Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)

4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

* Xây dựng lực lượng chính trị:

- Nhiệm vụ cấp bách: vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc. Năm 1942 khắp 9 châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập.

- Ở miền Bắc và miền Trung, các “Hội phản đế” chuyển sang các “Hội cứu quốc”, nhiều “Hội cứu quốc” mới được thành lập.

- Năm 1943, Đảng đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối năm 1944) và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh (tháng 6/1944). Đảng cũng tăng cường vận động binh lính Việt và ngoại kiều Đông Dương chống phát xít.

- Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập, Giải phóng,…) đã góp phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống thủ đoạn chính trị, văn hoá của địch…

* Xây dựng lực lượng vũ trang: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (14/2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.

* Xây dựng căn cứ địa cách mạng: 2 căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta là:

- Hội nghị Trung ương lần thứ VII (11/1940) chủ trương xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng .

- Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa.

- Từ 1943, cuộc chiến tranh thế giới chuyển biến có lợi cho cách mạng, sự thất bại của phát xít đã rõ ràng, Đảng đẩy mạnh chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.

b. Gấp rút chuẩn vị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

- Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố.

- Ở căn cứ Bắc Sơn –Võ Nhai, Cứu quốc quân hoạt động mạnh, tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở chính trị, mở rộng khu căn cứ. Trong quá trình đó, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (25/2/1944).

- Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban “xung phong Nam tiến” được lập ra để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi .

- Trang 73 -

- Ngày 7/5/1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa” và ngày 10/8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”

- Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đội thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần.

- Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chủ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng. Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh Cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tháng 5/1945, sáp nhập “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” với “Cứu quốc quân” thành “ Việt Nam giải phóng quân”

 Đến Cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp, và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa giành chính quyền. Chính sự chuẩn bị chu đáo đã khiến Cách mạng tháng Tám diễn ra và thành công nhanh chóng, ít đổ máu.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC

Câu hỏi 94.Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương. Phân tích nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương lần VI (11/1939). Ý nghĩa của sự chuyển hướng này đối với tiền trình phát triển của cách mạng Việt Nam ?

Câu hỏi 95.Thực dân Pháp đã cấu kết từng bước với Phát xít Nhật từ sau năm 1940 như thế nào ? Hãy nêu tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Pháp – Nhật ?

Câu hỏi 96.Nêu những thủ đoạn bóc lột của Nhật – Pháp trong những năm 1939 – 1945 đối với nhân dân Việt Nam.

Nội dung Phát xít Nhật Thực dân Pháp

Thủ đoạn bóc lột Kết quả thu được

Hậu quả gây ra cho nhân dân Việt Nam

Hãy chỉ ra điểm giống nhau trong thủ đoạn bóc lột của Pháp và Nhật ở Việt Nam. Tại sao chúng cùng áp dụng những thủ đoạn đó ? Qua đó, anh (chị) có nhận xét gì về những kẻ thù của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ ?

Câu hỏi 97.Qua các cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai : a) Lập bảng so sánh :

Nội dung Nguyên nhân bùng nổ Diễn biến chính Ý nghĩa Khởi nghĩa Bắc Sơn

Khởi nghĩa Nam Kỳ Binh biến Đô Lương

b) Vì sao lại nói những cuộc nổi dậy này “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương” ?

c) Nêu nguyên nhân nhân thất bại, bài học kinh nghiệm của ba sự kiện trên.

Câu hỏi 98.Tại sao đến tháng 2 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc mới về nước ? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) được thể hiện như thế nào ?

Câu hỏi 99.Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII (5/1941) tại Pác Bó (Cao Bằng). Những nội dung đó đã được Đảng triển khai và thực hiện như thế nào để đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

Câu hỏi 100. Tại sao Đảng cộng sản Đông Dương lại chủ chương thành lập Mặt trận Việt Minh ? Từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời, các phong trào đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta phát triển như thế nào

?

Câu hỏi 101. Từ năm 1941 đến 1945, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của cách mạng đã được xây dựng và phát triển như thế nào?

C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN KHÁC - Trang 74 -

Câu hỏi 102.

Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940 và 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, anh (chị) hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập tới là gì ?

(Đề thi HSG THPT, TP.HCM, năm 2009) Hướng dẫn làm bài

- Trong 3 năm 1939, 1940 và 1941, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đều triệu tập hội nghị xuất phát từ những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước (đòi hỏi Đảng phải đề ra những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài).

+ Tháng 11/1939 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Bà Điểm (Hốc Môn - Gia Định) đã phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới và Đông Dương  xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đuổi đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc với việ đề ra các sách lược cụ thể…

+ Tháng 11/1940 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Đình Bảng (Bắc Ninh) vào lúc xảy ra cuộc xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan, xứ ủy Nam kì chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa  chủ trương mới : xác định kẻ thù chính (Pháp, Nhật), chuẩn bị về mặt lực lượng cũng như thành lập các căn cứ địa để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc…

+ Tháng 5/1941 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Pắc Bó (Cao Bằng) với sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc cũng như đề ra các nhiệm vụ cần làm …

- Vấn đề quan trọng được các hội nghị đề cập là phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây là việc thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng.

Câu hỏi 103.

Hãy nêu sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003) Hướng dẫn làm bài

- Ngày 1/9/1939, Đức xâm chiếm Ba Lan; ngày 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm các nước Tây Âu hầu như không có tổn thất gì đáng kể. Tháng 6/1940, Đức đánh chiếm nước Pháp. Cuối năm 1940 đầu năm 1941, Đức mở rộng đánh chiếm các nước Đông và Nam Âu, vùng bán đảo Ban Căng. Tháng 6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô làm cho tính chất và cục diện chiến tranh thay đổi.

- Ở Viễn Đông, quân Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 9/1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, từng bước biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và thuộc địa của chúng.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, vơ vét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc.

Khi Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đã nhanh chóng cấu kết với Nhật đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc và phát xít Pháp - Nhật là mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất. Vấn đề giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật được đặt lên hàng đầu và cấp thiết.

Câu hỏi 104.

Tại sao đứng trước hai nguy cơ, ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương bùng cháy và phát xít Nhật lăm le xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp lại chọn việc nhân nhượng phát xít Nhật ? Điều đó nói lên bản chất gì của bọn xâm lược ?

Hướng dẫn làm bài

+ Nguy cơ 1 : Phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, phong trào 1936 – 1939 đang phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh cho quyền dân chủ, dân tộc, giành được thắng lợi, Pháp bị cô lập.

- Trang 75 -

+ Nguy cơ 2 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trong giai đoạn đầu phe phát xít thắng thế, quân đội Đức đã kéo vào chiếm Pháp, chính phủ Pháp đã đầu hàng phát xít Đức. Tại châu Á, phát xít Nhật lăm le xâm lược các nước thuộc địa của Pháp, đòi thực dân Pháp phải cho chúng đưa quân vào các nước Đông Dương.

Trước hai nguy cơ đó Pháp đã quyết định nhân nhượng Nhật. Giữa các nước phát xít và các nước dân chủ tư sản có nhiều điểm chung. Chúng đều xuất phát điểm chung là chế độ tư bản, đế quốc; tuy quyền lợi trước mắt của chúng là mâu thuẫn với nhau nhưng về cơ bản chúng có quyền lợi chung về thuộc địa, bóc lột, thống trị nhân dân. Còn giữa đế quốc Pháp với các nước thuộc địa – Việt Nam và Đông Dương lại có mâu thuẫn không thể điều hoà được do chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo của thực dân Pháp. Trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ cuối thế kỉ XIX, Pháp từng tuyên bố : Có thể chịu nhục quân Đức chứ không thể hoà với quần chúng nhân dân.

Qua việc phân tích chủ trương của Pháp ta thấy bản chất dối trá, hèn nhát…của thực dân Pháp. Như lời nhận xét của chủ tịch Hồ Chí Minh khi kể tội thực dân Pháp trong bản “Tuyên ngôn độc lập” : Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.

Câu hỏi 105.

Phân tích điều kiện thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Anh (chị) hãy đánh giá ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VI (11/1939).

Hướng dẫn làm bài

* Hoàn cảnh. Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Pháp trở nên gay gắt hơn. Pháp chọn con đường thoả hiệp với Phát xít Nhật và tăng cường đàn áp cách mạng. Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, xây dựng cơ sở ở nông thôn, triệu tập hội nghị trung ương lần thứ VI đề ra nhiệm vụ mới phù hợp với tình hình.

* Nội dung hội nghị trung ương lần thứ VI.

+ Hội nghi đã nhận đinh tình hình thế giới và trong nước, xác định kẻ thù trước mắt và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, Nêu rõ vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, nhằm mục đích đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp, đoàn thể để tập trung lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc phát xít.

* Đánh giá ý nghĩa hội nghị trung ưong lần thứ VI (11/ 1939)

+ Hội nghị trung ương lần thứ VI (tháng 11/1939) đã đánh dấu sụ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn, kịp thời thể hiện sự sáng tạo của Đảng trong điều kiện mới.

+ Hội nghị đã dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố khối đoàn kết toàn dân, tạo bước tiến mới cho cách mạng Việt nam, mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Câu hỏi 106.

Trong tình hình lịch sử nào của thời kỳ 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? Phân tích ý nghĩa của chủ trương này. Chủ trương này có mâu thuẩn với mục tiêu chống đế quốc và chống phong kiến được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 không ? Vì sao ?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005) Hướng dẫn làm bài

1) Tình hình lịch sử...

- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Phát xít Đức lần lượt xâm chiếm các nước Châu Âu. Pháp thất bại (6/1940), Liên Xô tham gia chiến tranh (6/1941). Ở Viễn Đông, Nhật tiến hành xâm chiếm các nước, gây ra cuộc chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương (12/1941).

- Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản Đông Dương.... Tiếp đó, từ tháng 9/1940, Pháp đã cấu kết với Nhật đàn áp và bóc lột nhân dân ta, làm cho mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và Phát xít trở nên gay gắt hơn lúc nào hết.

- Trang 76 -

- Đảng ta trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đã thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Chủ trương đó được thể hiện trong nghị quyết Trung ương lần VI (11/1939), Nghị quyết Trung ương lần VII (11/1940) và Nghị quyết Trung ương lần VIII (5/1841)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử phần lịch sử việt nam từ 1919 1975 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(244 trang)
w