Hoàn thiện chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy học trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên dạy trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (Trang 108 - 111)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC

3.2 Các biện pháp đƣợc đề xuất

3.2.6 Hoàn thiện chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy học trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Bắc Ninh

Dạy học không chỉ là nghề nghiệp giáo viên chọn lựa mà còn là công việc đem lại cho họ một vị trí xã hội nhất định, một sự đãi ngộ dành cho công sức, sự cống hiến của họ cho nghề nghiệp và cho xã hội. Do đó, việc phát triển đội ng giáo viên không chỉ quan tâm đến việc tạo điều kiện cho họ thực hiện nghĩa vụ công tác mà còn chăm lo đến quyền lợi, đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Giải quyết hài hoà hai mặt đó không chỉ động viên, khích lệ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà còn góp phần tạo động lực phát triển đội ng giáo viên, làm cho tổ chức ngày càng phát triển.

* Mục tiêu:

Hoàn thiện chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ng giáo viên dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện, làm cho giáo viên yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng cho sự nghiệp giáo dục là việc làm có ý nghĩa to lớn trong chiến lƣợc phát triển giáo dục.

Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ng giáo viên dạy học THPT là một vấn đề quan trọng trong chính sách quản lý của Trung tâm GDTX c ng nhƣ bất cứ một cơ quan nào. Chính sách, chế độ, đãi ngộ là đòn bẩy, là động lực để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác phát triển đội ng giáo viên. Vì đối với mỗi giáo viên dạy học THPT, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh bản thân và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc.

Mỗi giáo viên dạy học THPT là một thành viên của tập thể nhà trường, là một nhân tố quan trọng của đội ng giáo viên. Do đó, việc chăm lo thực hiện chế độ, chính sách động viên và đãi ngộ cho họ phải chú ý đến từng con người, từng cá nhân cụ thể. Người làm công tác giáo dục cần tìm hiểu, nắm

bắt tâm tư, tình cảm, động cơ công tác, nhu cầu làm việc và hưởng thụ, hoàn cảnh gia đình của họ để có cách thức tác động cụ thể và hiệu quả. Cần tôn trọng nhân cách mỗi giáo viên đồng thời hướng họ vào mục tiêu chung của tập thể để họ đồng cảm, tôn trọng đồng nghiệp và chia sẻ hoàn cảnh, nguyện vọng của các giáo viên khác trong nhà trường. Mỗi giáo viên tự giác phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ chung và khi tổ chức nhà trường vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với mỗi giáo viên. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo sự hài hoà giữa việc động viên về tinh thần và chăm lo thiết thực về vật chất cho giáo viên.

* Nội dung biện pháp:

Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của Nhà nước đối với ĐNGV về lương, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác theo đặc thù nghề nghiệp dạy học. Chú trọng khía cạnh động viên, kích thích, nhằm tăng hiệu suất lao động để thúc đẩy các hoạt động dạy và học ngày càng tốt hơn.

Thực hiện công bằng, dân chủ trong thi đua khen thưởng, trong việc công nhận các danh hiệu nghề nghiệp, c ng nhƣ thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng tham quan học tập, nghỉ ngơi…đối với tất cả các đối tƣợng. Không nên quá chú ý đến nhóm đối tƣợng xuất sắc trong đội ng , mà phải có sự khuyến khích đồng đều, nếu không sẽ dẫn đến sự phân hoá và đó là sự xuất hiện của sức ì, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Có cơ chế thu hút thoả đáng nhƣ hỗ trợ đất ở, điều kiện làm việc để thu hút những sinh viên giỏi về công tác tại địa phương, giáo viên giỏi yên tâm công tác tại địa phương, để xây dựng lực lượng cốt cán của toàn ngành.

Xây dựng ban hành chế độ khuyến khích giáo viên giỏi các cấp, có chế độ khen thưởng giáo viên giỏi cấp tỉnh, giáo viên có thành tích cao trong công tác.

Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngành.

Để giải quyết tình trạng mất cân đối về giáo viên bộ môn, tăng cường giáo viên cho những Trung tâm ở vùng xa gặp khó khăn; giải quyết tình trạng các môn văn hóa chƣa đủ bố chí 1 giáo viên thì phải có chính sách luân chuyển, biệt phái, dạy liên Trung tâm. Do vậy cần có chế độ động viên, khuyến khích đội ng giáo viên này.

Quan tâm chăm lo nâng cao cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, giáo dục, điều kiện hoạt động xã hội của giáo viên.

* Cách thức tiến hành:

Sở GD&ĐT kết hợp với các ban ngành hữu quan nhƣ Sở Nội vụ, Sở Tài chính-Kế hoạch…triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hiện hành đối với nhà giáo, tham mưu với các cấp lãnh đạo để có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với ĐNGV.

Sở GD&ĐT với chức năng quản lí trực tiếp các Trung tâm GDTX cấp huyện cần chỉ đạo các Trung tâm GDTX thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với nhà giáo. Chú ý đến việc thực hiện ở tất cả các trường để đảm bảo công bằng xã hội trên bình diện chung cả về quyền và nghĩa vụ của mỗi giáo viên.

* Điều kiện thực hiện:

Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh có quyết sách về tài chính chi cho các hoạt động giáo dục, cụ thể hoá chế độ đãi ngộ đối với giáo viên. Liên Sở GD&ĐT-TCKH có văn bản hướng dẫn cụ thể mục chi, mức chi.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính - Kế hoạch thực hiện kế hoạch phân bổ kinh phí đầy đủ, kịp thời để các hoạt động giáo dục di n ra bình thường, đảm bảo kế hoạch phát triển GD&ĐT, đồng thời động viên thiết thực giáo viên.

Các cấp quản lí, nhất là ở các Trung tâm GDTX phải quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho ĐNGV, đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với giáo viên một cách công bằng, thiết thực và khai thác các nguồn lực tài chính khác để động viên ĐNGV.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên dạy trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)