CHƯƠNG III GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954
2. Vị trí Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương trong tiến trình phát triển cuộc chiến tranh cách mạng từ 1945 đến 1975
Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, quân và dân ta đã thực hiện xuất sắc cuộc đấu tranh ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị… theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng một cách đúng đắn, sáng tạo. Từ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ, đến Hiệp định Pari (27/1/1973) đã đánh dấu một cách rõ nét từng bước đi lên của đấu tranh ngoại giao nói riêng, của cuộc kháng chiến nói chung.
- Trang 143 -
+ Hiệp định Sơ bộ là hiệp định quốc tế đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký với đại diện của Pháp tại miền Bắc Đông Dương là Giăng Xanhtơnuy. Thời gian từ khi bắt đầu đàm phán cho đến khi ký Hiệp định chỉ kéo dài chưa đầy một tháng. Kết quả của Hiệp định cũng mới chỉ dừng ở mức ta đồng ý để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí của phát-xít Nhật và sẽ rút lui đi sau thời gian 5 năm. Đổi lại, Pháp chỉ công nhận Vịêt Nam là một quốc gia tự do nhưng nằm trong Liên hiệp Pháp; ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài không thể tránh khỏi.
+ Hiệp định Giơnevơ là Hiệp định có nhiều nước lớn tham dự, với thành phần đông đảo mà trưởng đoàn là cấp Bộ trưởng Ngoại giao trở lên (phía Pháp là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) đã phải thừa nhận và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là kết quả lớn nhất. Không những thế, Pháp còn phải chấm dứt chiến tranh, rút quân khỏi Việt Nam và Đông Dương. Hiệp định còn quy định cán bộ, chiến sĩ của ta phải tập kết ra miền Bắc trong thời hạn hai năm cho đến khi có tổng tuyển cử.
+ Đến Hiệp định Pari, các nước tham dự, đặc biệt là Mỹ, cũng phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau hơn 20 năm tiến hành can thiệp và xâm lược.
Điều đáng nói ở đây là Hiệp định Pari quy định Mỹ phải rút hết nhân viên quân sự và dân sự khỏi Việt Nam trong thời hạn 60 ngày, trong khi đó, bộ đội miền Bắc được ở lại. Và, đó là cơ hội tốt để quân và dân ta “đánh cho Nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+ Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Hiệp định Giơnevơ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc đàm phán ở Pari chính là luôn kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với ngoại giao, lấy kết quả tác chiến trên chiến trường làm cơ sở, làm chỗ dựa để tiến công đối phương trên bàn đàm phán; phải luôn hiểu và nắm rõ âm mưu và hành động của kẻ thù, không được ảo tưởng vào “thiện chí” của kẻ thù;
luôn kiên định mục tiêu, nguyên tắc cao nhất trong đàm phán nhưng mềm dẻo về sách lược trong những tình huống cụ thể để đạt kết quả cuối cùng.
Câu hỏi 207.
Hãy nêu tóm tắt chiến công của anh hùng Tô Vĩnh Diện và Phan Đình Giót trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hướng dẫn làm bài
+ Tấm gương hy sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện: Khi quân ta kéo pháp vào trận địa, pháo đang kéo lên dốc, bỗng nhiên dây cáp đứt, khẩu pháo đang trên đà lăn xuống vực, làm thế nào để ngăn khẩu pháo lại? Trong phút nguy nan ấy, Tô Vĩnh Diện đã lao mình vào bánh pháo…
+ Tấm gương hy sinh anh hùng của Phan Đình Giót: Ngày 13/3, quân ta tấn công Him Lam. Sau một đợt pháo bắn yểm hộ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm. Đại đôi bộc phá của anh hùng Phan Đình Giót được lệnh tiến lên phía trước. Địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều nhưng các chiến sĩ bộc phá vẫn tiến và phá được 4 hàng rào, một mảng lô cốt số 1. Anh Giót đã bị thương song lô cốt 3 vẫn phụt lửa như mưa, ngăn bước tiến của đồng đội. Anh quyết định bò lên dưới làn mưa đạn, đến tận chân tường lô cốt 3, rồi nhồm lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai. Hỏa lực của địch tắt hẳn, xung kích của ta ào ạt xông lên. Nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam.
Câu hỏi 208.
Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009 Hướng dẫn làm bài
* Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quan trọng nhất góp phần tạo ra và thúc đẩy thắng lợi ngày càng to lớn của nhân dân ta trên các chiến trường.
* Trên mặt trận quân sự, quân dân ta từng bước đánh bại các âm mưu của thực dân Pháp để tiến lên mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta cũng như Lào và Campuchia.
- Trang 144 -
1- Ngày 19/12/1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ bằng cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc. Qua cuộc chiến đấu này, quân dân ta đã đánh bại âm mưu “đánh úp” của định, đảm bảo cho cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ rút về chiến khu Việt Bắc an toàn, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
2- Tiếp đo là thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Là chiến thắng lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc tổ chức phản công địch trong cuộc kháng chiến chống Pháp, làm cho âm mưu muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng của địch bị thất bại hoàn toàn, phá tan âm mưu “đánh nhanh của thắng nhanh” của chúng ; lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân sang một giai đoạn mới, ta từ chỗ phòng ngự sang thế tấn công địch.
3- Đến chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch trên đường số 4. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của ta trong việc chủ động mở cuộc tiến công địch có qui mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn theo phương thức “vận động chiến”, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta. Là thất bại lớn của Pháp cả về quân sự lẫn chính trị ; địch bị đẩy lùi vè thế phòng ngự, bị động, càng thêm lúng túng về nhiều mặt ; đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới; ta vươn lên giành quyền chủ động và phản công ngày càng lớn...
Kể từ sau chiến thắng Biên giới mùa thu năm 1950, ta đã phá tan thế bao vây phong toả của kẻ thù, giành thế chủ động ở chiến trường chính Bắc Bộ với một loạt chiến thắng : Trung du (12/1950), Đường số 18 (3/1951), Hà Nam Ninh (5/1951), Hoà Bình (Đông Xuân 1951 – 1952), Tây Bắc (10/1952), Thượng Lào (4/1953) đã đẩy địch vào tình trạng lúng túng hơn nữa, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn và phát triển lực lượng vũ trang với 3 thứ quân.
4- Đến năm 1953, trải qua 8 năm kháng chiến và kiến quốc, ta đã lớn mạnh về mọi mặt và có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và ngày càng phụ thuộc vào Mĩ (đến năm 1953 bị loại khỏng vùng chiến đấu hơn 39 vạn quân và tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Trước tình hình đó, được sự thoả thuận của Mĩ, ngày 7/5/1953, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hi vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.
Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài “bất khả xâm phạm”, “sẵn sàng” nghiền nát bộ đội chủ lực ta. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. Tuy nhiên, Nava đã bị thất bại ngay từ bước đầu trong kế hoạch của mình. Với việc phân tán lực lượng địch ở Điện Biển Phủ, Xênô, Plâyku và Luông Phabang, ta đã đánh bại bước đầu kế hoạch của Nava. Buộc Nava phải tập trung lực lượng ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược của.
Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt địhc ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoán tất. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt:
- Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
- Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: Ta tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh: E1, D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.
Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
- Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của ta tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ Caxtơri. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt.
+ Sau 56 ngày đêm, chúng ta đã giành được thắng lợi to lớn: Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng địch ở Điện Biên Phủ gồm 16200 tên, bắn rói và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đăng, một
- Trang 145 -
Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỉ XX. Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
+ Thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ đã đưa phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến hội nghị Giơnevơ với tư thế đại biểu cho một dân tộc chiến thắng. Hiệp định được kí kết, các nước tham dự đã phải tôn trọng các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, qua các thắng lợi của quân dân ta từ năm 1946 đến chiến cuộc đông – xuân (1953 – 1954), ta đã đánh bại được các âm mưu của địch, giành được nhiều thắng lợi to lớn và đến chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến, ta đã đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.
Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu hỏi 209.
Trình bày ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2004) Hướng dẫn làm bài
1. Ý nghĩa lịch sử :
- Là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, như một “Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa” của thế kỷ XX.
- Là nhân tố quyết định buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơne-ơ thừa nhận nền độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương...
- Bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ.
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
2. Ảnh hưởng…
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc
- Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh.
- Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao sau chiến thắng Điện Biên Phủ...
Câu hỏi 210.
Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây : Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2004) Hướng dẫn làm bài
1) Chiến thắng Việt Bắc 1947
a. Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị, thực dân Pháp, tuy đã kiểm soát được nhiều địa bàn quan trọng, nhưng vẫn chưa thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc chiến tranh có nguy cơ kéo dài. Thu – đông 1947, thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của ta, từ đó thúc đẩy việc thành lập chính quyền bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Từ ngày 7/10/1947, địch huy động 12.000 quân chia thành nhiều mũi (đường thuỷ, đường bộ, nhảy dù) tiến công lên Việt Bắc. Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", sau 75 ngày chiến đấu (từ ngày 7/10/1947 đến ngày 19/12/1947) chiến dịch Việt Bắc toàn thắng. Đại bộ phận quân địch đã rút khỏi địa bàn này. Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh (hơn 6.000 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, 16 máy bay bị bắn rơi, 11 tàu chiến, ca nô bị đánh chìm...).
c. Với chiến thắng Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn. Quân đội ta không những không bị tiêu diệt mà đã trưởng thành và được trang bị thêm nhiều vũ khí. Sau chiến
- Trang 146 -
thắng, so sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.