Đặc điểm của nội dung quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 34 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT

1.4. Đặc điểm của quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập ở trường cao đẳng nghệ thuật

1.4.2. Đặc điểm của nội dung quản lí

Quản lí nội dung học vấn theo hướng tích cực hóa học tập có một số đặc điểm nổi bật:

- Coi trọng những phần nội dung có tính vấn đề rõ rệt và chỉ đạo áp dụng dạy học dựa vào vấn đề, hạn chế những thói quen dạy học cũ kĩ, lạc hậu và sáo mòn.

- Tổ chức và chỉ đạo việc rà soát, phân tích chương trình để thường xuyên cập nhật những cái mới vào nội dung học tập, tăng tính thiết thực và hấp dẫn đối với SV.

- Phân phối kế hoạch dạy học thực hành với tỉ lệ nội dung và thời lƣợng thích đáng để việc học đỡ nhàm chán và tránh lí thuyết suông.

- Tăng cường quĩ thời gian tự học trên cơ sở lựa chọn nội dung học tập phù hợp, thậm chí cả môn học có thể tự học nếu nhƣ SV có thể tự học. Không nên có ý tưởng quản lí tự học vì như vậy là thủ tiêu tự học, cũng có nghĩa là thủ tiêu tính tích cực học tập.

- Xử lí nội dung thành các kiểu thiết kế học tập đa dạng nhƣ module, chủ đề, dự án, nghiên cứu trường hợp, vấn đề học tập, đề tài mini, semina…

để tạo ra nhiều môi trường học tập khác nhau, linh hoạt và thích ứng với các phong cách học tập khác nhau của SV.

1.4.2.2. Đặc điểm của quản lí các hoạt động dạy học và học tập

- Lưu ý GV áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại trên cơ sở các nguyên tắc TCH như tương tác, tham gia-hợp tác và tính vấn đề của dạy học, tức là hướng dẫn GV sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học theo những nguyên tắc TCH học tập.

- Chú ý khuyến khích các sáng kiến và kĩ năng học tập hiệu quả của SV và tích cực phổ biến kinh nghiệm đó tại các hội nghị học tập cấp Khoa, cấp Trường sau khi đã đánh giá và tổng kết nghiêm túc.

- Tối giản các thủ tục và qui định trong việc quản lí các hồ sơ giảng dạy và học tập (giáo án, bài giảng, đề thi, bài thi, bảng điểm v.v…), các nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện giảng dạy, kỉ luật giảng dạy và học tập, các quan hệ giữa dạy và học, các nhiệm vụ chuẩn bị và lên lớp học tập của SV.

- Phát động các phong trào hoặc hội nghị truyền thông để khuyến khích SV học tập theo các chiến lƣợc hiệu quả cao nhƣ giải quyết vấn đề, kiến tạo, hợp tác, học tập dựa vào dự án, dựa vào trải nghiệm, nghiên cứu trường hợp..

1.4.2.3. Đặc điểm quản lí hành vi công vụ của các chủ thể dạy học và học tập

Quản lí hành vi này sẽ có tác dụng TCH học tập nếu khi hạn chế bớt tính hành chính khô khan trong các khâu khác nhau nhƣ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ học tập trên cơ sở các qui chế, nội qui, thời khóa biểu, chỉ thị của cấp trên và của trường, giám sát việc chấp hành những qui định hành chính về giờ giấc, nề nếp, trang phục, nghi thức làm việc, nghỉ ngơi,

sinh hoạt chuyên môn của nhà giáo và các chuyên gia. Đặc điểm này do văn hóa nhà trường quyết định vì nó giúp giảm tải cho các sự vụ hành chính.

1.4.2.4. Đặc điểm quản lí môi trường đạo đức, văn hóa, tâm lí nhóm và cá nhân trong học tập và giảng dạy

Môi trường này ở loại hình trường nghệ thuật có những nét đặc biệt và cần phải quản lí đặc biệt. Với các GV và SV nghệ sĩ thì các yếu tố đạo đức, văn hóa, phong cách cá nhân là rất khác biệt. Tâm lí nhóm của họ cũng đặc biệt. Vì vậy quản lí môi trường theo hướng TCH có một số đặc điểm:

- Tôn trọng sự khác biệt cá nhân và nhóm với những biện pháp quản lí có tính thích ứng cao. Không thể đối xử với nhóm họa sĩ cũng nhƣ với nhóm âm nhạc đƣợc, với nhóm sáng tác với nhóm trình diễn đƣợc.

- Giảm thiểu những chuẩn mực có tính hình thức và áp đặt lên các quan hệ chuyên môn để giải phóng tiềm năng sáng tạo của GV và SV.

- Khai thác những thế mạnh của nhận thức nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật, sự kiện nghệ thuật v.v… để áp dụng các phương páhp và biện pháp dạy học TCH học tập.

1.4.2.5. Đặc điểm quản lí các nguồn lực dạy học và học tập

Quản lí các nguồn lực dạy học theo hướng TCH nhìn chung là tạo mọi thuận lợi để các nguồn lực đó dễ tiếp cận và dễ sử dụng đối với GV và SV.

Một số đặc điểm cần lưu ý là:

- Quản lí tốt nhƣng không gây phiền hà, khiến GV và SV ngại không muốn sử dụng. Khi không sử dụng một thiết bị, phương tiện hay tài liệu nào đó, thì có thể tác dụng TCH của bài học bị giảm. Khi mƣợn thì bị gây khó khăn về thủ tục, đơn từ, kí nhận, bàn giao rắc rối nên họ không cần mƣợn nữa.

- Quản lí linh hoạt và thích ứng cao với nhu cầu đa dạng của GV và SV.

Đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của họ chính là cách trực tiếp nhất thúc đẩy tính tích cực của họ.

- Chú ý tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng về khai thác, sử dụng các nguồn lực kĩ thuật nhƣ CNTT, thông tin, số liệu thống kê, dữ liệu, thiết bị, thƣ viện điện tử v.v…cho GV và SV. Khi họ thông thạo các nguồn lực kĩ thuật thì hiệu quả giảng dạy và học tập đƣợc cải thiện, có tác dụng khuyến khích họ tích cực hơn trong giảng dạy và học tập.

1.4.2.6. Đặc điểm quản lí các sản phẩm và việc đánh giá kết quả dạy học và học tập.

Quản lí các sản phẩm, kết quả do nhà giáo và SV làm ra và quản lí hoạt động đánh giá theo hướng TCH có những đặc điểm sau cần lưu ý:

- Quản lí không có nghĩa là giữ cho kĩ, cho chặt, mà ngƣợc lại phải làm cho giá trị của những sản phẩm đó đƣợc quảng bá rộng rãi trong và ngoài trường, tiến tới xây dựng hoặc củng cố thương hiệu. Điều đó động viên tiềm năng sáng tạo rất mạnh và tác động tới tính tích cực của mọi người.

- Làm cho đánh giá không chỉ mang tính chất xác nhận lạnh lùng, mà chủ yếu có tác dụng động viên và tạo ra những phản hồi có ý nghĩa tích cực đối với người dạy và người học. Phản hồi tích cực luôn mang lại hiệu quả tích cực, tức là làm cho người ta phấn chấn, cảm kích nếu được tán dương, ân hận, hối lỗi nếu đƣợc nhắc nhỏ khuyên răn.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)