Những sự kiện tiêu biểu

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 111 - 115)

CHƯƠNG III CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)

1. Những sự kiện tiêu biểu

+ Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

+ Ngày 12/9/1930, cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên - Nghệ An, Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

+ Năm 1936, thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, chuyển hướng đấu tranh Cách mạng.

+ Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương.

- Trang 111 -

+ Năm 1940, cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương (1941).

+ Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương lần 8 và việc thành lập Mặt trận Việt Minh.

+ Ngày 22/12/1944, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

+ Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.

+ Tháng 6/1945, Nhật đảo chính Pháp.

+ Tháng 8/1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thắng lợi.

2. Sự kiện tiêu biểu nhất là 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Bởi vì :

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam....

- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, "nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng" (Hồ Chí Minh). Phong trào cách mạng từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ảnh hướng quyết định tới toàn bộ cuộc đấu tranh vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam (con đường giải phóng dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội) ngay trong giai đoạn 1930 - 1945, mà còn là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước nhảy vọt vĩ đại về sau của dân tộc Việt Nam (Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cả nước thống nhất). Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi 153.

Lập bảng so sánh ba thời kì lịch sử : 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 về chủ trương lớn, tên tổ chức mặt trận, hình thức – phương pháp cách mạng, kết quả.

Hướng dẫn làm bài

Nội dung 1930 – 1931 1936 – 1939 1939 – 1945

Chủ trương

lớn Dân tộc độc lập, người cày

có ruộng. Chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình.

- Chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập cho toàn thể nhân dân Việt Nam.

- Đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến. Đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc.

Tên tổ chức

Mặt trận Hội phản đế đồng minh Đông Dương

Mặt trận dân chủ Đông Dương (Mặt trận nhân dân phản đế)

- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

- Mặt trận Việt Minh Hình thức

và phương pháp cách

mạng

Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu: từ bãi công nhanh chóng chuyển sang biểu tình của quần chúng hoặc biểu tình có vũ trang.

Đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp hoạt động bí mật..

Khởi nghĩa vũ trang từng phần, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Kết quả Cao trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện khả năng cách mạng của

Dấy lên một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn; uy tín của Đảng được nâng cao, tập hợp đông đảo quần chúng.

- Dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn, tập hợp mọi tầng lớp để đấu tranh chống kẻ thù chủ yếu và trước mắt là Pháp - Nhật.

- Thắng lợi rực rỡ của Cách - Trang 112 -

quần chúng khi được Đảng lãnh đạo.

mạng tháng Tám đã đánh đuổi được Pháp - Nhật.

Câu hỏi 154.

Lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính chương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo 1930. Trên cơ sở đó, hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này.

Hướng dẫn làm bài

- Bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính chương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo 1930 :

Nội dung Cương lĩnh chính trị (Nguyễn Ái Quốc, 3/2/1930)

Cách mạng tháng Tám Năm 1945 Mục tiêu,

nhiệm vụ cách mạng

Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.

Đánh đuổi bọn đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến để giành độc lập dân tộc dân tộc, ruộng đất cho dân cày, rồi sau đó mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa.

Lãnh đạo cách mạng

Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.

Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.

Lực lượng cách mạng

Công – nông, liên lạc với trí thức, tiểu tư sản, trung nông.

4 giai cấp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc song động lực chủ yếu là công – nông.

- Kết quả: Tiếp thu những đường lối giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Cách mạng tháng Tám 1945 đã đánh đuổi bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, tịch thu được một phần ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động để tạm giao cho dân cày nghèo cày cấy và ban bố được quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

 Như vậy, Cách mạng tháng Tám trước hết chỉ là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, song vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cơ bản nhất của một trong hai nhiệm vụ cơ bản của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà nếu hoàn thành nhiệm vụ này thì tất yếu sẽ mở đường đi đến hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Vì thế, có thể nói Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 155.

Phân tích những điểm chung và những nét khác nhau của các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 2009) Hướng dẫn làm bài

- Những điểm chung :

+ Đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

+ Đều tập hợp và tôi luyện quần chúng đấu tranh.

+ Đều là những cuộc tập dượt, đóng góp nhiều mặt cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 sau này.

- Những điểm riêng :

+ Giai đoạn 1930 - 1931 : Nổi bật về vai trò của liên minh công nông, nhà nước kiểu mới...

+ Giai đoạn 1932 - 1935 : Nổi bật về sự vững vàng và hồi phục nhanh chóng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của đế quốc...

+ Giai đoạn 1936 - 1939 : Nổi bật với việc kết hợp các phương pháp đấu tranh, tập hợp và xây dựng đội quân chính trị hùng hậu của quần chúng...

- Trang 113 -

+ Giai đoạn 1939 - 1945 : Nổi bật với việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang...

+ Mỗi giai đoạn đều xác định kẻ thù và hình thức đấu tranh khác nhau...

Câu hỏi 156.

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh năm 2009) Hướng dẫn làm bài

a. Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 :

• Bài học về sự lãnh đạo của Đảng : Qua các phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình....

• Bài học về xây dựng liên minh công - nông : Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến xây dựng một cuộc sống mới.

• Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng : Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.

• Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước. Phong trào sau khi đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chính quyền theo kiểu Xô viết ở Nga.

• Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Trong thời kỳ này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này đến thời kỳ cách mạng 1936 - 1939, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.

b. Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào dân chủ 1936 - 1939 :

• Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

• Bài học về đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng với các Đảng phái chính trị phản động.

• Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Đảng đã đề ra mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt trận đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt; qua đó phát huy đươc sức mạnh của quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng Tám sau này.

Câu hỏi 157.

Từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong giai đoạn 1930 – 1945, nhân dân ta đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm gì ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2002)

Hướng dẫn làm bài

a. Giai đoạn 1930 – 1935 :

• Sự lãnh đạo của Đảng và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..

• Xác định kẻ thù và đoàn kết toàn dân.

• Chống khủng bố trắng, đào tạo cán bộ…

• Đấu tranh vũ trang, tổ chức lực lược lượng, sử dụng bạo lực cách mạng, giành và giữ chính quyền.

b. Giai đoạn 1936 – 1939 :

• Đấu tranh chính trị, kết hợp các hình thức đấu tranh…

• Kết hợp đấu tranh thực hiện mục tiêu trước mắt và mục tiêu chiến lược lâu dài.

c. Giai đoạn 1939 – 1945:

• Quan hệ phản đế - phản phong.

• Liên minh công nông và mặt trận đoàn kết thống nhất.

• Bạo lực cách mạng.

• Kết hợp chuẩn bị lâu dài với nghệ thuật chớp thời cơ…

- Trang 114 -

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w