ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG MỌT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ NGHIÊN CỨU 60 1. Khối lƣợng hao hụt của các giống ngô nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biểu hiện gene liên quan đến tính kháng mọt phân lập từ cây Ngô (Trang 72 - 77)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG MỌT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ NGHIÊN CỨU 60 1. Khối lƣợng hao hụt của các giống ngô nghiên cứu

3.1.1. Khối lƣợng hao hụt của các giống ngô nghiên cứu

Mọt sử dụng ngô làm thức ăn, vì vậy khối lƣợng ngô sẽ bị giảm, do đó khối lƣợng ngô hao hụt sau thời gian gây nhiễm mọt nhân tạo là một ch số quan trọng để xác định khả năng kháng mọt của các giống ngô nghiên cứu. Khối lƣợng ngô hao hụt đã đƣợc xác định ở các thời điểm 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày gây nhiễm mọt nhân tạo, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1. Giống có khối lƣợng ngô hao hụt càng cao thì càng mẫn cảm với mọt hại.

Bảng 3.1. Khối lƣợng hao hụt hạt của các giống ngô nghiên cứu sau các thời gian gây nhiễm mọt

Giống 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày SL 0,67 ± 0,14a 1,83 ± 0,68a 2,41 ± 0,72a 5,78 ± 0,66a LC1 1,12 ± 0,34b 3,12 ± 0,62b 4,62 ± 0,28b 10,88 ± 0,68b LC2 1,10 ± 0,45b 2,43 ± 0,24c 4,49 ± 0,26b 9,38 ± 0,62c LC3 0,86 ± 0,52ab 2,14 ± 0,18a 3,62 ± 0,21c 8,93 ± 0,28c LVN99 1,72 ± 0,67c 3,96 ± 0,53d 5,52 ± 0,78d 12,07 ± 0,61d

(Giá trị ở mỗi cột với các chữ cái đi kèm giống nhau thể hiện không có sự sai khác với p=0,05. Đơn vị tính: gam)

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, khối lƣợng hao hụt của các giống ngô nghiên cứu tăng dần từ ngày nhiễm mọt thứ 15 đến 60. Ở ngày nhiễm mọt thứ 60 khối

61

lƣợng hao hụt của giống ngô lai LVN99 là cao nhất (12,07 g), tiếp đến là giống LC1 (10,88 g), LC2 (9,38 g) và LC3 (8,93 g) thấp nhất là giống SL hao hụt 5,78 g.

Khối lƣợng hao hụt của giống ngô lai LVN99 cao gấp 2,08 lần so với giống ngô địa phương SL tại thời điểm 60 ngày gây nhiễm mọt. Trong các giống ngô địa phương thì giống LC1 có khối lượng hao hụt là cao nhất.

3.1.2. Tỷ lệ tạo bột của các giống ngô nghiên cứu

Trong quá trình phá hại, mọt sử dụng ngô làm thức ăn và sẽ tạo ra ngô ở dạng bột. Lƣợng bột ngô tạo ra biểu thị mức độ xâm hại và phá hại của mọt, lƣợng bột ngô tạo ra càng nhiều thì tổn thất do mọt gây ra càng cao [123]. Chúng tôi đã xác định tỷ lệ bột ngô tao ra của các giống nghiên cứu sau 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày gây nhiễm mọt nhân tạo, kết quả trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ bột ngô tạo ra của các giống nghiên cứu sau các thời gian gây nhiễm mọt

Giống 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày

SL 1,31±0,39a 3,28±0,67a 18,84±0,93a 28,63±1,03a LC1 2,83±0,52a 6,02±0,62b 28,32±096b 37,02±0,98b LC2 2,02±0,69a 5,97±0,71b 23,97±1,02b 35,29±1,43b LC3 1,75±0,86a 4,28±0,82ab 21,39±095a 31,96±1,56ab LVN99 5,92±0,89b 11,8±0,94c 33,01±1,06c 48,58±1,37c (Giá trị ở mỗi cột với các chữ cái đi kèm giống nhau thể hiện không có sự sai khác với p=0,05. Đơn vị tính: %)

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ ngô bột tạo ra của các giống ngô nghiên cứu tăng dần từ ngày gây nhiễm mọt thứ 15 đến ngày thứ 60, trong đó tăng nhiều nhất từ 30 ngày đến 45 ngày. Tại thời điểm 60 ngày nhiễm mọt giống ngô SL có tỷ lệ bột là 28,63% thấp nhất trong các giống nghiên cứu, tiếp đến là giống LC3 với tỷ lệ bột là 31,96%, giống LC2 và giống LC1 không có sự sai khác thống kê về tỷ lệ bột ngô tạo ra với tỷ lệ lần lƣợt là 35,29% và 37,02%. Tỷ lệ tạo bột ngô cao nhất là giống ngô lai LVN99 với 48,58% tỷ lệ bột đƣợc tạo ra, cao gấp 1,7 lần so với

62

giống ngô địa phương SL.

3.1.3. Tỷ lệ nhiễm mọt của các giống ngô nghiên cứu

Sau khi bị nhiễm mọt, hạt ngô sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ trên hạt do ấu trùng mọt đƣợc nở ra trong hạt và sử dụng thức ăn trong hạt ngô, hóa nhộng rồi vũ hóa bay ra hoặc do con trưởng thành tấn công . Dựa vào đặc điểm này để xác định tỷ lệ nhiễm mọt của các giống ngô nghiên cứu ở các thời điểm 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày gây nhiễm mọt nhân tạo, kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm mọt của các giống ngô nghiên cứu sau các thời gian gây nhiễm

Giống 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày

SL 4,34±0,14a 10,23±0,19a 32,76±0,27a 88,03±0,29a LC1 6,22±0,16bd 15,88±0,28b 46,21±0,19b 100b LC2 2,43±0,32c 11,86±0,39a 36,08±0,82a 96,26±0,18c LC3 4,22±0,18a 9,53±0,96a 32,68±0,48a 89,14±0,37a LVN99 5,98 ±0,59ad 35,52 ± 0,37c 88,92 ± 0,75c 100b

(Giá trị ở mỗi cột với các chữ cái đi kèm giống nhau thể hiện không có sự sai khác với p=0,05. Đơn vị tính: %)

Bảng 3.3 cho thấy, các giống ngô nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm mọt tăng dần ở các thời điểm 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và đến 60 ngày gây nhiễm mọt nhân tạo.

Đến ngày nhiễm mọt thứ 60 thì giống ngô lai LVN99 và LC1 đã bị nhiễm mọt 100%. Giống SL có tỷ lệ nhiễm mọt là 88,03% và không có sự sai khác về thống kê với giống LC3 với tỷ lệ nhiễm mọt là 89,14%, giống LC2 bị nhiễm 96,26%.

Nhƣ vậy, trong các giống nghiên cứu giống LVN99 và giống LC1 có tỷ lệ bị nhiễm mọt cao nhất.

3.1.4. Hệ số gia tăng quần thể mọt của các giống ngô nghiên cứu

Hệ số gia tăng quần thể là đại lƣợng biểu thị số lƣợng cá thể mọt ngô gia tăng trong đơn vị thời gian (ngày) và trên một cá thể. Vì vậy xác định hệ số gia tăng quần thể mọt trong các giống ngô nghiên cứu là một ch số quan trọng để

63

đánh giá khả năng kháng mọt, hệ số gia tăng quần thể mọt càng cao thì khả năng mẫn cảm với mọt của giống càng cao.

Hệ số gia tăng quần thể mọt ở các thời điểm 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày nhiễm mọt nhân tạo của các giống ngô nghiên cứu đã đƣợc xác định ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hệ số gia tăng quần thể mọt của các giống ngô nghiên cứu sau các thời gian gây nhiễm

Giống 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày

SL 0,023 ±0,012a 0,024±0,006a 0,026±0,004a 0,020±0,007a LC1 0,030±0,007a 0,032±0,009a 0,038±0,011b 0,031±0,003a LC2 0,027±0,008a 0,029±0,003a 0,030±0,008a 0,023±0,006a LC3 0,025±0,016a 0,026±0,002a 0,027±0,009a 0,021±0,006a LVN99 0,034±0,011a 0,038±0,015a 0,044±0,013b 0,033±0,012a

(Giá trị ở mỗi cột với các chữ cái đi kèm giống nhau thể hiện không có sự sai khác với p=0,05)

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, hệ số gia tăng quần thể mọt của các giống ngô nghiên cứu có xu hướng tăng dần từ 15 ngày đến 45 ngày nhiễm mọt, sang ngày thứ 60 thì hệ số này bắt đầu giảm, có thể do thời điểm này lƣợng thức ăn còn lại ít, hơn nữa số cá thể mọt lại nhiều, nên không đủ thức ăn cho quần thể vì thế hệ số tử vong tăng lên. Ở ngày nhiễm mọt thứ 45, hệ số gia tăng quần thể của các giống nghiên cứu chia làm hai nhóm sai khác về mặt thống kê. Nhóm thứ nhất gồm giống SL, LC2 và LC3 có hệ số gia tăng quần thể thấp hơn nhóm thứ 2 với hai giống là LC1 và LVN99. Còn ở các thời gian nhiễm mọt khác, thì hệ số gia tăng quần thể mọt của các giống nghiên cứu không có sự sai khác về mặt thống kê.

Từ các ch tiêu phân t ch trên, đã xác định được ch số mẫn cảm mọt tương đối của các giống ngô nghiên cứu bảng 3.5 và hình 3.1. Kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.1 cho thấy giống LVN99 mẫn cảm cao nhất với mọt ngô ch số mẫm cảm với mọt tương đối là 6088,71 tiếp đến là giống LC1 (3515,75), LC2 (2594,27), LC3

64

(2128,14) và thấp nhất là giống SL với ch số mẫm cảm với mọt tương đối là 1754,19. Như vậy, các giống ngô địa phương có khả năng kháng mọt cao hơn giống ngô lai LVN99. Trong các giống ngô địa phương nghiên cứu thì giống LC1 có khả năng kháng mọt thấp nhất, giống SL có khả năng kháng mọt tốt nhất. Đây cũng ch nh là cơ sở để lựa chọn trình tự gen ZmDEF1 của giống ngô SL để thiết kế vector chuyển gen nhằm nâng cao khả năng kháng mọt ở ngô.

Bảng 3.5. Ch số mẫn cảm mọt tương đối (Sn) của các giống ngô nghiên cứu

Giống SL LC1 LC2 LC3 LVN99

Sn 1754,19 3515,75 2594,27 2128,14 6088,71

Hình 3.1. Đồ thị rada biểu thị khả năng kháng mọt của các giống ngô nghiên cứu sau các ngày nhiễm mọt

(KLHH: khối lượng hao hụt (%); KLMT: tỷ lệ mọt tăng (%/gam hạt); TLNM:

tỷ lệ nhiễm mọt (%); TLBN: tỷ lệ bột ngô tạo ra (%))

Mọt ngô là dịch hại nguyên phát, gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô ch n sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục trong suốt quá trình bảo quản. Tác hại của mọt hại đến sản lƣợng và chất lƣợng của ngô là rất lớn. Trung bình mọt hại làm giảm 20% khối lƣợng ngô sau thu hoạch. Tuy nhiên

65

con số này thay đổi tuỳ thuộc vào giống ngô, phương thức bảo quản và vùng khí hậu. Với kho bảo quản tốt thì mức độ thiệt hại thường dưới 20%, kho bảo quản thường thiệt hại trên 20%, một số trường hợp tổn thất do mọt hại gây ra với ngô lên đến 90% [43]. Vì vậy nghiên cứu khả năng kháng mọt của các giống ngô khác nhau đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Nwosu 2015 đã nghiên cứu 20 giống ngô khác nhau có 4 màu trắng, đỏ, vàng và đỏ vàng. Kết quả cho thấy đến 83,33% các kiểu gen quy định hạt màu trắng có khả năng kháng cao với mọt ngô bởi độ sáng của màu trắng ngăn cản sự tiếp xúc của mọt với ngô. Tuy nhiên, theo ông chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về khả năng kháng mọt của các giống có màu đen hay màu t m là màu rất có thể có khả năng kháng mọt tốt [98]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống SL có khả năng kháng mọt tốt nhất và là giống có màu tím. Kết quả này có thể chứng minh thêm khẳng định của Nwosu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biểu hiện gene liên quan đến tính kháng mọt phân lập từ cây Ngô (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)