nhất để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên giành thắng lợi mới ?

Hướng dẫn làm bài

- Ba sự kiện chính trị lớn nhất:

+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II(2/1951)

+ Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3/1951).

+ Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (5/1952).

- Sự kiện có tính chất quyết định nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

Câu hỏi 190.

Tại sao nói giặc Pháp đánh ra Hoà Bình là một cơ hội tốt để cho ta tiêu diệt địch ? Kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hoà Bình.

Hướng dẫn làm bài

- Giặc Pháp đánh ra Hòa Bình là một cơ hội để ta tiêu diệt địch vì:

+ Sau một năm ra sức củng cố thế phòng ngự, tích cực bình định, tăng cường lực lượng và thu được một số kết quả, thực dân Pháp cho rằng đến lúc có thể phản công ta để giành lại quyền chủ động về chiến lược. Chúng đã đánh chiếm Hòa Bình.

+ Để đánh ra Hòa Bình, địch phải rút bớt quân ở vùng đồng bằng là cơ hội tốt để ta đánh địch. Ta vừa cho quân vây hãm, truy kích tiêu diệt địch trên mặt trận Hòa Bình,vừa đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ của chúng, thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch.

- Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hòa Bình:

+ Kết quả: Tính chung cả mặt trận (chính diện và sau lưng địch). ta đã tiêu diệt 22.000 tên địch;

tiêu diệt, bức hàng và bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh. Các căn cứ du kích của ta được mở rộng và nối với nhau thành thế liên hoàn vững chắc.

+ Ý nghĩa: Đây là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo phối hợp chiến đấu giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch, chiến trường chính với các chiến trường phối hợp, kết hợp giữa vận động chiến với du kích chiến, giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng.

Câu hỏi 191.

So với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi là một bước tiến hay một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương ? Vì sao ?

Hướng dẫn làm bài

+ Kế hoạch Rơve thực hiện trong hoàn cảnh thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, khi chúng chủ động tấn công ta. Hệ thống phòng ngự trong kế hoạch Rơve được xây dựng trên đường số 4 từ Lạng Sơn đến Cao Bằng, gần chiến khu Việt Bắc của ta. Dự kiến của Pháp, sau khi xây dựng hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 sẽ tấn công lên Việt Bắc lần II để giành thắng lợi quyết định về quân sự.

- Trang 135 -

+ Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi thực hiện trong hoàn cảnh Pháp bị thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, khi ta chủ động đánh Pháp. Hệ thống phòng ngự của Pháp trong kế hoạch Đờlát chủ yếu xây dựng ở vùng trung du và đồng bằng, xa căn cứ của ta.

 Như vậy, so với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi là một bước “thụt lùi” trong quá trình thực hiện các kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Vì đây là kế hoạch xây dựng trong thế yếu và thế thua của thực dân Pháp.

Câu hỏi 192.

Tại sao nói : từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã có những bước phát triển mới, giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường chính phía bắc bán đảo Đông Dương ?

Hướng dẫn làm bài

Sau chiến thắng Biên giới 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã có những bước phát triển mới:

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới.

Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...

+ Đại hội đại biểu lần thứ II đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 – 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.

Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, một cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

+ Về văn hóa giáo dục, y tế, chúng ta cũng có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

+ Chính với những tiềm lực đó, chúng ta đã mở các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thực hiện tiến công giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18), chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh).

Trong đông xuân 1951 – 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình. Sau đó là chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 và chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953.

 Có thể nói các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 – 1953 của quân và dân ta đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.

Câu hỏi 193.

- Trang 136 -

Chứng minh thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của dân dân ta vẫn được giữ vững từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông xuân 1953 – 1954.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2009) Hướng dẫn làm bài

1. Với chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp. Để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ và đẩy địch lùi sâu vào thế bị động, đối phó, trong thời gian từ cuối 1950 đến trước đông - xuân 1953 – 1954, quân ta liên tục mở các cuộc tiến công quy mô lớn.

2. Từ cuối 1950 đến giữa 1951, quân ta mở ba chiến dịch Trần Hưng Đạo (...), Hoàng Hoa Thám (...) và chiến dịch Quang Trung (...) đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch, phá vỡ từng mảng kế hoạch bình định của Pháp, song kết quả chiến đấu còn hạn chế.

3. Với phương châm chiến lược “đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta mở các chiến dịch:

a. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952. Kết quả sau hơn ba tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – Sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân. Các căn cứ du kích được mở rộng...

b. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952, kết quả ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân, phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

c. Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953 : Đầu năm 1953, quân đội Việt Nam cùng với quân đội Lào phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào. Kết quả ta đã giái phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalỳ với trên 30 vạn dân.

d. Những thắng lợi trên đây đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển lên một bước mới, tạo ra thế và lực cho quân và dân ta phối hợp với quân và dân Lào, Campuchia phá tan kế hoạch Nava trong đông – xuân 1953 – 1954, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

Câu hỏi 194.

Nêu các sự kiện có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến đông – xuân 1953 – 1954.

Hướng dẫn làm bài

Thời gian Sự kiện

1. Về quân sự - 9/1950 - 23/ 2/1952 - 14/10/1952 - 8/4/1953

- Chiến dịch Biên giới.

- Chiến dịch Hoà Bình kết thúc.

- Chiến dịch Tây Bắc.

- Chiến dịch Thượng Lào.

2. Về chính trị - 2/1951

- 3/3/1951 - 11/3/1951

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hau của Đảng. Đảng quyết định ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

- Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập.

3. Kinh tế - 1952

- 12/1953

- Vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

- Thông qua “Luật cải cach giáo dục.

4. Văn hoá, giáo dục - 7/1950 Thực hiện cải cách giáo dục.

Câu hỏi 195.

Sau khi chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, quân dân ta giành những thắng lợi trên mặt trận quân sự. Hãy kể tên các chiến dịch đó và xác định chiến dịch nào là thắng lợi lớn nhất? Vì sao?

Hướng dẫn làm bài - Trang 137 -

- Các chiến dịch trong những năm 1951 – 1953:

+ Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo),từ 25/12/1950 đến 17/1/1951.

+ Chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám), từ 30/3 đến 7/4/1951.

+ Chiến dịch Hà – Nam – Ninh (Quang Trung), từ 20/5 đến 20/6/1951.

+ Chiến dịch Hòa Bình, từ 10/11/1951 đến 23/2/1952.

+ Chiến dịch Tây Bắc, từ tháng 10/1952 đến 12/1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào vào tháng 4/1953.

- Trong các chiến dịch trên, chiến dịch Hòa Bình là những thắng lợi lớn nhất của quân dân ta. Vì, với chiến dịch Hòa Bình thắng lợi, ta đã phá tan âm mư của địch trong việc cố gắng giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương. Ta đã buộc địch phải co cụm về phòng ngự ở Bắc Bộ. Thắng lợi này đưa cuộc kháng chiến của ta tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ để tiến lên giành thắng lợi quyết định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc chiến tranh xâm lược của chúng ở Đông Dương.

CHUYÊN ĐỀ 12

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w