CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC
3.2 Các biện pháp đƣợc đề xuất
3.2.5 Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và xếp loại giáo viên dạy học
trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp
* Mục tiêu:
Việc đánh giá, tự đánh giá và xếp loại giáo viên dạy học THPT theo Chuẩn nghề nghiệp, thực chất là đánh giá khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên phù hợp mục tiêu và hiệu quả của GDTX. Thông qua việc đánh giá đó giúp cho các cấp quản lý giáo dục nắm đƣợc thực chất về chất lƣợng đội ng giáo viên dạy học THPT. Trên cơ sở đó cấp quản lý giáo dục có kế hoạch bố trí, s dụng, bồi dƣỡng đội ng giáo viên này cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên dạy học THPT c ng thấy đƣợc năng lực nghề nghiệp của chính mình, làm cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng. Đó c ng chính là một nội dung quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ng nhà giáo nói chung và giáo viên dạy học THPT nói riêng. Đánh giá, tự đánh giá và xếp loại giáo viên dạy học THPT theo Chuẩn nghề nghiệp góp phần tích cực trong việc quản lý chất lƣợng đội ng giáo viên dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện theo Chuẩn nghề nghiệp.
* Nội dung biện pháp:
Nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện dựa theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học hiện hành.
Nội dung cụ thể nhƣ sau:
* Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
a. Đánh giá nhận thức tư tưởng chính trị về trách nhiệm một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Đánh giá việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.
c. Đánh giá chấp hành quy chế của ngành, quy định của trung tâm, kỷ luật lao động.
d. Đánh giá về đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
* Đánh giá về kiến thức
a. Đánh giá về kiến thức cơ bản.
b. Đánh giá kiến thức về tâm lý học sƣ phạm và tâm lý học lứa tuổi c. Đánh giá kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
d. Đánh giá kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
e. Đánh giá kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
Đánh giá kiến thức với các nội dung trên là đánh giá một cách toàn diện về hiểu biết của người giáo viên dựa trên mức độ nắm kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, sự am hiểu về chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước với Giáo dục, những kiến thức cập nhật về các vấn đề xã hội và nhân văn, những hiểu biết về tình hình địa phương nơi trung tâm đóng.
* Đánh giá kĩ năng sư phạm
a. Đánh giá kỹ năng lập đƣợc kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
b. Đánh giá kĩ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy đƣợc tính năng động sáng tạo của học sinh.
c. Đánh giá kĩ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
d. Đánh giá kĩ năng thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lƣợng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng x có văn hoá và mang tính giáo dục.
e. Kỹ năng xây dựng, bảo quản và s dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Như vậy, đánh giá kĩ năng sư phạm của người giáo viên dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện bao gồm đánh giá kĩ năng giảng dạy và giáo dục, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xây dựng hồ sơ phục vụ cho công tác giáo dục.
* Cách thức thực hiện:
Định kỳ vào cuối năm học, Giám đốc Trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, trong đó có giáo viên dạy học THPT. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên cần đƣợc kết hợp giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của Trung tâm và ý kiến tham gia của tổ chuyên môn, đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh đối với giáo viên đó.
Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên ở Trung tâm GDTX cấp huyện đƣợc tiến hành theo các bước sau:
1. Giáo viên tự đánh giá theo nội dung từng lĩnh vực và tự xếp loại theo tiêu chuẩn đã đƣợc quy định.
2. Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên.
3. Giám đốc trung tâm GDTX thực hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem x t kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn, khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó.
- Thông qua tập thể lãnh đạo Trung tâm, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại.
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên.
- Ghi nhận x t, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên.
- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể Trung tâm.
+ Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của Giám đốc, giáo viên có quyền khiếu nại với hội đồng Trung tâm. Nếu vẫn chƣa có sự thống nhất, giáo viên có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và đánh giá lại.
+ Trong trường hợp giáo viên được đánh giá cận với mức độ Tốt, Khá hoặc Trung bình, việc xem x t nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên. Giám đốc Trung tâm quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
+ Trong quá trình đánh giá, xếp loại cần xem x t một cách hợp lí đối với giáo viên dạy nhiều môn học và giáo viên dạy một môn học.
* Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục chỉ đạo, tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên dạy học THPT ở các Trung tâm GDTX cấp huyện hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Sở GD&ĐT. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, s dụng có hiệu quả đội ng giáo viên dạy học THPT ở địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhƣng chƣa đáp ứng điều kiện về văn bản của ngạch ở mức cao hơn.
Giám đốc Trung tâm GDTX cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên dạy học THPT tự đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện về Sở GD&ĐT. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ng giáo viên dạy học THPT của Trung tâm.
Những lưu ý khi đánh giá, xếp loại giáo viên dạy học THPT
Đánh giá là nhận định giá trị theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên , người cán bộ quản lý đánh giá một giáo viên chính là sự phán x t đối với giá trị của người giáo viên đó. Trong quá trình đánh giá, người cán bộ quản lý cần tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, phương pháp và công cụ đánh giá, ví dụ: Đánh giá nhƣ thế nào? Làm thế nào có thể đánh giá một cách cụ thể năng lực của giáo viên? Làm thế nào có thể đánh giá tiềm năng của một giáo viên ? Ý thức được câu trả lời sẽ giúp người đánh giá tránh được nguy cơ chệch hướng khi thực hiện nhiệm vụ.
Mối quan hệ giữa người đánh giá và người bị đánh giá không hoàn toàn mang tính trung lập. Tính khách quan không phải là lẽ đương nhiên, do vậy khi thực hiện đánh giá, một số điều cần tránh đó là:
a. Sự máy móc và định kiến là điều hay gặp trong tư duy mà người đánh giá không d vượt qua. Ví dụ: “Những người tốt nghiệp một chương trình học nào đó hoặc một trường nào đó luôn là những người xuất sắc”.
b. Người đánh giá tự giới hạn trong một hình ảnh duy nhất gắn với một ưu điểm lớn hay một nhược điểm lớn của người bị đánh giá. Hình ảnh này dần dần che lấp tất cả các đặc điểm khác của người bị đánh giá dưới tác dụng của hình ảnh đó. Ví dụ: “Giáo viên A rất thông minh” hoặc “Giáo viên có những khó khăn trong quan hệ” và sau đó giáo viên bị đánh giá sẽ chỉ đƣợc nhìn nhận thông qua lăng kính này. Giáo viên A sẽ đƣợc đánh giá rất tích cực còn giáo viên B sẽ bị coi như k m cỏi trên tất cả các phương diện.
c. Người đánh giá chỉ biết nguyên tắc và phương pháp đánh giá mà chƣa nắm vững kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có. Không nên đưa người chưa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đi đánh giá, xếp loại chuyên môn của người giỏi. Nhìn chung, những cán bộ quản lý giáo dục gần g i với giáo viên và có năng lực thực tế cần thiết mới có thể thực hiện các hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên một cách chính xác, khách quan.