Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1.5. Pháp luật trọng tài thương mại trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam . .23

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ Pháp lệnh TTTM (2003) cho đến Luật TTTM (2010), tinh thần và các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng với xu thế chung của các nước trên thế giới, pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam đã học hỏi được những nguyên tắc phù hợp, đổi mới khiến cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở nên hấp dẫn hơn.

Thứ nhất, giống như ở các nước khác, Trọng tài thương mại ở Việt Nam cũng là một cơ quan tài phán tƣ, là cơ quan tài phán có quyền lực theo ủy quyền của các bên tranh chấp. Sự ủy quyền này đƣợc thực hiện thông qua một công cụ gọi là “thỏa thuận trọng tài”. Quyền lực của Trọng tài là “quyền lực hợp đồng” hay “quyền lực đại diện’, do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm. Vì vậy, phán quyết của trọng tài không mang tính chất quyền lực nhà nước mà mang tính đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp.

Thứ hai, pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam thừa nhận thẩm quyền rộng rãi của Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, đặc biệt là từ hoạt động thương mại. Theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, thì Trọng tài được thành lập chủ yếu để GQTC thương mại phát sinh từ hoạt động thương mại.

Điều 2 Luật Trọng tài của Trung Quốc thừa nhận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và các tranh chấp liên quan tới chủ quyền sở hữu và các lợi ích phát sinh giữa các chủ thể dân sự có địa vị pháp lý ngang nhau, như giữa các công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có thể được giải quyết bằng trong tài.” Còn theo Điều 1 Luật Trọng tài của Thụy Điển: “Mọi tranh chấp liên quan đến một vụ việc dân sự cũng như việc bồi thường thiệt hại do hành vi tội phạm có thể được các bên thỏa thuận giải quyết bởi một hoặc các trọng tài viên.” Nhƣ vậy, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là rất rộng, bao gồm hầu nhƣ mọi tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể có

27

địa vị pháp lý ngang nhau. Theo pháp luật Việt Nam, trước khi Pháp lệnh TTTM (2003) ra đời, theo Nghị định số 116/CP của Chính phủ, phạm vi các tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng trọng tài bị bó hẹp. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm trên, về sau Pháp lệnh TTTM (2003) đã đưa ra khái niệm “hoạt động thương mại” đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm hầu nhƣ toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của thương nhân từ sản xuất đến lưu thông, phân phối, cung cấp dịch vụ, từ sản xuất kinh doanh thông thường đến các hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù. Cụm từ

“hoạt động thương mại” sau đó vẫn đƣợc giữ và đƣợc đƣa vào Luật TTTM (2010).

Có thể nói cụm từ này có nội hàm tương tự như khái niệm “thương mại” trong Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài. Với quy định này, thẩm quyền của trọng tài thương mại theo pháp luật trọng tài thương mại hiện hành của nước ta đã được mở rộng phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới.

Thứ ba, pháp luật quy định cụ thể chặt chẽ về thỏa thuận trọng tài làm cơ sở cho việc phân biệt thẩm quyền của Trọng tài và của Tòa án. Vì TTTT có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương thức GQTC bằng trọng tài, nên pháp luật của các nước cũng như pháp luật quốc tế đều dành cho TTTT một sự quan tâm đặc biệt. Điều này thể hiện ở chỗ trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng quy định về vấn đề này. Luật TTTM (2010) cũng dành hẳn một chương để quy định một loạt các vấn đề liên quan đến TTTT.

Thứ tư, pháp luật TTTM thừa nhận hai hình thức phổ biến của trọng tài là trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc. Trong lịch sử phát triển của Trọng tài, thì hình thức trọng tài vụ việc ra đời trước hình thức trọng tài thường trực. Tuy nhiên, sau khi trọng tài thường trực ra đời thì vai trò của trọng tài vụ việc không bị chấm dứt, mà vẫn đƣợc thừa nhận nhƣ một hình thức trọng tài không thể thiếu của các nhà kinh doanh. Pháp luật của Việt Nam trước đây không quy định loại hình trọng tài vụ việc mà chỉ quy định một loại hình trọng tài duy nhất là trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc chỉ được đề cập trong một số đạo luật (Luật Đầu tư Nước ngoài (1987) và các văn bản hướng dẫn) nhưng lại không được quy định cụ thể, nên không thể áp dụng trên thực tế. Đến Pháp lệnh TTTM (2003), pháp luật đã chính thức thừa nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của trọng tài vụ việc ở Việt Nam, cho

28

phép trọng tài vụ việc giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh, bao gồm tranh chấp quốc tế và trong nước.

Thứ năm, quy định về sự hỗ trợ, giám sát của Tòa án đối với Trọng tài trong quá trình giải quyết vụ việc. Do bản chất phi chính phủ của mình, nên Trọng tài không thể có quyền lực nhà nước để thực hiện một số công việc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp; vì vậy, Trọng tài cần có sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước, nhất là của Tòa án. Trước đây, Nghị định số 116/CP đã được xây dựng trên một quan điểm hoàn toàn xa lạ với thông lệ quốc tế. Theo đó, Trọng tài Kinh tế là một thiết chế tài phán phi chính phủ, do đó, nó phải đƣợc thiết kế sao cho có thể tồn tại và hoạt động một cách độc lập với Tòa án. Hậu quả là giữa Trọng tài và Tòa án ở nước ta trong thời gian đó không tồn tại bất cứ một mối quan hệ pháp lý nào. Sau đó, Pháp lệnh TTTM (2003) đã tạo ra bước đột phá mới cho quy định về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài để nó trở nên phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới. Các hình thức hỗ trợ và giám sát của Tòa án đối với Trọng tài có thể kể đến là: Tòa án có quyền xem xét tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài; Tòa án giúp các bên trong việc lựa chọn TTV trong những tình huống cần thiết; Tòa án ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trọng tài; Tòa án có quyền xem xét và hủy quyết định trọng tài khi có yêu cầu.

Thứ sáu, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc: phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm. Đây là một ƣu thế từ bản chất của Trọng tài, giúp cho các nhà kinh doanh không bị kéo vào vòng kiện tụng phức tạp, tốn kém tiền bạc và thời gian nhƣ ở Tòa án. Trước đây, do nhận thức không đúng, nên pháp luật của Việt Nam (Nghị định số 116/CP) đã quy định: trong trường hợp bên thua kiện không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài, thì bên thắng kiện không có biện pháp nào để bảo vệ lợi ích của mình, ngoài quyền đƣợc khởi kiện vụ án lại từ đầu tại Tòa án theo thủ tục tƣ pháp (Điều 31). Cho đến khi Pháp lệnh TTTM (2003) ra đời, giá trị hiệu lực của phán quyết trọng tài đã được Nhà nước công nhận và đảm bảo thi hành, đưa Trọng tài Việt Nam trở lại đúng bản chất của Trọng tài mà thông lệ chung trên thế giới đã thừa nhận.2

2 Nguyễn Đình Thơ, tlđd chú thích 1, tr.32

29

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)