CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Giáo dục thường xuyên
- Trong khuôn khổ của “Chương trình giáo dục cho mọi người “ Châu Á - Thái Bình Dương, GDTX được hiểu là “Một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người muốn hoặc cần có sau xóa mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học”. Định nghĩa này hàm ý nhƣ sau:
(i) GDTX là dành cho người lớn.
(ii) GDTX đáp ứng nhu cầu mong muốn học tập.
(iii) GDTX có thể bao gồm các kinh nghiệm do các bộ phận GDCQ, giáo dục không chính quy và giáo dục không chính thức tiến hành.
(iv) GDTX đƣợc định nghĩa là “ cơ hội tham gia vào quá trình học tập suốt đời sau khi kết thúc tiểu học hoặc tương đương”.
Định nghĩa trên c ng chứa đựng một gợi ý là xóa mù chữ không thuộc lĩnh vực GDTX. Với quan niệm này của UNESCO thì GDTX và GDKCQ không đồng nhất với nhau. GDTX là một khái niệm rộng nó vừa là GDCQ, vừa là giáo dục không chính quy và giáo dục phi chính quy. Ba bộ phận này của GDTX không đứng riêng lẻ, tách rời nhau mà chúng xen kẽ, kế tiếp nhau trong suốt cuộc đời của mỗi người. GDTX không phải hoạt động xảy ra một lần rồi chấm dứt mà là một quá trình k o dài suốt cả cuộc đời. Theo quan niệm này, trong hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học, cấp học và giữa các loại hình giáo dục.
- Ở Việt Nam, khái niệm GDTX đƣợc hiểu là cung ứng cơ hội cho mọi công dân có thể học tập suốt đời, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, cập nhật kiến thức, góp phần bồi dƣỡng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của nền sản xuất xã hội. Có nhiều thuật ngữ đã đƣợc s dụng nhƣ “Bình dân học vụ”, “Bổ túc văn hoá”, “Giáo dục bổ túc”, “Giáo dục phổ thông người
lớn”, “GDTX”, “giáo dục không chính quy” đã phản ánh đƣợc sự tiến triển trong quan niệm về GDTX ở Việt Nam và xu thế hoà nhập với các nước trong khu vực. Quan niệm về GDTX ngày càng mở rộng, từ chỗ chỉ quan tâm đến xóa mù chữ, BTVH, nay đã quan tâm đến nhiều loại hình học tập khác nhau.
Tại hội thảo về chiến lƣợc phát triển giáo dục đến năm 2020, báo cáo của Bộ GD&ĐT đã nêu: “ GDTX được hiểu một cách khái quát là cung ứng cơ hội cho mọi người để học tập suốt đời nhằm thúc đẩy tài nguyên con người thông qua các chương trình XMC, chương trình tương đương, chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở thích cá nhân, chương trình định hướng tương lai”.
Với quan niệm này, GDTX đồng nghĩa với giáo dục tiếp tục, tức là sự mở rộng chủ yếu của XMC và phổ cập giáo dục tiểu học nhằm thúc đẩy sự phát triển tài nguyên con người, GDTX có chức năng thay thế, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho GDCQ.
Thuật ngữ “ Giáo dục thường xuyên” được hiểu là sự giáo dục dành cho hay tiến hành bởi những người đã hoàn thành vòng giáo dục ban đầu trong thời niên thiếu. Với tư cách trên, trong nhiều trường hợp, thuật ngữ này được coi là đồng nghĩa với “ Giáo dục người lớn”.
GDTX có 3 chức năng:
- Chức năng thay thế cho GDCQ trong việc thực hiện các chương trình giáo dục khi người học có mong muốn nhưng không có điều kiện để tham gia học tập theo hình thức GDCQ.
- Chức năng bổ sung, hoàn thiện: các chương trình GDTX giúp người học bổ khuyết những kiến thức mà người học chưa được hoặc chưa thể lĩnh hội trong quá trình học tập theo hình thức GDCQ trước đây.
- Chức năng tiếp nối: các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức mới chính là nhằm thực hiện chức năng tiếp nối của GDTX, giúp
người học tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn so với cái đã có do các quá trình giáo dục trước đây đem lại.
- Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần kh ng định vai trò của GDTX và nhiệm vụ phát triển GDTX để đáp ứng nhiệm vụ phát triển KTXH của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định:
“Phát triển GDTX nhƣ là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực”. Với việc xác định này, GDTX không chỉ là một phương thức giáo dục mà trở thành một ngành học có mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
Điều 44, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lƣợng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”; Điều 4 quy định “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm GDCQ và GDTX”.
Nhƣ vậy, GDTX là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, đồng thời là một phương tiện để tạo cơ hội thường xuyên, tốt nhất cho mọi người có thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết.
Qua những khái niệm trên ta có thể nói GDTX, học tập thường xuyên sẽ mở rộng thành giáo dục suốt đời, học tập suốt đời, trở thành một nguyên tắc chi phối cả nền giáo dục, kết hợp hài hòa với nguyên tắc giáo dục cho mọi người, ai c ng được học hành. Đó chính là nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục thế kỷ XXI của nước ta.
Như vậy, về phương diện quản lý và với những quy định của Nhà nước, ta có thể hiểu: GDTX là một ngành học có nhiệm vụ tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người dân ở mọi lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau trong xã hội không có điều kiện theo học các chương trình GDCQ.
Quản lý GDTX là quản lý các loại hình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên ở nhiều trình độ, với nhiều loại cơ sở giáo dục đa dạng như trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn; trung tâm GDTX ở các quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục đào tạo ở các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư ...