Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
3.2. Các biện pháp quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập
3.2.3. Tổ chức các giờ dạy tích cực hóa học tập để làm hình mẫu phổ biến
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm biến các lí thuyết, kĩ thuật dạy học TCH học tập thành thực tiễn sinh động tại trường, từ qui mô nhỏ tiến tới qui mô toàn trường. Từ đó tạo nên văn hóa nhà trường nổi bật, bền vững làm chỗ dựa cho các thế hệ thầytrò kế tiếp phát triển thuận lợi.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
- Lựa chọn các bài, chủ đề, môn học dễ thực hiện nhƣng tiêu biểu, quan trọng của trường để chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV thiết kế dạy học TCH, từ phương pháp dạy học cho đến bài học cụ thể. PPDHTCH sẽ chỉ là lí thuyết suông, và mục tiêu TCH người học sẽ không có kết quả khi không được ứng dụng vào thực tế giảng dạy. Sau khi thẩm định qua tổ chuyên môn, qua các seminer chuyên biệt và đƣợc điều chỉnh tốt nhất, thì các thiết kế này đƣợc đƣa vào kế hoạch dạy mẫu, xem là điển hình của dạy học TCH học tập.
- Lựa chọn và phê duyệt nhân sự dạy mẫu cùng các thành phần thẩm định, đánh giá, tốt nhất có cả những chuyên gia lí luận dạy học thực thụ.
Trong kế hoạch phải chỉ rõ lịch trình, nội dung, yêu cầu dạy học và lường trước các tình huống xảy ra trong khi dạy học thực sự. Trên thực tế, việc ứng dụng PPDH mới cho một giờ dạy có rất nhiều tình huống phức tạp. Có thể người dạy đã nghiên cứu rất kĩ về lí luận, chuẩn bị rất chu đáo cẩn thận về giáo án, nhƣng khi dạy sẽ nảy sinh những tình huống sƣ phạm mà GV cần giải quyết ngay. Nếu nhƣ không có trình độ sƣ phạm, kĩ năng giải quyết tình huống thì giờ dạy đó sẽ không thành công. Mà nhẹ nhất là cháy giáo án. Còn tệ hơn nữa là GV lúng túng không giải quyết triệt để vấn đề, làm người học mất hứng thú, gây ức chế, phản tác dụng giáo dục. Vì vậy việc tổ chức những giờ dạy TCH học tập để làm hình mẫu phổ biến trong toàn trường là rất cần thiết. Qua các giờ dạy mẫu, GV sẽ rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm khi vận dụng PPDH mới. GV đƣợc tham khảo cách giải quyết các tình huống sƣ phạm để từ đó rèn cho mình kĩ năng xử lí tình huống tốt hơn khi dạy học. Từ những giờ dạy mẫu, tổ chuyên môn sẽ đƣa ra một tiêu chí chung cho toàn bộ môn. Những tiêu chí đó để áp dụng chung cho GV khi dạy học cũng nhƣ để đánh giá giờ dạy, đánh giá GV.
- Phổ biến qua truyền thông nội bộ và sinh hoạt chuyên môn trực tiếp cách tiến hành một giờ dạy mẫu theo các bước sau:
1. Tổ trưởng bộ môn hoặc ban chủ nhiệm khoa lên kế hoạch: phân công GV dạy mẫu. GV được phân công dạy mẫu, phải là người có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sƣ phạm, có kinh nghiệm giảng dạy. Lên lịch dạy: chọn thời gian và địa điểm dạy. Tổ trưởng bộ môn có thể chỉ định dạy mẫu một dạng bài cụ thể nào đó mà GV đang quan tâm. Ví dụ: dạy tác phẩm truyện dân gian; múa dân gian, truyền thần… Hoặc có thể chỉ đƣa đề tài: hình tƣợng người phụ nữ trong văn học trung đại, thời trang và cuộc sống, nhạc tiền chiến…để GV tự chọn bài dạy mẫu. Thông báo lịch dạy mẫu và đề tài cho toàn khoa và đối tượng dự giờ để người dự chủ động tìm hiểu trước về đề tài chuẩn bị đóng góp ý kiến xây dựng cho giờ dạy mẫu.
2. GV đƣợc phân công dạy mẫu tiến hành thiết kế bài học theo PPDH TCH. Sau khi hoàn thành giáo án, tổ bộ môn hoặc ban chủ nhiệm khoa, các GV trong tổ, khoa sẽ góp ý kiến để hoàn thiện giáo án.
3. GV chuẩn bị giờ dạy: nhắc học sinh chuẩn bị bài, phân công cụ thể những công việc cần làm cho học sinh; chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học, các tình huống dạy học...
4. Tiến hành dạy học theo tiến trình và thiết kế bài học đã chuẩn bị.
5. Tổ chức và chỉ đạo rút kinh nghiệm giờ dạy trong sinh hoạt tổ chuyên môn, tại seminer.
Sau khi rút kinh nghiệm giờ dạy và nghe ý kiến nhận xét của các GV, ý kiến đánh giá và chỉ đạo của lãnh đạo khoa, lãnh đạo nhà trường, tổ bộ môn sẽ tổng kế kinh nghiệm và xây dựng những định hướng chung cho GV khi sử dụng PPDH TCH, để triển khai trong toàn khoa, và toàn trường.
- Tổ chức triển khai mở rộng các bài dạy mẫu theo hướng TCH học tập dựa vào sự kết hợp các quyết định, qui chế hành chính với các qui định, tiêu chí kĩ thuật và sự tham gia rộng rãi của toàn trường
Việc triển khai nhân rộng kinh nghiệm tốt vừa phải cứng rắn vừa phải mềm mại. Tức là phải có chỉ thị hành chính, vừa có văn bản chuyên môn
hướng dẫn và tư vấn kĩ thuật. Vừa phải giám sát và đánh giá nghiêm khắc từ lãnh đạo vừa phải khuyến khích động viên bằng những tấm gương. Khi triển khai nhấn mạnh tinh thần đổi mới dạy học theo hướng TCH học tập là phải dựa vào lí luận và kĩ thuật, nhƣng quan trọng hơn là dựa vào kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm, tức là sở trường của mình. Người này không được rập khuôn máy móc bài của người khác, mà phải tự mình thiết kế bài học theo kĩ thuật mà mình hiểu, theo những kĩ năng dạy học mà mình thông thạo và theo những điều kiện cụ thể của môn học mình phụ trách. Không biến tất cả các bài học trong trường thành một mẫu duy nhất, đồng loạt, giống nhau, mà mỗi bài là một sự khác biẹt mặc dù cùng xuất phát từ một nguồn lí thuyết và kĩ thuật nhƣ nhau.
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDHTCH người học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. Những phần trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm đƣợc đúc kết từ thực tiễn triển khai đổi mới PPDH trong nhiều năm qua, là những điều mà các GV, các đơn vị có thành tích tốt trong dạy học đã làm. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo qui trình, kế hoạch đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học. Và những giờ dạy mẫu theo PPDHTCH thực sự là những giờ dạy hay, mang lại nhiều hứng thú cho cả học sinh và người dự. Điều quan trọng hơn, những giờ dạy mẫu mở ra hướng đi mới cho GV và SV trong bước đường chinh phục tri thức nhân loại.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Môi trường chuyên môn của trường phải lành mạnh, cởi mở, dân chủ và hợp tác. Làm sao cái mới và tiến bộ phải đƣợc cổ vũ và nâng đỡ, cái sai và lạc hậu phải bị loại trừ. Môi trường quản lí càng quan trọng. Quản lí sao cho khuyến khích người tích cực học tập, rèn luyện và đổi mới dạy học, khuyến
khích người học học tập chủ động, tích cực và sáng tạo. Không nên chỉ trông vào thành tích cuối cùng, bởi vì đó có thể không phải thành tựu phát triển thực sự của SV, mà là do các nghệ sĩ nhồi sọ, bày vẽ, huấn luyện kĩ thuật thôi.
Không biến các phong trào chuyên môn thành các cuộc cạnh tranh cay cú để giành giật danh hiệu, phần thưởng hay tiêu chuẩn thu đua, mà làm cho chúng thành môi trường học hỏi, chia sẻ.
- Sự kiên trì và quyết tâm của các nhà quản lí chuyên môn và các GV.
Đổi mới dạy học theo hướng TCH học tập là quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Nhiệm vụ quản lí cách dạy học đó lại càng khó khăn vì không phải tự tay các nhà quản lí có thể trực tiếp dạy học theo chiến lƣợc này, mà phải thông qua GV và SV cho dù họ có năng lực làm đƣợc nhƣ thế. Cái khó và quan trọng là mình làm được đã đành, nhưng phải lôi cuốn, hướng dẫn, tư vấn và chỉ đạo những người khác làm được như mình. Trước hết, các nhà quản lí, đặc biệt các tổ trưởng chuyên môn phải là gương mẫu, chính mình phải có kĩ năng dạy học TCH học tập thì mới đủ tín nhiệm thuyết phục và tƣ vấn các GV khác. Không nhƣ thế, thì chỉ có cách ra lệnh mà thôi. Mà ra lệnh suông thì ai cũng hiểu là vô dụng.