Giám sát và đánh giá phương pháp và biện pháp dạy học tích cực hóa học tập

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 82 - 88)

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

3.2. Các biện pháp quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập

3.2.4. Giám sát và đánh giá phương pháp và biện pháp dạy học tích cực hóa học tập

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thu thập phản hồi để làm căn cứ tham khảo điều chỉnh hoạt động và các biện pháp quản lí dạy học, từ đó liên tục cải thiện hiệu lực của quản lí và hiệu quả của dạy học TCH học tập.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

- Xây dựng và thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lƣợng đào tạo chung trong quản lí nhà trường để làm chỗ dựa cho công tác giám sát và đánh giá dạy học

Đảm bảo chất lƣợng đƣợc hiểu là Tiếp cận cụ thể của quản lí chất lƣợng dựa vào qui trình áp dụng các lí thuyết, quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, quá trình, biện pháp, thủ tục và công cụ thích hợp để bảo đảm thực hiện đƣợc các chuẩn hay các cấp chất lƣợng đã đề ra trong toàn bộ hoạt động từ khi khởi xướng đến khi kết thúc và thu được sản phẩm [36]. Đó là một trong những khâu cơ bản của quản lí chất lƣợng. Đảm bảo chất lƣợng giáo dục cũng tuân theo qui trình nhƣ vậy và là một bộ phận của quản lí chất lƣợng giáo dục.

GV là người nghiên cứu, tìm tòi, đề ra các phương pháp, biện pháp dạy học TCHHT của SV sao cho phù hợp với đối tƣợng là SV CĐNT Hà Nội và đƣa vào để thực hiện trong quá trình dạy học TCH. Trong quá trình thực hiện các phương pháp và biện pháp phải có sự giám sát và đánh giá của các nhà quản lí [Bộ GD, UBND tp Hà Nội, Ban Giám Hiệu nhà trường, GV, SV, Phụ huynh...], nhằm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo chất lƣợng dạy học TCH. Việc giám sát đánh giá đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức: thông qua dự giờ GV, kiểm tra Giáo án, cho SV làm bài kiểm tra...Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí đã đƣợc định sẵn, VD tiêu chí thiết kế bài học TCH (xem phần 3.2.1); đánh giá thông qua kiểm định chất lƣợng; đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của phụ huynh, ý kiến của SV, của các tầng lớp xã hội , tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tự đánh giá.

Hình 3.2. Mô hình đảm bảo chất lƣợng giáo dục

Trên phương diện thủ tục kĩ thuật, Đảm bảo chất lượng nói chung và Đảm bảo chất lượng giáo dục nói riêng là qui trình cấu thành từ các bước như trên Hình 3.2. Đánh giá, giám sát có vai trò rất quan trọng trong Quản lí dạy học TCH. Nhà trường cần cho thấy trách nhiệm của mình về chất lượng các chương trình giáo dục, môi trường học tập, hỗ trợ các dịch vụ và đánh giá hiệu quả của chúng đối với học tập thông qua các quá trình đƣợc thiết kế nhằm cải thiện liên tục.

- Xây dựng tiêu chí, qui trình và công cụ đánh giá dạy học, chủ yếu là phương pháp dạy học và bài học TCH học tập

Nhƣ trên đã phân tích, đánh giá, giám sát sẽ vô ích nếu không căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và bối cảnh cụ thể. Ví dụ thấy bài học A rất thích hợp với chiến lƣợc dạy học kiến tạo, nhƣng GV lại không thiết kế

Nhận diện

Thu hút và đƣợc sự đồng ý của cha mẹHS

Chẩn đoán và đánh giá chuyên gia

Lập cơ sở dữ liệu về HS và học tập

Xác nhận

Hoàn thiện các hồ sơ chất lƣợng Xác nhận

Bước 1 Bước 2

Bước 3

ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

Bước 4

Bước 5

Bước 6 Bước 7

Đ I Ề U

C H Ỉ N H Các điểm đảm

bảo chât lƣợng

Các chuyên gia đƣợc xác nhận

Phê duyệt các giám định viên Kí cam kết của Hiệu trưởng Quá trình xác nhận từ bên ngoài

và dạy học kiến tạo. Có thể giám sát và đánh giá GV đó thế nào? Nếu trong trường không có tài liệu nào về lí thuyết này, GV đó chưa bao giờ được tổ chuyên môn tập huấn về chiến lược đó, nhà trường chưa có tập huấn gì, học liệu để học kiến tạo không có v.v… thì không thể đánh giá GV đó kém, không hoàn thành nhiệm vụ, cũng không khiển trách GV đó đƣợc.

Những tiêu chí, qui trình, kĩ thuật và công cụ đánh giá dạy học phải xuất phát từ điều kiện đảm bảo chất lượng. Thật vô lí nếu đưa người ta mẩu gỗ lại đòi sản phẩm là cái kim khâu bằng kim loại. Các yếu tố kĩ thuật đó giúp xúc tiến hàng loạt những nhiệm vụ quản lí sau:

+ Liên tục rà soát và có trách nhiệm về chất lượng các chương trình giáo dục.

+ Duy trì công tác rà soát, phát triển chương trình đều đặn.

+ Đánh giá tất cả các tín chỉ cùng bảng điểm, giải thưởng cho những hình thức học tập trải nghiệm và hình thức khác.

+ Trường cần có các chính sách đảm bảo chất lượng các tín chỉ mà mình đã chấp nhận cung cấp cho người học.

+ Duy trì và thực thi quyền tự chủ trên các điều kiện tiên quyết cho các khóa học, tính chặt chẽ của các khóa học, kì vọng về kết quả học tập, tiếp cận các nguồn tài nguyên học tập, trình độ đào tạo của giảng viên cho tất cả các chương trình của mình, bao gồm cả các chương trình tín chỉ kép (văn bằng 2 trong giáo dục đại học

+ Duy trì công tác kiểm định chuyên biệt đối với các chương trình để chúng thích hợp với các mục đích giáo dục.

+ Đánh giá sự thành công của sinh viên tốt nghiệp của mình, đảm bảo rằng các chương trình cấp bằng hoặc chứng nhận mà trường đại diện có tư cách chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp tốt nhƣ nghiên cứu, tỉ lệ có việc làm, tỉ lệ có học bổng, và tỉ lệ tham gia các chương trình đặc biệt.

- Xây dựng chế độ cam kết giữa lãnh đạo, tổ chuyên môn và từng GV về đổi mới dạy học theo hướng TCH học tập

Điều này khắc phục thói quen nói suông, nói mà không làm hay nói một đằng làm một nẻo. Những cam kết này đƣợc kí và công bố rộng rãi và kèm theo đăng kí kế hoạch thực hiện, kết quả đạt đƣợc. Nội dung các cam kết xoay quanh những vấn đề phương pháp dạy học TCH và bài học TCH học tập. Đã cam kết thì phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị phê bình. Những cam kết cụ thể là:

+ Cam kết về sản phẩm thiết kế bài học TCH, trong đó có phương pháp dạy học phù hợp, cụ thể bao nhiêu bài, mấy môn, bài nào, thời hạn nào có thể áp dụng và mang ra seminer hay thảo luận ở tổ chuyên môn.

+ Cam kết từ phía tổ và nhà trường sẽ đảm bảo những điều kiện thiết yếu nào để GV có thể thực hiện thiết kế và dạy học TCH học tập.

+ Cam kết về hiệu quả các giờ dạy theo thiết kế bài học TCH học tập, những bài nào và khi nào tiến hành.

+ Cam kết về thành tựu giáo dục và cải thiện hiệu quả học tập của SV khi học tập theo bài học TCH.

+ Giải thích rõ ràng các mục đích học tập và các quá trình hiệu quả để đánh giá học tập và mức độ đạt mục đích học tập.

+ Đánh giá kết quả học tập luôn bao gồm cả các lĩnh vực ngoài môn học lẫn trong môn học.

+ Sử dụng thông tin thu đƣợc từ đánh giá để cải thiện học tập.

+ Các quá trình hoạt động và phương pháp luận đánh giá học tập phản ánh thực tiễn tốt, bao gồm cả sự tham gia đáng kể của cả bộ máy nhân sự chuyên môn và những thành viên khác của trường.

+ Cải thiện công tác giáo dục qua sự quan tâm liên tục đến duy trì sĩ số, kiên trì đào tạo, tỉ lệ hoàn thành khóa học trong các chương trình cấp bằng và cấp chứng chỉ.

+ Xác định mục tiêu để duy trì người học, kiên trì đào tạo và hoàn thành đƣợc những tham vọng có thể đạt đƣợc và phù hợp với sứ mệnh của mình, với người học và các dịch vụ giáo dục.

+ Tập hợp và phân tích thông tin về tỉ lệ dự học, theo đuổi khóa học và hoàn thành chương trình đào tạo.

+ Sử dụng thông tin đó để thực hiện những cải thiện nhƣ là những việc làm có căn cứ. Các quá trình và phương pháp luận thu thập và phân tích thông tin về lưu giữ người học, kiên trì đào tạo và hoàn thành chương trình phản ánh thực tiễn tốt của trường.

- Sử dụng những hình thức giám sát và đánh giá kết hợp dƣợc nhiều nguồn thông tin

Đó là sự kết hợp các đánh giá chính thức từ tổ chuyên môn và đồng nghiệp với đánh giá của SV và cộng đồng. Không ai hiểu rõ hơn SV về tác dụng của phương pháp dạy học và bài học mà mình đã học. Họ thu được cái gì, bài học đó làm họ phấn chấn hay chán nản thêm. SV có thể không am hiểu lí luận dạy học, nhƣng hiệu quả và tác động của dạy học đến nhu cầu, hứng thú, trí tuệ, tình cảm của họ thì họ biết rất rõ.

Đánh giá của SV về phương pháp dạy học và bài học được tiến hành bằng nhiều công cụ nhƣ bảng hỏi ngay sau giờ học hoặc sau buổi học, viết tiểu luận góp ý kiến, và đặc biệt là phỏng vấn từng em. Như vậy nhà trường phải phát triển những công cụ này, thống nhất nhau về kĩ thuật. Dữ liệu thu đƣợc phải đƣợc công bố ở tổ chuyên môn để thảo luận và rút kinh nghiệm, sau đó báo cáo lên khoa và giám hiệu.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường phải có văn hóa chất lượng và văn hóa đó phải thấm vào từng thành viên, trước hết là các cấp quản lí. Họ là những người đầu tiên phải hiểu, phải có thái độ và hành động gương mẫu về chất lượng giáo dục, qua

quản lí, giảng dạy và nghiên cứu. Sau đó là các GV, phải là những người trân trọng, gắn bó với chất lƣợng, nỗ lực vì chất lƣợng thông qua việc dạy học của mình thì mới khuyến khích đƣợc SV phấn đấu vì chất lƣợng và kết quả học tập của mình.

- Giám sát và đánh giá phương pháp dạy học và bài học TCH học tập đòi hỏi những điều kiện vật chất-kĩ thuật nhất định. Đó là chuẩn, tiêu chí, công cụ và qui trình thực hiện. Đồng thời nhà trường cũng phải có cơ chế cởi mở trong đánh giá, coi trọng đúng mức đánh giá của SV.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)