Hứng thú và tính tích cực học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 47 - 51)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Hứng thú và tính tích cực học tập của sinh viên

Tìm hiểu thực trạng hứng thú và tích cực học tập của HS-SV trường CĐNT Hà Nội là hoạt động cần thiết để từ đó đề ra biện pháp nhằm tích cực hóa học tập của họ. Hứng thú đƣợc khảo sát qua những biểu hiện của nhận thức về mục đích học tập, thái độ và hành vi học tập của HS-SV.

Mục đích học để thi và kiểm tra, học để kiếm việc làm [(1) + (2)] gắn với nhu cầu rất thực tế của SV. Phần lớn SV hiện nay có cách sống thực dụng.

Vì vậy mục đích học tập của họ cũng rất thực tế, cốt sao sớm có việc, có thu nhập và nổi danh. Nhiều em ham tham gia biểu diễn, tổ chức sự kiện, giao lưu để mong có hành ảnh, có suất diễn….

Bảng 2.2. Nhận thức của sinh viên về mục đích học tập

STT MỤC ĐÍCH HỌC TẬP Ý KIẾN SV

SL %

(1) Học là để thi và kiểm tra đạt kết quả 31 25.6

(2) Học là để kiếm việc làm 49 40.4

(3) Học là để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 19 15.8

(4) Học để làm phong phú thêm hiểu biết cho mình 22 18.2 TS

(1) + (2) 80 66.1

(2) + (4) 41 33.9

Hiện nay, trường CĐNT Hà Nội đang xảy ra một hiện tượng nhiều SV đi làm thêm ngay trong khi còn đang đi học. Theo số liệu điều tra 1 lớp trung cấp thuộc khoa Văn hóa phổ thông có 36 HS, có 3 HS khoa Thanh nhạc, và 2 HS khoa nhạc nhẹ, 5 HS khoa Múa và SKĐA, 01 HS khoa Nhạc cụ dân tộc, 02 HS khoa Mĩ thuật (Tổng số: 13 HS) thường xuyên nghỉ học đi biểu diễn, làm phim và làm thêm bên ngoài. Một số khác đi chạy chương trình (hợp đồng tổ chức biểu diễn) …

Hiện tƣợng này có 2 mặt tiêu cực và tích cực. Tích cực: các em đƣợc va chạm thực tế, kĩ năng sống đƣợc rèn luyện rất nhiều, năng lực nghề nghiệp cũng đƣợc nâng cao. Tiêu cực: tất cả những HS này đều là những HS có năng lực, có thành tích học tập khá giỏi, nhƣng ít em biết sắp xếp, cân đối thời gian vừa đi học vừa đi làm nên phần lớn các em bị nợ môn, lưu ban, có em phải bỏ học ngang chừng hoặc chuyển trường vì nghỉ học quá số giờ qui định. Số HS này nếu được gia đình, nhà trường quan tâm, định hướng sẽ có kết quả học tập tốt hơn.

Chính vì mục đích học tập thực dụng, nên phần lớn SV chƣa tạo đƣợc hứng thú, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực học tập nhƣ mong đợi. Họ bị mục

tiêu thực dụng lấn át mất cảm hứng nghệ thuật, làm thiếu đi niềm đam mê, sáng tạo, không có sự thăng hoa nghệ thuật trong các tác phẩm của mình. Vì vậy, mục đích học tập: Học là để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, Học để làm phong phú thêm hiểu biết cho mình, khát khao tìm tòi, khát khao khám phá trở thành thứ quá xa vời nếu không nói là “lãng mạn”, “xa xỉ”. Các em học chƣa đến nơi cả về chuyên môn lẫn tu dƣỡng đạo đức nghề nghiệp mà vội vã bước vào hành nghề nên khó tránh khỏi những cám dỗ.

Bảng 2.3. Thái độ học tập của sinh viên

THÁI ĐỘ Ý KIẾN SV

SL %

Thích thú, say mê tất cả các môn học 8 8

Chỉ thích thú, say mê một số môn học 76 76

Không thích học môn nào cả 16 16

Tổng 100 100

Hình 2.1. Thái độ học tập của sinh viên

Chỉ có 8% “thích thú, say mê với tất cả các môn học”, mà chính thái độ học tập tích cực là điều kiện cần thiết cho việc hình thành hứng thú học tập và thúc đẩy SV học tập hiệu quả. Nhƣng số này quá ít so với tổng thể.

Thích thú say mê tất cả các môn học

Chỉ thích một số môn

Không thích môn nào cả

76 %

16 % 8 %

Bảng 2.4. Hành vi biểu hiện hứng thú học tập trên lớp

STT HÀNH VI HỌC TẬP TRÊN LỚP THƯỜNG XUYÊN

KHÔNG THƯỜNG

XUYÊN

CHƢA BAO GIỜ

1 Đi học đúng giờ 57 13 0

2 Nghe giảng và ghi chép bài đầy

đủ 28 37 5

3 Phát biểu ý kiến xây dựng bài 9 18 43

4 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 13 26 31

Hình 2.2. Hành vi biểu hiện hứng thú trên lớp

Số SV “chỉ thích thú, say mê một số môn học” chiếm tỉ lệ cao nhất (76%) cho thấy thái độ học tập thiếu tích cực. Bởi các môn học trong chương trình đào tạo đều có những vị trí, vai trò và tầm quan trọng nhƣ nhau trong việc đào tạo nên một con người giỏi về chuyên môn cũng như tốt đẹp về nhân cách. Chính thái độ chƣa tích cực với một số môn học là rào cản làm cho SV học tập không hiệu quả và thực sự không tìm thấy hứng thú, lĩnh hội sâu các

0 10 20 30 40 50 60

HV1 HV2 HV3 HV4

TX KTX KBG

đến 16% SV “không thích môn học nào cả”, số này đi học chỉ để làm vui lòng cha mẹ và có tấm bằng cho “oai” với xã hội.

Số SV đi học đúng giờ chiếm tới hơn 70%. Nhƣng trên thực tế, không phải do hứng thú, mà do qui định về kỉ luật, nề nếp chuyên cần. Bộ phận quản lí HS-SV thường xuyên theo dõi nhắc nhở. Em nào không thực hiện tốt sẽ bị phê bình, nên phần lớn các em có ý thức đi học đúng giờ. Số lƣợng SV nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ chiếm hơn 30%, số không thường xuyên chiếm tới hơn 40%, số không ghi bài trên lớp dưới 10%.

Tuy nhiên cũng là do kỉ luật trên lớp, các thầy cô thường xuyên nhắc nhở và qui định rất khắt khe. Em nào không ghi bài hoặc ghi thiếu bài sẽ không đƣợc thi nên phần lớn các em nghiêm túc thực hiện. Nhƣng cũng chỉ là do ép buộc chứ không phải do tự giác, hứng thú, say mê. Biểu hiện rõ nhất của hứng thú học tập trên lớp là ở hành vi hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Có đến hơn 60% SV chưa bao giờ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Số còn lại thường xuyên hăng hái và không thường xuyên, một phần cũng là do giáo viên chỉ định. Hơn 60% số SV không thường xuyên hoặc chưa bao giờ chuẩn bị bài khi đến lớp. Vậy qua số liệu khảo sát thấy rằng phần lớn SV không có hứng thú học tập, nên khó có thái độ học tập tích cực. Nguyên nhân nào khiến cho các em không hứng thú học tập. Vấn đề này sẽ đề cập trong phần : Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của SV.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)