Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
3.2. Các biện pháp quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập
3.2.2. Tổ chức các seminer bồi dưỡng GV về phương pháp dạy học tích cực hóa học tập ở tổ chuyên môn và toàn trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp GV rèn luyện và củng cố tri thức và kĩ năng dạy học TCH học tập qua sinh hoạt chuyên môn bằng con đường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời giúp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn hướng vào phát triển nghề nghiệp cho giảng viên, hạn chế những việc hành chính, sự vụ.
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành
- Qua seminer GV đƣợc củng cố, mở rộng và đào sâu những tri thức về PPDH tích cực hóa. Cũng qua seminer GV có cơ hội đƣợc trình bày quan điểm, hiểu biết của mình về PPDH tích cực hóa. Tạo cơ hội để các thành viên trong tổ, nhóm trao đổi, hợp tác; góp phần làm tăng không khí thân thiện, tin cậy, hiểu biết và đoàn kết. GV có cơ hội để thu thập những thông tin ngƣợc để tự điều chỉnh giờ dạy của bản thân cho phù hợp với yêu cầu. Qua đó nắm vững và hiểu sâu hơn về PPDH TCH.
- Áp dụng các cách tổ chức Seminer khác nhau: thảo luận tự do về PPDH TCH với chủ đề đã được thông báo trước; Seminer báo cáo: Tổ trưởng báo cáo về vấn đề PPDHTCH sau đó người nghe thảo luận có ý kiến; Seminer hỗn hợp: báo cáo và thảo luận…
- Hướng dẫn các tổ chuyên môn cách thức chuẩn bị seminer
Lập kế hoạch chi tiết cho nội dung và cách thức tổ chức: đề tài, mục đích, thời gian, phân công nhiệm vụ: người thuyết trình, dẫn chương trình, thư kí, chuẩn bị, giới thiệu tài liệu tham khảo và hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo cho GV; định hướng câu hỏi thảo luận…
Tổ trưởng đưa ra đề tài seminar và yêu cầu GV chia thành từng nhóm cho phù hợp với đề tài và thực tế sao cho mỗi người đều cảm thấy thoải mái (theo mức độ thân quen, gần nhau về địa lí, có chung sở thích), mỗi nhóm phải có những cá nhân nổi trội để dẫn dắt các thành viên khác; các thành viên trong mỗi nhóm suy nghĩ về vấn đề của mình. Sau đó, mỗi nhóm tiến hành hai cuộc họp. Cuộc họp thứ nhất: Các thành viên nêu ý tưởng khái quát của mình để khai thác các mối liên hệ, cả nhóm thống nhất các hướng thuộc phần mình đảm nhiệm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ nghiên cứu một hướng. Trong quá trình làm việc, mỗi nhóm cần liên hệ với tổ trưởng để nhận đƣợc tƣ vấn về nội dung, tài liệu, cách thức sử dụng công nghệ thông tin.
Cuộc họp thứ hai: Họp các nhóm nhỏ, thống nhất kết quả theo từng hướng và bổ sung những hướng nảy sinh, sau đó chọn ra trong mỗi hướng một ví dụ điển hình nhất để báo cáo trước tập thể trong buổi seminar. Khuyến khích các nhóm sử dụng công nghệ thông tin để trình bày kết quả của mình nhằm mục đích vừa sinh động vừa nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của GV.
- Đánh giá rút kinh nghiệm
GV trình bày ý kiến của mình về nội dung kiến thức mà bản thân đã tiếp nhận được, phương pháp dạy học mà mình đã áp dụng để TCH học tập, lí
thuyết dạy học TCH mà mình lĩnh hội được, kinh nghiệm sử dụng phương tiện kĩ thuật trong bài học TCH v.v…qua buổi seminer, phát biểu cảm tưởng.
Tổ trưởng chuyên môn nhận xét, đánh giá theo những nguyên tắc của dạy học TCH học tập (Tương tác, Tham gia-Hợp tác, Tính vấn đề của dạy học). Có thể đánh giá giáo án, có thể tổ chức đánh giá báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, có thể đánh giá giờ học qua dự giờ trực tiếp. Dù sử dụng phương pháp nào, phương tiện nào (hiện đại hay không hiện đại), có những kĩ năng lên lớp nào và sử dụng ngôn ngữ, hành vi ứng xử ra sao đều không quan trọng, mà phải tập trung vào 3 nguyên tắc cốt yếu của dạy học TCH. Hễ không tạo ra được các tương tác trên lớp, không hay ít có sự tham gia và hợp tác của SV trong học tập, và bài học tẻ nhạt, vô vị vì không có tính vấn đề thì đó là phương pháp và bài học chưa đạt yêu cầu TCH học tập. Cả 3 nguyên tắc TCH và các tiêu chí đánh giá thiết kế bài học TCH đều đƣợc cụ thể hóa trong các bảng kiểm, biên bản quan sát khi dự giờ và đánh giá dạy học và làm chỗ dựa để seminer và sinh hoạt chuyên môn.
- Đổi mới tổ chức seminer
Hiện nay, có một số hình thức đổi mới về cách tổ chức seminer: Dạy cách suy nghĩ nhƣ các nhà khoa học làm cho seminer trở thành những buổi
“thảo luận phát triển” (developmental discussion). Và đây đang là hướng đổi mới, phát triển hình thức seminar mà GV có thể tham khảo để tổ chức thực hiện seminer thêm phong phú và hiệu quả. Để thực hiện đƣợc việc đổi mới đó, giám hiệu và tổ chuyên môn chỉ đạo và giám sát việc áp dụng một số kĩ thuật dạy học phù hợp.
+ Công não (brain storming): làm bật ra nhiều ý tưởng về một vấn đề nêu ra sau đó bình luận, đánh giá.
+ Trao đổi nhóm lớn (buzz group): trao đổi ngắn trong nhiều nhóm nhỏ, tập trung về một vấn đề nêu ra khi chia sẻ ý kiến trong nhóm lớn.
+ Nghiên cứu trường hợp (case study): đưa ra một trường hợp thực hoặc mô phỏng để người tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp.
+ “Bể cá” (fish bowl): một nhóm thảo luận đƣợc quan sát im lặng bởi một nhóm khác, sau đó đổi vai hoặc trao đổi chung.
+ “Kim tự tháp” (pyramid): vấn đề đƣợc thảo luận sơ bộ trong từng nhóm nhỏ để tạo ý tưởng ban đầu, sau đó được thảo luận sâu hơn bằng cách gộp 2 nhóm, 4 nhóm nhỏ thành nhóm lớn hơn.
+ Thảo luận nhóm khống chế: trong quá trình thảo luận, người tham gia có thể đề ra những câu hỏi nhưng người điều khiển khống chế theo định hướng chung.
+ Thảo luận nhóm tự do : các vấn đề thảo luận do chính người tham gia trong nhóm đề xuất chứ không phải do định hướng sẵn….
Qua hoạt động seminer với những kĩ thuật đa tương tác và giàu trải nghiệm nhƣ vậy, GV đƣợc tự nghiên cứu, trình bày những hiểu biết của mình về PPDHTCH, bài học TCH nên nắm vững lí luận hơn, hiểu sâu hơn vấn đề và học hỏi đƣợc nhiều kĩ năng dạy học của đồng nghiệp. Chắc chắn sẽ hiệu quả hơn khi nghe tổ trưởng thuyết trình, truyền đạt một chiều nội dung thông tin. Từ đó khi vận dụng PPDH TCH vào giảng dạy thực tế, GV chủ động hơn, không bị động, lúng túng và nhất là sai hướng hoặc lệch chuẩn.
- Chỉ đạo rõ ràng về học tập lí luận dạy học TCH học tập qua việc huy động GV hay tổ trưởng chuyên môn viết báo, chuyên khảo giới thiệu các lí thuyết học tập và dạy học hiện đại nhƣ lí thuyết kiến tạo, lí thuyết học hợp tác, lí thuyết học tập dựa vào vấn đề, lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, lí thuyết dạy học dựa vào dự án, lí thuyết học tập dựa vào nghiên cứu trường hợp, lí thuyết dạy học dựa vào phong cách học tập v.v…
Những vấn đề nhƣ vậy đƣợc sử dụng làm nội dung trong các seminer và tiến tới những khuyến cáo áp dụng thực tiễn các lí thuyết đó ngay tại lớp,
tại môn học mà mình phụ trách qua thiết kế phương pháp dạy học, thiết kế bài học và thực thi những thiết kế đó trên lớp. Những nội dung khó hiểu trong seminer đƣợc sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các cơ quan nghiên cứu, các đại học và các nhà giáo giỏi.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động truyền thông dựa vào những thành tựu bước đầu đã được thẩm định và thử thách qua seminer, dự giờ, thành tích học tập của SV để tạo nên phong trào đổi mới dạy học theo hướng TCH học tập trong nhà trường, để làm nền tảng tổ chức các hội nghị học tập của SV.
Những hội nghị học tập có tác dụng khuyến khích SV học tập theo phong cách hiện đại, chủ động, tích cực hơn, với những kĩ năng học tập hiệu quả hơn, do đó nâng cao nhu cầu và khát vọng học tập của họ.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Việc thực hiện chỉ đạo của trường phải thống nhất, rộng khắp, ở mọi ngành, hệ và môn học của trường, trong đó tổ chuyên môn phải thể hiện rõ vai trò nòng cốt để tƣ vấn cho giám hiệu.
- Chỉ đạo phải cụ thể, có mẫu, có lộ trình rõ ràng, có giám sát và đánh giá đến nơi đến chốn, không nói rồi bỏ đấy lấy lệ. Khi GV nào không đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng TCH học tập thì cương quyết bắt buộc phải học các lớp tập huấn, phải cử GV giỏi kèm cặp và phải thường xuyên đƣợc nhắc nhở, hỗ trợ từ tập thể.