Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Trọng tài Thương mại và năng lực của đội ngũ Trọng tài viên, đẩy mạnh đào tạo pháp luật trọng tài

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Trọng tài Thương mại và năng lực của đội ngũ Trọng tài viên, đẩy mạnh đào tạo pháp luật trọng tài

Việc HĐTT có thể điều hành quá trình tố tụng và ra một phán quyết khiến các bên tranh chấp “tâm phục, khẩu phục” sẽ nhanh chóng nâng cao hình ảnh, sức hấp dẫn của trọng tài. Điều này có tác dụng làm cho các bên, sau khi tham gia tố tụng, sẽ không đắn đo, cân nhắc khi đƣa điều khoản trọng tài vào những hợp đồng khác đang được đàm phán. Trước mắt, có nhiều ý kiến cho rằng cần sớm triển khai thực hiện Điều 22 của Luật TTTM (2010) về việc thành lập một Hiệp hội Trọng tài Quốc gia là tổ chức tập hợp TTV của tất cả các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam. Hiệp hội Trọng

24 Báo cáo tổng kết Hội thảo giữa kỳ 2014 của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tại địa chỉ: http://dddn.com.vn/diem-nhan/bao-cao- tong-the-dien-dan-doanh-nghiep-viet-nam-giua-ky-2014- 2014061304156752.htm, trích trong tlđd chú thích số 20, tr. 11

84

tài sẽ đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nên Quy tắc Đạo đức Nghề nghiệp (quy tắc hành xử - Code of conduct) của TTV, quy tắc xung đột lợi ích để đảm bảo tính độc lập và khách quan của TTV, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tố tụng trọng tài cũng như là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tố tụng trọng tài trong nước và quốc tế.

Hiệp hội Trọng tài có thể là đầu mối kết hợp với các tổ chức đào tạo (Học viện Tƣ pháp, các trường đào tạo luật, v.v...) và các Trung tâm Trọng tài để nâng cao trình độ của đội ngũ TTV đáp ứng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế.

Một là, các Trung tâm Trọng tài Thương mại cần tạo điều kiện cho các TTV được đi học tập, bồi dưỡng kiến thức về trọng tài thương mại ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có hoạt động TTTM phát triển. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các TCTT, tổ chức thương mại trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều khóa học đào tạo ngắn hạn kĩ năng và kiến thức cần thiết cho các TTV, luật sƣ và chuyên gia về trọng tài của các TCTT quốc tế hàng đầu nhƣ các khóa học của Viện Trọng tài London (CIarb), Học viện Trọng tài Paris (Arbitration Academy), Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Hội đồng Quốc tế về Trọng tài Thương mại (Young ICCA).25 Các Trung tâm Trọng tài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay Liên đoàn Luật sƣ hoàn toàn có thể chủ động liên lạc với các trung tâm này để tổ chức các khóa học ngắn hạn đó tại Việt Nam hoặc cử người tham gia một số khóa học này.

Đồng thời với việc này, trước hết cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các TTV để đáp ứng việc giải quyết những tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, ngoài việc khắc phục hạn chế cố hữu của các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam về cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ TTV, thì các Trung tâm Trọng tài nên đổi mới bộ máy tổ chức theo hướng tăng cường năng lực quản trị, thu hút sự tham gia của các chuyên gia trọng tài hàng đầu của Việt Nam và quốc tế vào việc thực hiện: (i) Các chức năng tố tụng trọng tài theo luật định (chỉ định TTV, thành lập HĐTT, vv.) cũng như (ii) Chức năng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, phát triển thị trường, v.v...

của một tổ chức cung cấp dịch vụ tài phán tƣ.

25Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang (2015), tlđd chú thích số 20, tr. 9

85

Các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam cũng cần chủ động hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh của mình đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như thị trường quốc tế thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, tuần lễ trọng tài, công bố các số liệu về giải quyết tranh chấp tại Trung tâm, minh bạch về chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chuyên trách của Trung tâm.

Ba là, cần xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế. Ngoài việc tổ chức các hội thảo trong nước có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, các chuyên gia - cụ thể nhóm tác giả Dự thảo tham luận tổng kết thi hành Luật TTTM (2010) - cho rằng đã đến lúc khuyến khích các cơ quan, trung tâm trọng tài, TTV tham gia vào những diễn đàn quốc tế, ví dụ nhƣ:

- Bộ Tƣ pháp cần sớm có đề xuất với Chính phủ để cử đại diện tham gia Nhóm làm việc số II về Trọng tài và Hòa giải của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) để tiếp cận với sự phát triển mới nhất của Luật Trọng tài và hòa giải quốc tế.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC – cử đại diện tham gia Ủy ban Quốc gia của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) để có quyền đề cử TTV trong các vụ việc thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa Trọng tài ICC.

- Khuyến khích các TTV Việt Nam tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp của TTV quốc tế, nhƣ Viện Trọng tài Luân đôn (CIArb) của Anh, Viện Trọng tài Singapore, HĐTT Thương mại quốc tế (ICCA), v.v… để TTV có điều kiện tự tăng cường năng lực chuyên môn.

Bốn là, chủ động báo cáo với Bộ Tƣ pháp, Ủy ban Tƣ pháp Quốc tế, Sở Tƣ pháp các tỉnh, Hội Luật gia Việt Nam… thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Trung tâm Trọng tài và đề xuất những giải pháp để phát triển TTTM tại Việt Nam; làm việc với Tổng cục Thi hành án Dân sự về thi hành các phán quyết của trọng tài; làm việc với Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Sở Tƣ pháp các tỉnh trong công tác xúc tiến, tuyên truyền về TTTM; phối hợp với một số Hiệp hội Doanh nghiệp, giới thiệu về TTTM; đồng thời xây dựng các Hợp đồng mẫu phù hợp

86

với yêu cầu pháp lý, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Năm là, cho phép công bố một phần phán quyết trọng tài, nếu các bên có tranh chấp không phản đối. Theo xu hướng của pháp luật trọng tài trên thế giới, hiện nay, một số Trung tâm Trọng tài Quốc tế danh tiếng trong khu vực, nhƣ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) đều cho phép công khai một phần, trích dẫn hoặc tóm tắt của phán quyết trọng tài đã lƣợc bỏ tên của các bên tranh chấp, nếu không có bên nào phản đối. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lƣợng GQTC tại các TTTT, tạo điều kiện để các TTV học hỏi lẫn nhau và phục vụ cho mục đích nghiên cứu các vấn đề pháp lý có liên quan. Hơn nữa, việc lƣợc bỏ thông tin cá nhân của các bên tranh chấp và vẫn tôn trọng quyền quyết định của các bên về việc có cho công bố phán quyết trọng tài hay không sẽ vẫn đảm bảo đƣợc nguyên tắc về tính bảo mật của trọng tài quy định tại Điều 4.4 của Luật TTTM (2010). Do đó, các TTTT có thể cân nhắc để cho phép việc công bố một phần hoặc đầy đủ phán quyết trọng tài hoặc tóm tắt phán quyết với một số điều kiện nhất định như đã nêu trên. Điều này cũng phù hợp với xu hướng hiện nay là sử dụng án lệ như một nguồn của pháp luật đƣợc quy định tài Điều 21 của Bộ luật TTDS (2015).

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)