Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 159 - 162)

CHƯƠNG V VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

2. Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)

- 1957 – 1959: chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự bùng nổ phong trào cách mạng mới.

- Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XV xác định: cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm. Phương hướng cơ bản là “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân”.

b. Diễn biến

- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…, sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre (huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành…)

- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ. Cuối năm 1960, ta làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 3.200/5721 thôn ở Tây Nguyên, 904/3829 thôn ở Trung Trung bộ.

c. Ý nghĩa

* Đối với Mỹ – Diệm:

- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

- Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.

* Về phía Ta:

- Trang 159 -

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC

Câu hỏi 222. Trình bày đặc điểm tình hình nước ta từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và những yêu cầu của Cách mạng Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa nhiệm vụ của cách mạng hai miền.

Câu hỏi 223. Trình bày những chuyển biến của xã hội miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960.

Câu hỏi 224. Mặc dù cải cách ruộng đất của ta khi tiến hành mắc phải nhiều sai lầm, thiếu sót, thế nhưng chúng ta khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn đem lại nhiều tác dụng to lớn cho đất nước. Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của cải cách ruộng đất.

Câu hỏi 225. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ ?

Câu hỏi 226. Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ? Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó.

(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009) Câu hỏi 227. Trình bày diễn biến, kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt

Nam. Giải thích vì sao “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam ?

C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu hỏi 228.

Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 – 1960).

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2009) Hướng dẫn làm bài

a) Điều kiện :

- Chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ không lừa bịp và khuất phục được nhân dân miền Nam và ngày càng lộ rõ tính chất phản động và bất lực của nó. Chính sách “tố cộng”, “diệt công”, tăng cường khủng bố, đàn áp, ra luật 10/59, kéo lê máy chém đo khắp nơi là những biểu hiện sự thất bại cơ bản về chính trị của Mĩ - Diệm, đẩy nhân dân miền Nam vào cuộc chiến tranh quyết liệt chống lại chúng.

- Quần chúng cách mạng ở miền Nam đã trải qua Cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp, tiếp tục đấu tranh liên tiếp chống Mĩ – Diệm trong những năm 1954 – 1959 đã hình thành một lực lượng đông đảo, có tổ chức và ý thức cách mạng rất cao – lực lượng vũ trang và các căn cứ cách mạng đã được xây dựng trở lại.Từ năm 1957 trở đi, nhiều cuộc diệt ác trừ gian đã diễn ra. Quần chúng sôi sục và sửa soạn vùng lên chống lại Mĩ – Diệm để giành lại quyền làm chủ.

- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo quần chúng đấu tranh theo con đường khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

Tất cả các điều kiện cụ thể đó đã tạo ra một tình thế cách mạng chín muồi cho sự vùng lên khởi nghĩa đồng loạt ở nhiều vùng rộng lớn ở miền núi và nông thôn, diệt ác phá kìm, giành quyền làm chủ cho nhân dân.

b) Ý nghĩa:

- Cuộc “Đồng khởi” thắng lợi đã phá sập từng mảng chính quyền Mĩ – Diệm ở nông thông,rừng núi, giành chính quyền của Mĩ về tay nhân dân. Chế độ thực dân mới theo chiến lược Aixenhao thực thi ở miền Nam đã thất bại cơ bản, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời và đẩy chế độ Mĩ – Diệm vào thời kì khủng hoảng triền miên.

- Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh cách mạng, tiếp tục đánh bại các chiến lược chiến tranh tiếp theo của Mĩ và tay sai.

- Trang 160 -

Câu hỏi 229.

Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam ?

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2007) Hướng dẫn làm bài

- Đồng khởi đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công tiêu diệt kẻ thù, thực hiện mục tiêu cách mạng là giải phóng miền Nam, tiến lên thống nhất đất nước.

- Từ phong trào đồng khởi, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn ra đời.

- Tạo điều kiện xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.

- Đồng khởi đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. Từ đó trở đi, chế độ Sài Gòn khủng hoảng triền miên cho đến tận ngày sụp đổ (1975).

- Kết luận: Với tất cả nội dung trên, phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam là bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và nó đã xác lập các yếu tố căn bản nhất bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam dù trải qua lâu dài, ác liệt nhưng cuối cùng nhất định sẽ thắng lợi.

Câu hỏi 230.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (đầu năm 1959) là hội nghị chuyển hướng sách lược đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Hãy chứng minh điều đó và chỉ ra tác dụng to lớn của hội nghị này ?

Gợi ý đáp án

1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương : Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền và đến tháng 7/1956 sẽ tổ chức Tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất đất nước. Với tinh thần tôn trọng những điều đã kí kết từ năm 1954 đến 1956 rồi 1957, chúng ta đã chủ trương dùng hình thức để đấu tranh và mục đích đấu tranh là gì ?

2. Đến những năm 1958 – 1895, khi bộ mặt phản động của chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng rõ nét, chúng đẩy mạnh khủng bố thì hình thức đấu tranh của ta là gì và mục đích đấu tranh ra sao ?

3. Đến năm 1959, chính sách tàn bạo của Ngô Đình Diệm đã dâng lên đến đỉnh điểm bộ bộ luật 10- 59, thì Đảng Lao động Việt Nam quyết định chuyển hướng đấu tranh : cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm. Phương hướng cơ bản là “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân”.

4. Trên cơ sở hưởng ứng Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Nam, phong trào nổi dậy của quần chúng như thế nào ? Liệt kê các nét mới của phong trào. Chú ý đến chi tiến phong trào từ đấu tranh lẻ tẻ ở các địa phương tiến tới đấu tranh rộng khắp “Đồng khởi”. Đó chính là tác dụng mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (đầu năm 1959) mang lại.

Câu hỏi 231.

Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002) Hướng dẫn làm bài

1. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Mỹ thay thế Pháp dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

2. Trước tình hình trên đây, cách mạng miền Nam từ giữa 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống đàn áp khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”diễn ra mạnh mẽ. “Phong trào hòa bình” đã diễn ra với các hình thức mít tinh, hội họp và đưa yêu sách diễn ra trên khắp miền Nam,

- Trang 161 -

nhất là ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng, hình thành mặt trận chống Mỹ - Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hòa bình để gìn giữ lục lượng từng bước chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

3. Từ 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do chính sách đàn áp khốc liệt (tiêu biểu Luật 10/59) của Mỹ - Diệm đối với phong trào cách mạng ở miền Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1/1959) khẳng định: Cách mạng miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm.

4. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2/1959), ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) (8/1959) đã lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre (1/1960). Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. Đến cuối 1960, cách mạng đã làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng và miền núi. Trong bối cảnh đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành trung tâm đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Đặc biệt, phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

5. Từ 1961 – 1965, ở miền Nam, Mỹ tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, giữ vững chế độ thực dân mới ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giữ vững thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy đánh địch trên cả ba vùng chiến lược bằng ba mũi giáp công.

6. Kết quả đến giữa năm 1965, các chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Với các chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1965) làm cho quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã. Quốc sách “ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp.Chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ sau đảo chính Ngô Đình Diệm (1/11/1963) đến giữa năm 1965, đã có 10 cuộc đảo chính.

7. Tóm lại, dưới ách thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhân dân miền Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh. Phong trào bắt đầu từ đấu tranh chính trị để gìn giữ lực lượng là chủ yếu... Với phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển mới, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Phong trào cách mạng miền Nam từ 1961 – 1965 là một trong những biểu hiện điển hình của thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”.

CHUYÊN ĐỀ 14

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I/ MIỀN BẮC BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 159 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w