Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.3. Thực trạng quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập ở Trường
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL về mục đích QLDH theo hướng TCHHT của SV (Số lượng: N = 30)
STT MỤC ĐÍCH CỦA QLDH TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SV
Ý KIẾN CBQL
SL %
1 Nâng cao chất lƣợng quản lí về đào tạo 27/ 30 90 % 2 Nâng cao chất lƣợng giờ dạy của giáo viên 24/ 30 77,6 % 3 Làm biến đổi tích cực người học 21/ 30 70 %
Hình 2.3. Nhận thức của CBQL về mục đích quản lí dạy học theo hướng TCH học tập
Hình trên cho thấy, về cơ bản CBQL có nhận thức đúng đắn về mục đích của QLDH theo hướng TCHHT của SV. 90% số ý kiến cho rằng, mục đích của QLDH theo hướng TCHHT của SV là để nâng cao chất lượng quản lí về đào tạo, 77,6% là để nâng cao chất lượng giờ dạy của GV, 70% là để làm biến đổi tích cực người học. Trong đó, số ý kiến chọn cả 3 mục đích chiếm 70%. Nếu theo cách hiểu nhƣ vậy, thì khi đề ra biện pháp quản lí, các nhà quản lí sẽ tập trung vào các hoạt động nhƣ: Quán triệt đổi mới dạy học;
nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV bằng việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thay đổi tiêu chí đánh giá; tăng cường dự giờ, kiểm tra hồ sơ giảng dạy; tổ chức hội thảo nâng cao kiến thức cho GV… như nhà trường đã và đang tích cực làm. Nhƣ vậy, nhiệm vụ trọng tâm, căn bản là tập trung vào các hoạt động học tập của SV chƣa đƣợc quan tâm một cách hợp lí; thể hiện ở 70% CBQL nhận thức về mục đích này (thấp nhất trong 3 mục đích).
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Nâng cao chất lượng quản lí
đào tạo
nâng cao chất lượng giờ dạy
của giáo viên Biến đổi tích cực người học
Ý KIẾN CỦA CBQL VỀ MỤC ĐÍCH QLDH TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SV
Bảng 2.6. Kết quả GV thực hiện các biện pháp chỉ đạo chung của nhà trường nhằm TCHHT của SV (Số lượng: N = 60)
STT Biện pháp chỉ đạo chung của nhà trường
Mức độ thực hiện của GV Thường
xuyên
Không thường xuyên
Chƣa thực hiện Số
lƣợng % Số
lƣợng % Số lƣợng %
1
TCHHT của SV đƣợc coi là nhiệm vụ trong kế hoạch của năm học
25 42 35 58 0 0
2
Chỉ đạo các phòng ban, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ phục vụ dạy học TCHHT của SV
16 27 44 73 0 0
3
Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng TCHHT của SV đến các khoa chuyên môn
13 22 47 78 0 0
4 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh
giá theo hướng TCHHT của SV 14 24 46 76 0 0 5 Chỉ đạo thay đổi cảnh quan môi
trường thân thiện, tích cực 24 40 36 60 0 0
Tất cả các biện pháp đều đƣợc GV thực hiện. Biện pháp đưa nhiệm vụ TCHHT của SV vào kế hoạch của năm học và chỉ đạo thay đổi cảnh quan môi trường thân thiện, tích cực đƣợc GV thực hiện thường xuyên nhất (42%). Qua phỏng vấn GV, hầu hết các ý kiến cho rằng: Đoàn thanh niên đã rất tích cực trồng thêm cây xanh và chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh trên
sân trường; phòng Hành chính Quản trị rất tích cực tu sửa và làm phong phú hệ thống biển báo, chỉ dẫn, hệ thống ánh sáng và camera giám sát...
Hình 2.4. Các biện pháp QL chung về dạy học TCH
Nhưng thực chất, môi trường thân thiện, tích cực không chỉ thể hiện ở cảnh quan nhà trường sạch, đẹp, khang trang mà còn thể hiện ở phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc của GV, tinh thần thái độ học tập, quan hệ ứng xử của SV với thầy cô, SV với SV và các mối quan hệ khác; đó mới là cái tạo nên hứng thú học tập cho SV (hứng thú là yếu tố quan trọng để phát triển tính TCHHT của SV). Có tới 60% GV không thường xuyên thực hiện . Vì vậy, về cơ bản, giáo viên chưa tích cực trong việc xây dựng môi trường học tập tích cực, thân thiện, cũng nhƣ chƣa tích cực giáo dục ý thức cho SV xây dựng môi trường học tập tích cực, thân thiện.
Việc thực hiện chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng TCHHT của SV và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng TCHHT của SV có số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên thấp nhất: 22-24% (tức là, có 76-78% ý kiến cho rằng không thường xuyên). Trên thực tế, việc đổi mới PPDH và đổi mới
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1 2 3 4 5
KẾT QUẢ GV THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QL CHỈ ĐẠO CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG NHẰM TÍCH
CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện
kiểm tra, đánh giá chỉ tập trung vào "mùa vụ" nhƣ những đợt thao giảng hoặc những đợt kiểm tra, đánh giá chất lƣợng GV.
Việc thực hiện chỉ đạo của các phòng ban, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ phục vụ dạy học TCHHT của SV chƣa tốt, thể hiện ở 73% GV không thường xuyên. Phỏng vấn GV về công tác phục vụ dạy và học của các phòng, ban cho thấy: Đa số ý kiến cho rằng, trang thiết bị dạy học còn thiếu và cũ, nhất là ở các khoa nhƣ Sân khấu điện ảnh và Múa, Nhạc cụ dân tộc, Quản lí văn hóa và Văn hóa phổ thông. Những đợt thao giảng, GV phải mƣợn thêm máy chiếu hoặc tự trang bị máy móc vì không đủ cho nhiều GV cùng một lúc.
Bảng 2.7. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập
TT Các biện pháp quản lí
Mức độ thực hiện Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Chƣa thực hiện
SL % SL % SL %
1
Tổ chức tập huấn giáo viên về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên
5 7.7 19 29.2 41 63.1
2
Chỉ đạo thực hiện soạn giáo án theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên
15 23.1 45 69.2 5 7.7
3 Tổ chức dạy mẫu PPDH tích cực hóa học tập của SV cho các khoa chuyên môn
5 7.6 30 46.2 30 46.2
4 Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên gắn với việc thực hiện đổi mới PPDH
18 27.7 45 69.2 2 3.1
Hình 2.5. Biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng TCH
Việc tập huấn GV nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH nhằm tích cực hóa học tập của SV có thực hiện nhƣng không đồng bộ. Một bộ phận không nhỏ (63.1%) không đƣợc tập huấn, dẫn đến nhận thức không đầy đủ hoặc không chuẩn về nhiệm vụ đổi mới PPDH. Việc đổi mới soạn giáo án cũng không được thực hiện thường xuyên (69.2%): chỉ chú trọng những tiết dạy thi. Việc dạy mẫu cũng chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ.
Một bộ phận GV (46.2%) không đƣợc dự giờ dạy mẫu và chƣa đƣợc thực hiện dạy mẫu. Điều đó cho thấy việc tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm về đổi mới phương pháp giảng dạy chưa tốt dẫn đến công tác chỉ đạo mở rộng tới tất cả GV cũng còn hạn chế. Đó cũng là một hệ quả tất yếu, muốn mở rộng nhân các điển hình, phát triển ở tất cả các GV về đổi mới phương pháp dạy học có kết quả thì trước hết phải tổ chức tốt việc thực hiện điểm.
Việc đổi mới đánh giá có ảnh hưởng rất lớn, là động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH. Lãnh đạo nhà trường, nhất là Hiệu trưởng đã rất quan tâm đến vấn đề này. Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo thực hiện, triển khai tiêu chí mới đến các khoa, các phòng, ban…một cách rất cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên việc đánh giá theo tiêu chí mới chƣa sát với thực tế, còn
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tập huấn gv Đổi mới soạn giáo án
Dạy mẫu Đổi mới đánh giá
7.7 23.1
7.6 27.7
29.2
69.2
46.2
69.2 63.1
7.7
46.2
3.1
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GV THỰC HIÊN ĐỔI MỚI PPDH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SV
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa thực hiện
nặng về hình thức, dẫn đến kết quả đánh giá chƣa tốt. Cụ thể: Các giờ thi GV dạy giỏi vẫn chỉ nặng về biểu diễn, hình thức.
GV dạy giỏi nhƣng chƣa thực sự biết tìm tòi, mạnh dạn ứng dụng những phương pháp mới, vẫn chỉ quanh quẩn với một số hoạt động mang tiếng là đổi mới nhƣng thực ra nó đã cũ từ lâu rồi: soạn giáo án điện tử, minh họa bài học bằng những hình vẽ, tranh, ảnh, video… hoạt động nhóm không có hiệu quả. Có minh họa bài giảng bằng các hoạt động tích cực của học sinh nhƣ sân khấu hóa (diễn kịch), nhƣng thực hiện thì không đạt hiệu quả nhƣ ý muốn, thậm chí còn phản tác dụng. Và chỉ một số rất ít GV thực hiện.
Kết quả khảo sát cho thấy, việc quản lí học tập trên lớp, xây dựng thông tin hai chiều giữa trung tâm và gia đình SV có số ý kiến đánh giá cao nhất về mức độ thực hiện thường xuyên, song việc xây dựng nề nếp và quản lí môi trường tự học của SV có số ý kiến đánh giá thấp nhất.
Bảng 2.8. Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động học tập của SV
TT Biện pháp quản lí hoạt động của sinh viên
Mức độ thực hiện Thường
xuyên
Không thường xuyên
Không thực hiện
Sl % Sl % Sl %
1
Giáo dục ý thức, tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên.
45 69.2 20 30.8 0 0.0
2 Quản lý việc học tập trên lớp của
sinh viên. 60 92,3 5 7,7 0 0,0
3 Thực hiện thi chung đề để đánh giá chất lƣợng của từng lớp, từng giáo viên.
45 69,2 15 23,1 5 7,7
4 Xây dựng chế độ thông tin hai chiều
giữa nhà trường và gia đình sinh viên. 60 92,3 5
7,7 0 0,0
5 Xây dựng nề nếp học tập, tăng
cừờng quản lý tự học của sinh viên 8 12,3 55 84,6 2 3,1 6 Tổ chức cho sinh viên tham gia các
hoạt động ngoại khoá 20 30,8 40 61,5 5
7,7 7 Kết hợp giữa phòng Giáo vụ, Đoàn
thanh niên với giáo viên chủ nhiệm quản lý nề nếp của sinh viên.
20 30.8 35 53.8 10 15.4
Qua đây cho thấy mặc dù công tác quản lí học tập trên lớp đƣợc đánh giá thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình SV được thực hiện khá tốt song vấn đề quản lí quĩ thời gian và nề nếp tự học, tự nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do ý thức tự học của SV thấp. Một phần phải nói đến việc kiểm tra đánh giá công tác quản lí của nhà trường về nề nếp tự học của SV chƣa đƣợc tốt. Mặt khác, vấn đề giáo dục thái độ động cơ học tập cho SV đã đƣợc triển khai song vẫn còn một số ý kiến cho rằng công tác quản lí vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. Điều này cho thấy SV mới dừng ở khâu nhận thức, chƣa thể hiện qua hành vi cụ thể. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho SV tham gia đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên. Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khoá để SV đƣợc tham gia thường xuyên vì qua hoạt động thực tế giúp họ có khả năng phát huy được kinh nghiệm và kĩ năng sống qua đó rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu giúp họ tự tin hơn trong quá trình học tập vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.