VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
1. Xô Viết Nghệ – Tĩnh là thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi vì
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời sau biểu tình từ tháng 09/1930 ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê…
- Chính trị: quần chúng tự do họat động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập .
- Kinh tế: tịch thu ruộng đất công, tiền, lúa công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo.
- Văn hóa, xã hội: tệ nạn xã hội cũ bị xóa bỏ như: mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
2. Hoạt động của chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh khiến chúng ta liên tưởng đến Công xã Pari diễn ra ở thế kỉ XIX tại nước Pháp. Công xã Pari đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập nên chính quyền hoàn toàn mới.
- Ngày 26/3/1871, Công xã được thành lập, cơ quan cao nhất của Hội đồng Công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Những việc làm của Công xã:
- Trang 60 -
+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Công nhân được làm chủ xí nghiệp, chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm...
- Bộ máy chính trị do cách mạng vô sản thành lập, nhằm bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Nhà nước kiểu mới do dân và vì dân ra đời đầu tiên trong lịch sử là Công xã Pari 1871. Công xã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân ...
Câu hỏi 80.
Khi đánh giá về phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, người ra đã coi đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Anh (chị) có đồng ý với kiến đó không ? Hãy giải thích tại sao ?
Hướng dẫn làm bài
* Quan điểm cho rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945 là đúng. Bởi vì :
+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kể tư ki Đảng ra đời.
+ Cuộc đấu tranh này có nhiều ý nghĩa :
- Mặc dù cuối cùng bị thất bại, song phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của cách mạng nước ta. Phong trào đã tạo ra những nhân tố đầu tiên bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp cách mạng.
- Phong trào đã khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng. Qua phong trào này, uy tín của Đảng được xác lập trong quần chúng. Phong trào chứng tỏ đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân đó là “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
- Một kết quả to lớn nữa là, phong trào đã xây dựng được trong thực tế khối liên minh công nông.
- Qua phong trào lần đầu tiên quần chúng đã sáng tạo ra một hình thức chính quyền mới, một mô hình xã hội mới ở nước ta.
- Phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá: Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng;
Bài học về thực hiện liên minh công nông; Bài học về sử dụng bạo lực cách mạng; Bài học về xây dựng chính quyền…
Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu hỏi 81.
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
Hướng dẫn làm bài
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng đấu tranh chống thực dân, phong kiến để đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Thực hiện mục tiêu đó, phong trào đã diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
- Tính quy mô rộng khắp:
+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm ( từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).
+ Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân Vinh – Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
- Tính cách mạng triệt để:
+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai.
- Trang 61 -
+ Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công nông binh thành lập dưới hình thức Xô viết.
- Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10/1930 phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.
Như vậy, phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo.
Câu hỏi 82.
Trình bày những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh đó ?
Hướng dẫn làm bài
- Những cuộc đấu tranh của công nhân:
+ Từ tháng 2 đến tháng 3/1930 : Có cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (2/1930), cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè, đồn điền cao su Dầu Tiếng…
Những cuộc đấu tranh này đóng vai trò tiên phong, là màn đầu của cao trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức lãnh đạo.
+ Từ tháng 5 đến tháng 9/1930 : Vào ngày 1/5 có các cuộc đấu tranh của công nhân trong nhiều xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh - Bến Thủy, Sài Gòn - Chợ Lớn…
Riêng trong tháng 5/1930 có 16 cuộc đấu tranh của công nhân.
Vào ngày 1/8/1930, cuộc bãi công của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy, đánh dấu một thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến.
Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh của công nhân lên đến đỉnh cao. Vào ngày 12/9, công nhân Vinh – Bến Thủy đấu tranh để ủng hộ phong trào nông dân và phản đối chính sách khủng bố của địch. Đến năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống.
- Nhận xét :
+ Phong trào diễn ra với quy mô rộng khắp từ Nam đến Bắc, ở tất cả các khu công nghiệp lớn.
+ Cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ, đạt đến đỉnh cao vào tháng 9/1930.
+ Khẩu hiệu đấu tranh kinh tế kết hợp với chính trị.
+ Phong trào công nhân đóng vai trò tiên phong của các giai cấp và tầng lớp trong sự nghiệp chống thực dân Pháp.
+ Qua phong trào đã hình thành trên thực tiễn khối liên minh công nông.
Câu hỏi 83.
Trình bày những điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 với phong trào đấu tranh những năm đầu thế kỉ XX, qua việc thiết lập bảng so sánh sau đây và nêu nhận xét :
Nội dung Phong trào đấu tranh những năm đầu thế kỉ XX
Phong trào đấu tranh cách mạng 1930 – 1931
Lực lượng lãnh đạo Lực lượng tham gia Hình thức đấu tranh Mục tiêu đấu tranh Kết quả, ý nghĩa
- Trang 62 -
Hướng dẫn làm bài
Nội dung Phong trào đấu tranh những năm đầu thế kỉ XX
Phong trào đấu tranh cách mạng 1930 – 1931
Lực lượng lãnh đạo
Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Đảng Cộng sản Việt Nam
Lực lượng tham gia
Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ, phú nông, tiểu tư sản, nông dân.
- Công nhân - Nông nhân.
Hình thức, phương pháp đấu
tranh
Những hoạt động bí mật như lập hội (...), xuất dương cầu học hay công khai như lập trường học, ra sách báo, diễn thuyết, biểu tình, kinh doanh công thương nghiệp cũng phổ biến.
- Bí mật, kết hợp với bất hợp pháp.
- Bạo động vũ trang : Đánh phá huyện lị, đồn điền, nhà ga, trại giam,...
Mục tiêu đấu tranh
Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.
- Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
- Chống đế quốc, chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
Kết quả, ý nghĩa
+ Dấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Các phong trào đã thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
+ Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.
+ Quần chúng hưởng ứng đường lối của Đảng.
+ Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, công – nông vùng lên áp đảo chính quyền phản động ở nhiều vùng nông thôn, chính quyền Xô Viết quản lí xã hội trong một thời gian ngắn.
+ Bị thực dân Pháp đàn áp.
Qua bảng so sánh trên, ta thấy rõ được do có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản, cho nên phong trào đấu tranh trong những năm 1930 - 1931. Cho nên kết quả đem lại của phong trào là sự phong trào vượt bậc. Chính vì những ý nghĩa quan trọng mà phong trào 1930 – 1931 đem lại, Nguyễn Ái Quốc đã có nhận xét: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào vào biển máy, nhưng Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ một tinh thần oanh liệt và năng lực Cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó đã rèn luyện lực lượng cho Cách mạng tháng Tám sau này”.
Câu hỏi 84.
Qua thời kì cao trào cũng như thoái trào, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
- Thời kì cao trào: Đảng Cộng sản Việt Nam phát động và lãnh đạo phong trào:
• Phong trào được sự chỉ đạo thống nhất của Đảng nổ ra từ Bắc chí Nam, ở cả công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu.
• Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đòi quyền lợi cho công nhân, nông dân,các tầng lớp khác mà còn tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới. Tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 1/5/1930.
• Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cao trào đấu tranh đã nhằm vào hai kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc Pháp và bọn phong kiến.
- Thời kì thoái trào : Tuy bị thực dân Pháp đàn áp khủng bố rã man, phong trào tạm lắng xuống, các cơ sở đảng bị phá vỡ, song sức sống của Đảng không thể bị tiêu diệt. Vai trò lãnh đạo của Đảng vẫn được
- Trang 63 -
giữ vững và luôn đi đầu trong chống khủng bố, tuyên truyền giác ngộ, gây dựng lại cơ sở của Đảng và quần chúng.
• Đấu tranh ở trong tù của các đảng viên cộng sản.
• Gây dựng lại cơ sở và phong trào quần chúng.
• Lợi dụng các diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng theo các khẩu hiệu của Đảng. Thành lập Ban lãnh đạo của Đảng và ra chương trình hành động để phát động quần chúng đấu tranh.
CHƯƠNG III