Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT
1.4. Đặc điểm của quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập ở trường cao đẳng nghệ thuật
1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập
1.4.3.1. Đặc điểm của sinh viên
Chính SV quyết định tính tích cực của họ. Nếu họ quyết chây lì thì không thể TCH hóa học tập đƣợc cho dù dạy học và quản lí dạy học thế nào.
Tính sẵn sàng học tập (khả năng và thiện ý) của SV cao thì ảnh hưởng tốt đến quản lí TCH học tập và ngược lại thì ảnh hưởng không tốt. Thái độ, trách nhiệm, kĩ năng, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú học tập của SV cũng vậy, có ảnh hưởng quyết định đến quản lí dạy học theo hướng TCH.
1.4.3.2. Hiệu quả của quản lí cấp trường
Quản lí dạy học theo hướng TCH chịu sự chi phối rất lớn của hệ thống quản lí chung toàn trường. Nếu như quản lí tài chính, tài sản, thư viện, nhân sự, hạ tầng kĩ thuật và quản lí hành chính đồng thuận và hỗ trợ thì quản lí dạy học TCH sẽ trôi chảy và thành công. Nếu các khâu khác nhau trong hệ thống quản lí không tác động nhất quán hoặc cản trở quản lí dạy học thì đương nhiên quản lí dạy học sẽ khó đạt hiệu quả TCH mong muốn.
1.4.3.3. Hoạt động của tổ chuyên môn
Hoạt động của tổ chuyên môn tác động trực tiếp vào tay nghề nhà giáo.
Có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực. Có thể có nhà giáo giỏi, cách tân, biết cách làm cho SV tích cực học tập nhƣng lại không đƣợc tổ hoan nghênh. Có thể những bài bản cũ kĩ, quen thuộc, quen làm lại đƣợc hoan nghênh nhƣng không có giá trị TCH học tập. Khi mọi thành viên của tổ chuyên môn nhất trí cao về nhiệm vụ TCH thì quản lí dạy học TCH sẽ thuận lợi, và ngƣợc lại.
1.4.3.4. Đặc điểm của giáo viên
Điều này quá rõ ràng vì GV quyết định họ sẽ giảng dạy thế nào và ứng xử với SV ra sao cho dù muốn qui định, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thế nào.
Không có sự ủng hộ, sốt sắng và thành tâm thực hiện nhiệm vụ của GV, thì quản lí dạy học theo hướng TCH chắc chắn thất bại. Giám hiệu hay các tổ trưởng không thể thay thế họ mà dạy theo chỉ đạo của mình được mà phải qua họ mới quản lí đƣợc học tập. Nếu bị ép buộc hành chính thì GV sẽ dạy học theo lối đối phó chứ không thực chất. Bài học nhƣ thế không bao giờ có tác dụng TCH học tập.
1.4.3.5. Môi trường giảng dạy và học tập
Môi trường nói chung, trong đó có văn hóa nhà trường là bầu dưỡng khí thiết yếu của quản lí dạy học, giống như cơ thể cần ô xy. Môi trường nghèo nàn, méo mó, nhiều xung đột, nhiều rủi ro, kém văn hóa, kém kỉ luật,
kém thẩm mĩ v.v… thì dạy học bình thường còn khó thành công, chứ chưa nói đến dạy học TCH học tập, càng không thể quản lí tốt dạy học theo hướng TCH. Trong môi trường tốt, nhân tố tích cực dễ sinh sôi, nảy nở và lan truyền, nhân tố tiêu cực và cản trở sẽ mau chóng lụi tàn ngay từ khi mới phát sinh.
Khi đó quản lí dạy học TCH sẽ gặp thuận lợi.
Kết luận chương 1
1.1. Quản lí dạy học theo hướng TCH học tập là vấn đề ít được nghiên cứu chuyên biệt trong quản lí giáo dục. Mặc dù TCH là nhiệm vụ của dạy học nhƣng nếu quản lí không quan tâm đến vấn đề này thì tất nhiên nhiệm vụ TCH học tập sẽ bị xao nhãng trong dạy học.
1.2. Quản lí dạy học theo hướng TCH học tập là quan niệm khoa học dựa trên sự tổ chức khung lí thuyết từ nhận thức đúng bản chất của quản lí dạy học, bản chất và nguyên tắc TCH học tập, đặc điểm quản lí dạy học ở trường nghệ thuật, nguyên tắc và đặc điểm nội dung quản lí dạy học theo hướng TCH học tập.
1.3. Muốn quản lí dạy học theo hướng TCH học tập thành công còn phải lưu ý những điều kiện để TCH trong dạy học, những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học theo hướng TCH, vai trò của nhà quản lí chuyên trách, của mỗi GV và mỗi SV.