Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT
1.3. Lí luận về tích cực hóa học tập ở trường cao đẳng nghệ thuật
1.3.1.1. Tính tích cực học tập
Tính tích cực hay hoạt động tính là đại lƣợng đặc trƣng cho mức độ và tính chất của mối tương quan giữa cá nhân và môi trường, là sức mạnh quyết định và điều chỉnh mối quan hệ giữa hai phương thức tự thực hiện của cá nhân gồm thích nghi và chế ngự trong môi trường đó, giữa các phương thức hành vi tự phát và các phương thức hành động tự giác của cá nhân khi ứng xử, làm việc, suy nghĩ, quyết định và giải quyết các vấn đề, các hậu quả (2002)[26]).
Tích cực hoá người học và quá trình học tập là phát triển, phát huy hay nâng cao tính tích cực, hoặc hình thành và phát triển hoạt động học tập. Đó việc dạy học nhằm tác động đến người học và quá trình học tập để làm chuyển biến vị thế của họ từ chỗ là chủ thể tiếp nhận học vấn một cách thụ động, một chiều, trở thành chủ thể tích cực, tự lực, tự giác và năng động tiến hành quá trình học tập của mình ở cấp độ hoạt động cá nhân, làm chuyển biến việc học từ chỗ đơn giản là sự bắt chước, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sự ôn luyện máy móc, sự sao chép những bài bản và chân lí cho sẵn, sự chấp nhận và thừa hành những chỉ bảo, điều kiện, yêu cầu và những giáo điều sách vở trở thành hoạt động học tập, tức là có động cơ học tập, có hệ thống hành động học tập với những mục đích xác định, có kĩ năng và phương pháp, phương tiện thích hợp, có sự hoạch định các nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, dựa trên những nguyên tắc, tư tưởng và định hướng giá trị nhất định của cá nhân. TCH nói chung chính là phát triển và nâng cao tính tích cực cá nhân (2002)[26]). TCH học tập là phát triển và nâng cao tính tích cực học tập.
1.3.2. Nguyên tắc chung của tích cực hóa học tập 1.3.2.1. Tương tác
Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học phải tạo ra được những tương tác, càng đa dạng càng tốt bởi vì tương tác là điều kiện để các cá nhân chia sẻ, hợp tác,
ảnh hưởng lẫn nhau, để người học thâm nhập vào nội dung học tập, có cơ hội để khai thác tài nguyên học tập và sử dụng các phương tiện học tập hiệu quả, tối đa. Tương tác giúp cho quan hệ dạy-học giảm bớt tính đơn điệu một chiều, trở nên đa phương và phong phú, làm nảy sinh nhiều cơ hội suy nghĩ và hoạt động. Tương tác bao hàm các dạng: giữa dạy và học, giữa học và nội dung học tập, giữa học và học của mọi người, giữa học và các phương tiện, học cụ.
1.3.2.2. Tham gia và hợp tác
Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học phải tạo ra môi trường, cơ hội và điều kiện để người học tham gia cùng người dạy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bài học, để người học hợp tác với nhau trong học tập. Sứ mạng của dạy học xét đến cùng phải là làm cho người học được việc, chứ không phải người dạy được việc (day chỉ biết xong việc của mình mà người học không đƣợc gì thì coi nhƣ chƣa dạy). Trong khi tham gia với GV và hợp tác với nhau, tính tích cực học tập sẽ có cơ hội đƣợc khai phá và phát triển cao hơn.
1.3.2.3. Tính vấn đề của dạy học
Tính vấn đề trong dạy học đƣợc thừa nhận là một trong những nguyên tắc dạy học quan trọng. Nếu dạy học không có vấn đề, truyền thụ một chiều sẽ làm cho học sinh chán học vì nội dung kiến thức không có gì hấp dẫn, không kích thích đƣợc tƣ duy và tính tích cực của học sinh. Tính vấn đề càng cao và càng được người học ý thức rõ thì dạy học càng có khả năng tích cực hóa học tập hơn. Con người chỉ hăng say học tập nếu trong môi trường (hay tình huống dạy học) có những yếu tố có vấn đề đối với họ.
Theo nguyên tắc này, quá trình dạy học thực chất là sự tiếp nối liên tục (về mặt logic và về mặt giá trị) các tình huống dạy học, và những tình huống này được xem là những môi trường hoạt động cụ thể của người học. Nói cách khác, các hoạt động của người học như nhận thức, giao tiếp, chơi, học tập…diễn ra trong các học trình môn học đều gắn liền với những tình huống dạy học nhất định.
1.3.3. Điều kiện tích cực hóa học tập của sinh viên 1.3.3.1. Khả năng tự quản của sinh viên
Đây là điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến dạy học tích cực hóa và quản lí dạy học. Khả năng tự quản của SV cao thì thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và biện pháp dạy học tích cực hóa, cũng như cho quản lí dạy học. Khả năng đó thấp thì gây trở ngại cho dạy học và quản lí dạy học. Ở lứa tuổi SV thì nhu cầu và khả năng tự quản nói chung đã phát triển cao. Các em có thể tự mình lập kế hoạch, quản lí thời gian, giám sát và đánh giá quá trình, hành vi và kết quả học tập của mình, biết điều chỉnh những gì chƣa phù hợp hoặc thiếu hiệu quả, biết tự mình học hỏi, tham vấn khi gặp khó khăn.
1.3.3.2. Tính tích cực cá nhân cao
Trong môi trường nghệ thuật, tính tích cực cá nhân của SV thường cao ở các môn học chuyên ngành. Nhƣng ở các lĩnh vực khác thì lại rất phân tán hoặc không thể hiện rõ. Tuy nhiên tính chung lại, tính tích cực cá nhân cao là điều kiện quyết định để có thể có tính tích cực học tập cao nếu như phương thức dạy học và quản lí có tác dụng giúp các em huy động tính tích cực cá nhân vào học tập một cách hài hòa, tức là phân phối tính tích cực cá nhân một cách hợp lí từ một môn sang nhiều môn (mở rộng) và nâng cao dần tính tích cực học tập sao cho những gì tinh túy nhất phải dồn vào nhiệm vụ học tập.
1.3.3.3. Kĩ năng học tập ổn định
Đây là điều kiện trực tiếp dẫn đến thành công trong học tập và thành công trong học tập sẽ thúc đẩy tính tích cực học tập phát triển. Cảm giác thành công giúp SV tự tin, yêu thích và hăng say học tập hơn, nhờ vậy vừa có thành tích học tập tốt lên, vừa tiến bộ về kĩ năng học tập. Nếu SV thiếu kĩ năng học tập thì rất khó khăn cho dạy học tích cực hóa, vì không biết học thì làm sao lại học tập tích cực đƣợc. Khó khăn đó kéo theo nhiều trở ngại cho quản lí dạy học theo hướng này.
1.3.3.4. Điều kiện giao tiếp, chia sẻ phong phú
Đây là điều kiện hỗ trợ cho SV khi cần tham vấn, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần cho các em mỗi khi khó khăn trong học tập và đời sống. Có thể đang chán học vì bị điểm kém nhưng cơ hội giao lưu với các bạn hay thầy cô sẽ giúp các em lấy lại lòng tự tin, hiểu rõ chỗ nhƣợc, chỗ mạnh của mình để khắc phục khó khăn và vươn lên. Giao tiếp, chia sẻ với người học tích cực thì người học thụ động sẽ “lây” cái tính tích cực đó và học hỏi được nhiều bài học về kĩ năng, thái độ, tình cảm, đạo đức, văn hóa trong học tập. Vì vậy giáo tiếp rộng và phóng khoáng là điều kiện quan trọng để dạy học tích cực hóa người học và cũng tạo thuận lựoi cho quản lí dạy học.