Đặc điểm của quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 25 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT

1.2. Quản lí dạy học ở trường cao đẳng

1.2.2. Đặc điểm của quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật

Ngoài những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội chung của lứa tuổi SV, nói chung các SV cao đẳng nghệ thuật có 2 đặc điểm học tập khác biệt nhƣ sau.

- Chất lượng đầu vào của sinh viên các trường cao đẳng nghệ thuật thấp hơn rất nhiều so với các trường đại học cùng ngành. Đa phần những thí sinh có học lực tốt ở các môn văn hóa, đạt điều kiện xét tuyển, hay những thí sinh thực sự có năng khiếu, tự tin vào bản thân sẽ đăng kí vào các trường đại học.

Số còn lại mới nộp hồ sơ vào các trường cao đẳng.

- Do khuynh hướng chọn nghề nghệ thuật của SV trước khi nhập học chi phối, nên nhu cầu, sở thích, khả năng nhận thức v.v… của các em tập trung vào nghệ thuật. Do đó các em ít chuẩn bị và ít sẵn sàng học tập các lĩnh vực khác nhƣ Toán, Logic, Khoa học, Chính trị, Ngôn ngữ v.v… Nói cách khác, SV gặp khó khăn từ bên trong khi học những lĩnh vực ngoài nghệ thuật.

Điều đó dễ dẫn đến ngại học, học yếu, sụt giảm nhu cầu, thiếu hứng thú, học tập thiếu hệ thống, thiếu quyết tâm, thiếu chủ động. Nói gọn lại, do tính tích cực học tập sớm bị dồn vào nghệ thuật nên tính tích cực học tập các môn khác sẽ bị phân tán và luôn có nguy cơ suy giảm.

1.2.2.2. Nguyên tắc quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật 1. Nguyên tắc phân cấp quản lí

Nguyên tắc này đòi hỏi phát huy sự tham gia rộng lớn của mọi thành viên nhà trường vào quản lí dạy học. Vai trò quản lí của các tổ chuyên môn, của GV và cán bộ chủ nhiệm lớp, của cán sự lớp và của mỗi SV là chỗ dựa vững chức và đáng tin cậy của giám hiệu. Nguyên tắc này cũng phản ánh tính dân chủ và hợp tác trong quản lí dạy học của nhà trường.

2. Nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm

Do phân cấp quản lí nên đương nhiên dẫn đến vai trò và năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm của tất cả mọi người, những ai được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lí nào đó. Khi ủy quyền, cần tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ của người được ủy quyền. Đồng thời người được ủy quyền phải hiểu và cam kết chịu trách nhiệm trước cách làm và hậu quả việc mình làm.

3. Nguyên tắc cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực

Đối với loại hình trường nghệ thuật, nguyên tắc này vô cùng quan trọng. Các mục tiêu đào tạo nghệ thuật cần được cân nhắc sao cho tương xứng với nguồn lực trường có và có thể khai thác. Không thể đặt ra mục tiêu quá cao nếu trong nhân sự giảng dạy thiếu những chuyên gia (nhà giáo, nghệ sĩ) giỏi, hạ tầng kĩ thuật thiếu thốn, chất lƣợng tuyển sinh thấp, năng lực và sự gắn bó nghề nghiệp của nhà giáo không cao, đa số SV không thật yêu nghề, môi trường văn hóa nhiều khiếm khuyết v.v… Cũng sẽ là tự ti và lãng phí khi đặt mục tiêu quản lí quá thấp hơn so với tầm vóc, năng lực của trường.

4. Nguyên tắc phát triển văn hóa nhà trường

Nhà trường nào cũng cần tuân thủ nguyên tắc này vì nền tảng văn hóa chắp cánh cho hiệu lực và hiệu quả quản lí, làm giảm tính chất hành chính khô khan và tạo thuận lợi để tập hợp lực lượng. Nhà trường nghệ thuật lại càng cần tuân thủ nguyên tắc này vì văn hóa là cái nôi của mọi thứ nghệ thuật, thấm đượm trong nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật. Văn hóa nhà trường hợp thành từ 4 bộ phận (2013)[36] nhƣ sau:

1. Văn hóa quản lí – đó không chỉ nói về phong cách và kĩ năng quản lí của các nhà quản lí chuyên trách, mà nói về cả hệ thống quản lí cấp trường.

2. Văn hóa giảng dạy – đó là tính chuyên nghiệp của các nhà giáo dục nghệ thuật và các nghệ sĩ tham gia nhân sự giảng dạy.

3. Văn hóa học tập – đó không chỉ nói về SV, mà nói về toàn thể nhà trường phải trở thành một tổ chức biết học hỏi.

4. Văn hóa quan hệ, ứng xử xã hội – đó là môi trường văn hóa của đời sống và quan hệ xã hội trong nhà trường như giao tiếp, sinh hoạt, hợp tác…

1.2.2.3. Nội dung quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật

Có một số cách tiếp cận khi bàn về nội dung quản lí dạy học. Do đặc thù của loại trường nghệ thuật và quan niệm nội dung dạy học 6 thành tố (trang 17) nên trong luận văn này xác định nội dung quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật gồm:

1. Quản lí nội dung học vấn

Nội dung học vấn chính là mục tiêu học tập của người học. Quản lí nó tức là giữ vững định hướng, xúc tiến thay đổi nếu cần thay đổi và cập nhật, tổ chức và thiết kế nó thành các kiểu chương trình môn học và tín chỉ cho phù hợp với cơ cấu và lĩnh vực đào tạo của trường. Ở trường nghệ thuật thì nội dung quản lí này đang gặp nhiều khó khăn vì nội dung học vấn nhìn chung vẫn tồn tại theo kiểu cũ.

2. Quản lí các hoạt động dạy học và học tập

Quản lí hoạt động dạy học bao gồm việc quản lí các hồ sơ giảng dạy và học tập (giáo án, bài giảng, đề thi, bài thi, bảng điểm v.v…), các nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện giảng dạy, kỉ luật giảng dạy và học tập, các quan hệ giữa dạy và học, các nhiệm vụ chuẩn bị và lên lớp học tập của SV, trọng đó trọng tâm là đề xướng phương hướng, biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, chỉ đạo và giám sát quá trình đổi mới phương pháp dạy học của GV, kĩ năng và thói quen học tập của SV.

3. Quản lí hành vi công vụ của các chủ thể dạy học và học tập

Hành vi công vụ chính là hành vi thực hiện nhiệm vụ mà mình đƣợc giao. Quản lí hành vi này tức là kết hợp các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ học tập trên cơ sở các qui chế, nội qui, thời khóa biểu,

chỉ thị của cấp trên và của trường. Một yếu tố quan trọng trong hành vi công vụ là học tập, bồi dƣỡng và phát triển nghề nghiệp của nhà giáo và của các chuyên gia nghệ thuật. Trong hành vi công vụ còn có việc chấp hành những qui định hành chính về giờ giấc, nề nếp, trang phục, nghi thức làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt chuyên môn của nhà giáo và các chuyên gia.

4. Quản lí môi trường đạo đức, văn hóa, tâm lí nhóm và cá nhân trong học tập và giảng dạy

Nội dung này yêu cầu tạo ra bầu không khí hay hoàn cảnh thuận lợi cho dạy học và học tập. Đó là môi trường đạo đức lành mạnh, môi trường văn hóa giàu tính nhân văn, giàu tính tương tác và giàu thông tin, khuyến khích tính chủ động, tích cực, sáng tạo của nhà giáo và SV trong học tập, bồi dƣỡng, các quan hệ chuyên môn mang tính hợp tác, thân thiện và tôn trọng các khác biệt.

5. Quản lí các nguồn lực dạy học và học tập

Nội dung này bao hàm việc quản lí các học liệu, học cụ dùng chung và những phương tiện kĩ thuật dạy học cho các ngành, các bộ môn, các lớp cùng với tài liệu học tập của thư viện như giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn, tài nguyên học tập trên mạng của trường. Tất nhiên ở đây còn có việc quản lí thông tin và dữ liệu, số liệu thống kê phục vụ dạy học được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu khác nhau nhƣ phim giáo khoa, các clips minh họa, các dữ liệu ghi âm và ghi hình từ những hoạt động thực hành, tham quan, biểu diễn.

6. Quản lí các sản phẩm và việc đánh giá kết quả dạy học và học tập.

Đó là việc quản lí các sản phẩm do nhà giáo và SV làm ra, tức là những tác phẩm nghệ thuật, những mô hình giảng dạy và học tập tốt, những bài báo khoa học và chuyên khảo, những báo cáo kinh nghiệm đã tổng kết đƣợc v.v..

Bên cạnh đó là quản lí hoạt động đánh giá, trong đó đặc biệt quan trọng là giám sát và điều chỉnh việc ra đề, bảo quản đề thi, chấm bài, nhận xét, coi thi và hồ sơ đánh giá sao cho đúng chỉ đạo, đúng kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)