CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC
3.2 Các biện pháp đƣợc đề xuất
3.2.4 Bồi dưỡng giáo viên dạy học trung học phổ thông ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo" [1] và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”[15].
Nhƣ vậy, điều cốt lõi để xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ng nhà giáo, trong đó có đội ng giáo viên trung học là “chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học với các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tƣ tưởng chính trị, kiến thức và kỹ năng sư phạm đã quán triệt điều “cốt lõi” đó.
C ng nhƣ bất cứ ngành nghề nào khác, trình độ đào tạo ban đầu của người giáo viên chỉ là điểm xuất phát, là vốn kiến thức và kĩ năng khởi nghiệp. Còn trong suốt quá trình hành nghề, người giáo viên c ng như người lao động trên tất cả mọi ngành nghề khác phải luôn nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình qua con đường tự học, qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, qua các hội thảo trao đổi kinh nghiệm. Vì thế bồi dƣỡng sau đào tạo hay còn gọi là đào tạo tiếp tục trong quá trình hành nghề là quy luật của tất cả các ngành nghề trên thế giới. Đó c ng là lí do giải thích vì sao đến nay và các năm tiếp theo, công tác bồi dƣỡng giáo viên vẫn là nhiệm vụ cực kì quan trọng quyết định chất lượng đội ng giáo viên, chất lượng giáo dục ở nước ta.
* Mục tiêu
Bồi dƣỡng giáo viên dạy học THPT là một công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lƣợng ĐNGV dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện. Bồi dƣỡng là nhiệm vụ đƣợc tiến hành trong suốt quá trình công tác của người giáo viên. Bồi dưỡng nhằm thường xuyên bổ sung, cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho người giáo viên. Trên cơ sở đó, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho người giáo viên dạy học THPT, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng giáo dục của cấp học. Đặc biệt, để đáp ứng những yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông thì công tác bồi dƣỡng càng có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng ĐNGV, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Chính vì vậy, bồi dƣỡng giáo viên dạy học THPT theo Chuẩn nghề nghiệp là một giải pháp tích cực trong việc chuẩn hoá và phát triển ĐNGV dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện.
* Nội dung bồi dưỡng:
Bồi dƣỡng chuẩn hoá đội ng giáo viên dạy học THPT theo Chuẩn nghề nghiệp ở tất cả ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức;
kỹ năng sƣ phạm.
- Về nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống nhà giáo Đây là nội dung bồi dưỡng và rèn luyện thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị về trách nhiệm công dân, nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.
Chấp hành quy chế, quy định của ngành. Đặc biệt là rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo. Thương yêu học sinh, quan hệ hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và nhân dân. Nội dung cụ thể cần bồi dƣỡng:
+ Một số vấn đề chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục của ngành trong năm học mới; Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế.
+ Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng rèn luyện phẩm chất, đạo đức tư cách nhà giáo thông qua Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07/11/2006; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011của Bộ Chính trị về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Tiếp tục quán triệt và quán triệt lại qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGD-ĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên:
Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học thì trong lĩnh vực kiến thức đội ng giáo viên dạy học THPT phải nắm đƣợc: những kiến thức cơ bản;
kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm; kiến thức kiểm tra, đánh giá; kiến thức chính trị, xã hội; nhân văn, kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin và kiến thức địa phương.
Vì vậy, việc bồi dƣỡng kiến thức cho ĐNGV tập trung vào các nội dung sau:
+ Các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật hoá, hiện đại hoá kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Trao đổi học tập các phương pháp; Kỹ thuật dạy học, thực hành soạn giảng, bồi dƣỡng kỹ năng s dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Kinh nghiệm hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các biện pháp cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.
+ Kiến thức về tâm lý học sƣ phạm và lứa tuổi học sinh THPT, học viên GDTX.
+ Kiến thức về giáo dục, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền của trẻ em, y tế học đường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội.
+ Kiến thức về Tin học, Ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ Kiến thức hiểu biết về tình hình Chính trị, Kinh tế, Văn hoá -Xã hội và Giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác.
- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức) Việc bồi dƣỡng kỹ năng sƣ phạm tập trung vào các nội dung sau:
+ Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, cách soạn bài theo hướng đổi mới phù hợp với các đối tƣợng học sinh.
+ Kỹ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh (đổi mới phương pháp dạy học), kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, s dụng thiết bị dạy học, s dụng lời nói, chữ viết khi tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò của người học và phù hợp với đối tượng học sinh từng vùng miền.
+ Kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh; lập kế hoạch chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức hoạt động tập thể, kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng x với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.
+ Kỹ năng xây dựng, lưu giữ và s dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
- Bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đây là một nội dung thiết thực, góp phần làm cho giáo viên nâng cao trình độ nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho giảng dạy và giáo dục.
* Cách thức bồi dưỡng:
Kết hợp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo hình thức tập trung, với việc rèn luyện năng lực trong thực tế công tác; bồi dƣỡng cho các đối tƣợng giáo viên theo nội dung, yêu cầu bồi dƣỡng từ thấp đến cao.
Các cấp quản lí giáo dục và các Trung tâm GDTX cấp huyện dựa vào mục tiêu đã định và căn cứ vào thực trạng đội ng , thực trạng từng đối tƣợng để đặt ra yêu cầu cụ thể: Ai học gì, học ở đâu, thời gian nào, trong bao lâu. Từ đó quyết định nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tƣợng, từng loại hình các lớp bồi dƣỡng.
Các hình thức bồi dƣỡng thích hợp do các cấp quản lí giáo dục quyết định và tiến hành, đó là: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng cập nhật, bồi dưỡng nâng cao dưới dạng bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo…được tiến hành ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp trường. Trong những trường hợp cần
thiết, có thể áp dụng biện pháp c giáo viên đi bồi dƣỡng tập trung dài hạn, ngắn hạn dưới hình thức liên kết với các trường sư phạm, viện nghiên cứu sư phạm, các trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên.
Công tác bồi dƣỡng do các cấp quản lí giáo dục ở và các Trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức không chỉ bó hẹp trong các nội dung bồi dƣỡng bắt buộc theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT hay các lớp bồi dƣỡng do Sở GD&ĐT tổ chức mà còn có thể do đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức thực hiện. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp cần tiếp tục củng cố và phát triển đội ng giáo viên cốt cán, giáo viên mạng lưới chuyên môn phục vụ cho công tác bồi dƣỡng giáo viên; áp dụng các hình thức bồi dƣỡng theo các đợt ngắn ngày cho bồi dƣỡng cập nhật; tập trung bồi dƣỡng theo đợt dài ngày trong hè; áp dụng hình thức bồi dƣỡng linh hoạt, đƣa giáo viên cốt cán về các điểm bồi dƣỡng giáo viên của một Trung tâm theo một hoặc một số chuyên đề cụ thể. Cách thức tổ chức có thể bao gồm thao giảng, rút kinh nghiệm; có thể là tổ chức thông báo kinh nghiệm, sáng kiến, thảo luận, đề xuất phương án giảng dạy, sau đó tổ chức dạy thể nghiệm. Tất cả các lớp bồi dƣỡng giáo viên dạy học THPT và hình thức bồi dƣỡng giáo viên dạy học THPT phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ng .
Bên cạnh các biện pháp tích cực và khả thi trong công tác bồi dƣỡng giáo viên thì các cấp quản lí giáo dục và ở Trung tâm cần tiếp tục coi trọng việc động viên, khuyến khích giáo viên dạy học THPT tự bồi dƣỡng về chuyên môn và nghiệp vụ. Việc tự bồi dƣỡng của giáo viên dạy học THPT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ, năng lực của chính bản thân họ, biến các yêu cầu bồi dƣỡng bắt buộc thành nhu cầu tự bồi dưỡng một cách tự giác, thường xuyên và có hiệu quả.
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy học THPT sẽ gắn liền với con đường tự học, tự bồi dưỡng của họ. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học sẽ
là “gương soi” để giáo viên dạy học THPT thấy mình đã đạt được nội dung tiêu chí đến mức độ nào của Chuẩn hoặc thấy mình còn thiếu gì so với Chuẩn để tự xác định nhu cầu và có kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng.Việc tự bồi dƣỡng sẽ bổ sung cho công tác bồi dƣỡng, làm cho công tác bồi dƣỡng thực sự có hiệu quả.
* Điều kiện thực hiện:
Các cơ quan quản lý giáo dục thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo bồi dƣỡng giáo viên dạy học THPT. Đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng loại hình bồi dƣỡng.
Phối hợp với các trường đại học sư phạm trong việc biên soạn nội dung chương trình cụ thể sát hợp với từng giáo viên dạy học THPT và hợp đồng, liên kết bố trí giảng viên làm nhiệm vụ trong công tác bồi dƣỡng cho đội ng giáo viên dạy học THPT.
Đảm bảo các điều kiện tổ chức công tác bồi dƣỡng cụ thể, thiết thực nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí…Chú ý động viên, khuyến khích giáo viên về tinh thần và vật chất để họ nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ học tập, tích cực tham gia bồi dưỡng và thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Ban Giám đốc của từng Trung tâm GDTX cấp huyện chịu trách nhiệm cụ thể hoá kế hoạch của các cấp quản lý, xây dựng kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình và trực tiếp tổ chức thực hiện. Quản lý tổ chức việc tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên, sinh hoạt tổ, nhóm bộ môn dự giờ, hội giảng, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, viết sáng kiến giảng dạy.
Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm trên cơ sở đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm.