Khái quát về Trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 40 - 46)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội

Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội tiền thân là Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Nội được thành lập năm 1967, được công nhận là Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật năm 1984. Tháng 9/1995 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Trải qua 47 năm xây dựng phấn đấu trưởng thành Trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nhân lực, đào tạo nhân tài và nâng cao dân trí cho Thủ đô Hà Nội.

Trường Cao đẳng nghệ thuật là trường duy nhất của Thủ đô Hà Nội đào tạo tài năng nghệ thuật, một địa chỉ tin cậy thu hút tài năng, năng khiếu nghệ thuật của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Với trên 1.300 sinh viên đang theo học các chuyên ngành, 120 giảng viên cơ hữu, trên 100 giảng viên thỉnh giảng.

Chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn Hoá,Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Trường đã giành được nhiều huy chương Vàng, quốc tế, quốc gia cho các chương trình Concour và biểu diễn nghệ thuật, được tặng thưởng bằng khen của Chính phủ, nhiều cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố và các bộ, ngành.

Từ năm 1995 cho đến nay, nhà trường đã hợp tác về đào tạo với công ti KANSAI YAMAMOTO, Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo ngành Thiết kế thời trang. Từ năm 1998 đã trao đổi, hợp tác với Thành phố Tours vùng Tourain đào tạo ngắn hạn 02 đợt giảng viên Thiết kế Thời trang và Âm nhạc, cử các đoàn đi biểu diễn Âm nhạc Dân gian tại Tours, triển lãm Mĩ thuật “Sắc

màu Việt nam” tại thành phố Veigne. Từ năm 2004 đã có các hoạt động trao đổi, giao lưu trong các lĩnh vực giảng dạy, biểu diễn Âm nhạc với Nhạc viện Canne và triển lãm “Tranh Sơn mài Việt Nam” tại thành phố Canne. Năm 2010 hợp tác với vùng Ile de France trình diễn “Đêm Thời trang Pháp Việt”

tại Hà Nội và “Con đường tơ lụa” tại Paris năm 2011. Hàng năm, các đoàn nghệ thuật của trường biểu diễn trao đổi văn hóa tại các nước như Pháp, Hàn Quốc, Hongkong - Macau, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Liên bang Nga, Ấn Độ... trong khuôn khổ trao đổi, hợp tác Văn hóa của Thành phố.

Thành tích

1992 Huân chương lao động hạng ba 1997 Huân chương lao động hạng hai 2002 Huân chương lao động hạng nhất

2007 Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc về Đào tạo.

Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen.

2008 Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc về Đào tạo.

UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc.

2009 Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc về Đào tạo UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen.

2010 Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc về Đào tạo.

UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố tặng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

2011: Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3.

Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc về Đào tạo.

UBND thành phố tặng Bằng khen Đơn vị và cá nhân xuất sắc.

2012: UBND TP tặng Bằng khen cho Đơn vị và cá nhân xuất sắc.

2013: Bộ VHTT&DL tặng Cờ thi đua xuất sắc…

2.1.2. Qui mô, cơ cấu đào tạo 2.1.2.1. Các khoa đào tạo

- Khoa Thanh nhạc;

- Khoa Piano;

- Khoa Giao hưởng;

- Khoa Nhạc nhẹ (Tổ bộ môn Organ);

- Khoa Nhạc cụ Dân tộc;

- Khoa Mỹ thuật (Tổ bộ môn Thiết kế Thời trang);

- Khoa Sân khấu điện ảnh và Múa (Tổ bộ môn Múa);

- Khoa Nghiệp vụ văn hóa;

- Khoa Sƣ phạm.

03 khoa Kiến thức cơ sở và cơ sở ngành gồm:

- Khoa Kiến thức cơ bản;

- Khoa Lí thuyết Âm nhạc.

- Khoa văn hóa phổ thông.

2.1.2.2. Các chuyên ngành đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay và mục tiêu phát triển giáo dục, trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho các chuyên ngành trong đó hệ cao đẳng với 12 ngành học, 24 chuyên ngành; hệ TCCN với 7 ngành học, 19 chuyên ngành.

Hệ cao đẳng 3 năm 1. Ngành Thanh nhạc;

2. Ngành Piano;

3. Ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương tây có 7 chuyên ngành: Violon;

Cello; Contrebass; Sacxophon; Ocrgan - đàn phím điện tử; Guitare; Gõ.

4. Ngành Biểu diễn nghạc cụ Truyền thống có 7 chuyên ngành: Nguyệt;

Thập lục (đàn Tranh); Tam thập lục; Tỳ bà; Bầu; Sáo; Nhị.

5. Ngành Hội họa;

6. Ngành Thiết kế Thời trang;

7. Ngành Diễn viên kịch - điện ảnh;

8. Ngành Biên đạo Múa;

9. Ngành Sƣ phạm Âm nhạc;

10. Ngành Sƣ phạm Mỹ thuật;

11. Ngành Quản lí văn hóa;

12. Ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch).

* 02 chuyên ngành mới mở:

13. Truyền thông đa phương tiện;

14. Thiết kế đồ họa

Hệ Trung cấp chuyên nghiệp

1. Ngành Thanh nhạc (Ngắn hạn 4 năm);

2. Ngành Piano (Dài hạn 9 năm và ngắn hạn 4 năm);

3. Ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương tây có 7 chuyên ngành: Violon (Dài hạn 9 năm và ngắn hạn 4 năm); Cello (Dài hạn 7 năm và ngắn hạn 4 năm); Contrebass (Dài hạn 7 năm và ngắn hạn 4 năm); Sacxophon (Dài hạn 6 năm và ngắn hạn 4 năm); Ocrgan, đàn phím điện tử (Dài hạn 6 năm và ngắn hạn 4 năm); Guitare (Dài hạn 6 năm và ngắn hạn 4 năm); Gõ (Ngắn 4 năm).

4. Ngành Biểu diễn nghạc cụ Truyền thống có 7 chuyên ngành (Dài hạn 6 năm và ngắn hạn 4 năm): Nguyệt; Thập lục (đàn Tranh); Tam thập lục; Tỳ bà; sáo, bầu, nhị…

5. Ngành Hội họa (Ngắn hạn 3 năm);

6. Ngành Thiết kế Thời trang (Ngắn hạn 3 năm);

7. Ngành Diễn viên Múa (Dài hạn 6 năm và ngắn hạn 4 năm);

2.1.3. Bộ máy nhân sự giảng dạy

Hiện nay, nhà trường có đội ngũ CBQL, GV có kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, đƣợc đảm bảo quyền lợi, không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng với trên 130 cán bộ, giảng viên, trong đó có 03 TS, 47 ThS và nhiều cán bộ, giảng viên đang là nghiên cứu sinh và theo học cao học; 05 Nghệ sĩ ƣu tú, 10 giảng viên chính/chuyên viên chính. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ cao chƣa nhiều, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển Trường trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Cơ cấu về số lƣợng giảng viên vẫn chƣa đồng đều giữa các ngành. Số giảng viên có các bài báo quốc tế, đề tài KHCN được các trường đại học khu vực và quốc tế biết đến còn ít. Nhiều cán bộ, giảng viên còn hạn chế về khả năng ngoại ngữ.

Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ không ngừng phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài, mở rộng quy mô đào tạo, hoàn chỉnh hơn nữa bộ máy tổ chức, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.

2.1.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển 2.1.4.1. Mục tiêu chiến lược đến năm 2030

Trường CĐNT Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập, trường có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp các chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật; là cơ sở nghiên cứu khoa học - triển khai ứng dụng nghệ thuật phục vụ cho sự phát triển của ngành Văn hóa Nghệ thuật và yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội ở Thủ đô Hà Nội; có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế. Nhà trường xác định mục tiêu phát triển đến năm 2030:

Phát hiện năng khiếu và phát triển tài năng nghệ thuật trong môi trường đào tạo chất lƣợng cao;

Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực nghệ thuật; từng bước kết hợp cung cấp các sản phẩm nghệ thuật đa dạng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô;

Sáng tạo, phát triển các ý tưởng, giải pháp mới trong lĩnh vực nghệ thuật, phấn đấu trở thành trung tâm giao lưu, trao đổi góp phần cùng Thủ đô gìn giữ, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc;

Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Thủ đô, cũng nhƣ phát triển quan hệ hợp tác, thân thiện cùng phát triển với bạn bè Quốc tế.

2.1.4.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Xây dựng Trường CĐNT Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về giáo dục nghệ thuật, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực; là cơ sở bồi dƣỡng, nghiên cứu KH và ứng dụng nghệ thuật uy tín của Hà Nội. Tạo dựng môi trường văn hóa chất lượng đậm chất nhân văn - hiện đại trong nền kinh tế tri thức.

2.1.4.3. Định hướng phát triển

- Đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật có chất lƣợng trong nền kinh tế tri thức vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện để cạnh tranh với những cơ sở đào tạo uy tín cùng lĩnh vực trong nước; tiếp cận với chất lượng của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới;

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; kết hợp hiệu quả, hợp lý giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; chủ động mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để nâng cao hình ảnh, uy tín của Trường;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý đạt chuẩn về chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu để có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong thời kì mới. Phấn đấu

đến 2030 đội ngũ giảng viên là 150/200 cán bộ - công nhân viên, trong đó:

100 % đạt trình độ sau đại học, có 20 tiến sĩ trở lên; đội ngũ cán bộ quản lý là 50/200 cán bộ - công nhân viên, trong đó 100% đạt trình độ sau đại học;

- Phấn đấu trở thành trường cao đẳng hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghệ thuật với hệ thống giảng đường, thư viện và hệ thống các dịch vụ cung cấp cho sinh viên có chất lƣợng cao

Bảng 2.1. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

TT Chỉ số 2016 2020 2030

A Số lƣợng CB-GV cơ hữu 130 150 200

I CB quản lý và phục vụ 38 40 50

II Đội ngũ giảng viên 116 130 150

1 NSND/NGND 0 01 03

2 NSƢT/NGƢT/Giảng viên cao cấp 05 08 15

3 Giảng viên chính 10 20 50

4 Giảng viên 106 110 100

5 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ 01 05 20

6 Thạc sĩ 47 70 120

7 Đại học 68 55 10

B Thỉnh giảng 90 120 150

Tổng cộng (A + B) 220 270 350

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)