Quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

2.1.2. Quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Một là, TTV phải tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

Có thể nói thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong GQTC bằng trọng tài thương mại. Nó thể hiện ý chí của các bên cùng đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết theo quy tắc của một TCTT nhất định. Đây là cơ sở cho các bên tiến hành giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ trọng tài.

Đối với việc GQTC bằng thủ tục tƣ pháp tại Tòa án, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền lợi hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trước. Vì TTTT có vị trí, vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài, nên pháp luật về trọng tài của Việt Nam đã có quy định khá cụ thể. Luật TTTM (2010) đã kế thừa Pháp lệnh TTTM (2003) và quy định chặt chẽ hơn điều kiện thỏa thuận của các bên tranh chấp là tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài của các bên tranh chấp không vi phạm điều cấm của pháp luật. Thực tiễn cho thấy đã có nhiều TTTT bị tuyên bố vô hiệu vì không đảm bảo nguyên tắc này. Từ đó có thể thấy nguyên tắc này có ưu thế nổi bật của phương thức GQTC bằng trọng tài so với Tòa án. Pháp luật của các nước và pháp luật quốc tế cũng dành cho TTTT một sự quan tâm riêng. Điều này được thể hiện ở chỗ trong các đạo luật thường có một chương riêng hoặc một điều riêng quy định về vấn đề này; cụ thể:

32

Luật Trọng tài của Hoa Kỳ (có hiệu lực năm 1955, sửa đổi bổ sung năm 1956) quy định tại Điều 1: “Một thỏa thuận bằng văn bản đưa ra trọng tài để giải quyết bất kỳ tranh cãi hoặc một điều khoản trong một hợp đồng bằng văn bản nhằm đưa ra trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh sau đó giữa các bên sẽ có hiệu lực, có thể được thi hành và không hủy bỏ bất kỳ hợp đồng nào…”. Điều 6, Quy tắc của ICC ghi nhận quyền tự quyết của các bên tham gia “Khi các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết theo Quy tắc này thì tố tụng trọng tài được bắt đầu có hiệu lực từ ngày mà các bên đưa tranh chấp ra và giải quyết theo quy tắc này”. Ngoài ra, Luật Trọng tài của Đức (1998), Luật Trọng tài của Thái Lan (1987), Luật Trọng tài của Liên Bang Nga năm 1993, Luật Trọng tài của Canada năm 1986 cũng quy định về vấn đề này.

Như vậy, theo quy định pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới cũng nhƣ pháp luật Việt Nam, thỏa thuận trọng tài là tiền đề, đặt dấu mốc khởi đầu cho quá trình tố tụng trọng tài. Một tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh muốn đƣợc giải quyết bằng trọng tài thì điều kiện tiên quyết là trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra, giữa các bên phải tồn tại một TTTT được xác lập dưới dạng văn bản và được xác lập dựa trên cơ sở tự nguyện, theo ý chí của các bên đương sự, không nằm trong các loại TTTT vô hiệu được quy định tại Điều 18, Luật TTTM (2010). Trong trường hợp giữa các bên không tồn tại TTTT hoặc TTTT bị vô hiệu, mà Trọng tài đã ra phán quyết, thì phán quyết của trọng tài sẽ bị Tòa án tuyên hủy theo Điểm a, Khoản 2, Điều 68, Luật TTTM (2010).

Hai là, TTV phải độc lập, khách quan, vô tƣ và tuân theo quy định của pháp luật.

Trọng tài viên - với tư cách là người thứ ba được các bên tranh chấp tin tưởng trao quyền giải quyết tranh chấp - cần nhận thức đúng vai trò, nghĩa vụ của mình để đƣa ra phán quyết khách quan, vô tƣ nhất, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho các bên đương sự. Tính độc lập và vô tư của TTV được thể hiện ở chỗ: trong quá trình GQTC, TTV tự mình quyết định dựa vào các chứng cứ trong hồ sơ vụ việc, không phụ thuộc vào người khác. Một TTV sẽ khó giải quyết tranh chấp một cách độc lập, nếu người này có quan hệ trực tiếp hoặc có những lợi ích nhất định liên quan đến một bên trong vụ kiện.

33

Nguyên tắc trên xuất phát từ nhu cầu khách quan của việc giải quyết vụ tranh chấp theo mong muốn của các bên. Nội dung của nguyên tắc đƣợc thể hiện rõ trong quá trình tố tụng trọng tài: không đƣợc có sự can thiệp của bất kỳ ai đối với TTV.

Các Trọng tài viên phải là những người đạt tiêu chuẩn nhất định, như: có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học, đã qua thực tế công tác hay những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Họ thực sự là những người có hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật, từ đó nhìn nhận, đánh giá những tình tiết của vụ tranh chấp khách quan và công tâm. Để đảm bảo yếu tố vô tƣ, khách quan, Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên, nếu nhận thấy “Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên” hay “Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp”

theo Khoản 1, Điều 42, Luật TTTM (2010). Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, các TTV phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật. Những đánh giá, nhận định, kết luận của TTV đƣợc đƣa ra không bị chi phối bởi bất kì yếu tố nào, song cần phải dựa trên các căn cứ pháp luât.

Luật Mẫu UNCITRAL ghi nhận cơ sở từ chối giải quyết tranh chấp thể hiện tính độc lập và vô tƣ của Trọng tài viên, là yếu tố quan trọng của quá trình GQTC, Điều 12 Luật mẫu UNCITRAL quy định: “Trọng tài viên có thể bị khước từ chỉ khi có hoàn cảnh đem lại sự nghi ngờ chính đáng liên quan đến tính khách quan và độc lập của trọng tài viên này hoặc khi anh ta không có đủ phẩm chất như các bên đã lựa chọn”.

Ba là, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. HĐTT có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Việc quy định các bên tranh chấp bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng TTTM là sự thể hiện nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật được ghi nhận trong các Công ước quốc tế nói chung cũng như trong các văn bản pháp luật nói riêng. Nguyên tắc các bên tranh chấp bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ đã đƣợc đề cập một cách rõ ràng trong cả Công ƣớc New York và Luật Mẫu UNCITRAL và được pháp luật trọng tài một số nước trên thế giới công nhận. Điều 18 của Luật Mẫu quy định “Các bên phải được đối xử một cách công bằng và mỗi bên phải được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình”. Theo

34

nguyên tắc này, các bên tranh chấp hoàn toàn có quyền nhƣ nhau trong việc lựa chọn, khước từ TTV, lựa chọn địa điểm, đưa ra yêu câu và các lý lẽ biện minh cũng như các chứng cứ để trọng tài xem xét và việc tiếp nhận thông tin từ các bên.

Một số trường hợp cần đến sự can thiệp của HĐTT là: Các bên không thỏa thuận đƣợc địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì HĐTT quyết định. Đối với việc thành lập HĐTT, nếu bị đơn không chọn TTV hoặc không đề nghị chỉ định TTV, thì Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định TTV cho bị đơn (Khoản 4, Điều 40, Luật TTTM (2010). HĐTT luôn tạo điều kiện thuận lợi để các bên phát huy quyền và nghĩa vụ của mình, bởi nguyên tắc cốt lõi của GQTC bằng trọng tài thương mại là sự tôn trọng thỏa thuận cũng như quyền tự định đoạt của đương sự. Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đều thể hiện ý chí tối cao của mình và khi họ thể hiện quyền đó một cách chính đáng, HĐTT cần hết sức tạo điều kiện để họ phát huy những quyền này.

Bốn là, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đƣợc tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Một trong những ƣu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là xét xử không công khai, đáp ứng đƣợc yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của các bên có tranh chấp. Khác với quy định tại Khoản 1, Điều 15, Bộ luật TTDS: “Việc xét xử vụ án dân sự của tòa án được tiến hành công khai, mọi người có quyền được tham dự...”, nguyên tắc tiến hành phiên họp không công khai trong tố tụng trọng tài là một ƣu điểm đƣợc các nhà kinh doanh đánh giá rất cao. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh mà phát sinh tranh chấp, các nhà kinh doanh thường muốn tiến hành việc giải quyết tranh chấp một cách kín đáo, không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, uy tín của các nhà kinh doanh, đảm bảo giữ đƣợc bí mật kinh doanh của mình. Theo đó, “xét xử kín” nghĩa là thành phần tham dự phiên họp giải quyết chỉ bao gồm các bên đương sự và TTV. Mọi thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc đều đƣợc giữ kín, không đƣợc tiết lộ ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên, trường hợp được sự đồng ý của các bên theo Khoản 3, Điều 55, Luật TTTM (2010), HĐTT có thể cho phép người khác tham dự phiên họp này.

Pháp luật quốc tế về Trọng tài thương mại cũng quy định tương tự về vấn đề

35

này. “Trọng tài cần phải giữ bí mật tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình tố tụng và kết quả vụ kiện” (Điều VI (B) của Quy tắc AAA - ABA)3 và “Trừ khi các bên đồng ý hoặc pháp luật cho phép, trọng tài viên phải coi mọi vấn đề của quá trình tố tụng là bí mật” (Điều 2 (C) (1) Quy tắc LMC).

Năm là, phán quyết trọng tài là chung thẩm

Các phán quyết của trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay đối với các bên đương sự, đây là một nguyên tắc quan trọng và đặc thù khi GQTC thương mại bằng trọng tài. Do đặc thù tố tụng, Tòa án có thể thực hiện ở nhiều cấp xét xử nên một bản án do Tòa án tuyên bố có thể bị kháng cáo, kháng nghị, đƣợc giải quyết theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Bởi vậy, nếu đƣa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Trong khi đó, với nguyên tắc xét xử một lần, tiêu chí các bên đặt ra là giải quyết nhanh gọn, ít tốn kém, tránh tình trạng dây dƣa, kéo dài đã hoàn toàn đƣợc đáp ứng ở tố tụng trọng tài. Trên tinh thần tin tưởng sự vô tư, khách quan, công tâm của Trọng tài viên khi đưa ra phán quyết, các bên sẽ tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, nếu một trong các bên không tự nguyện thi hành khi hết thời hạn thi hành phán quyết cũng nhƣ không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên đƣợc thi hành phán quyết có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết này theo quy định tại Khoản 1, Điều 66, Luật TTTM (2010).

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)