Thực trạng tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 72 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

2.2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam hiện nay

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, đến thời điểm hiện nay trên cả nước có 14 Trung tâm Trọng tài đang hoạt động với 445 TTV, tất cả tập trung tại 3 thành phố lớn, trong đó TP. Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều trung tâm trọng tài nhất, theo sau là Hà Nội và Cần Thơ. Trung tâm Trọng tài lớn nhất hiện nay là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC. Danh sách các Trung tâm Trọng tài đƣợc thể hiện trong Phụ lục Luận văn.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo số liệu thống kê, tính đến ngày 01/01/2017, Hà Nội đã có 6 Trung tâm Trọng tài Thương mại đăng ký thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, 2 Trung tâm Trọng tài (là Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội và Trung tâm Trọng tài Viễn Đông) đã chính thức chấm dứt hoạt động, hiện chỉ còn 4 Trung tâm trọng tài thương mại đang hoạt động, trong đó, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) là Trung tâm Trọng tài đầu tiên trên cả nước và vẫn đang dẫn đầu của cả nước về số lượng TTV cũng như số lượng tranh chấp thương mại thụ lý giải quyết hàng năm. VIAC đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập số 204/TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 và hoạt động theo Giấy đăng ký hoạt động số 02/TP_ĐKHĐ ngày 28/11/2011 do Sở Tƣ pháp Hà Nội. Hiện nay VIAC có 3 chi nhánh gồm: Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ.

Trên phạm vi cả nước, chỉ có 8 Trung tâm trọng tài đang hoạt động, và chỉ có số rất ít Trung tâm trọng tài hoạt động thực sự có hiệu quả. Rõ ràng là mặc dù pháp luật về TTTM đã đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống hơn 10 năm nay, nhƣng hoạt động trọng tài diễn ra trên thực tế chưa thực sự tương xứng. Chính sách tập trung mở rộng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta hiện nay là cơ hội để các chủ thể trong xã hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thương mại, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và các hoạt động liên kết kinh doanh nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi đó, thực tế quy mô và thực trạng hoạt động hiện nay của các Trung tâm TTTM ở Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội với các GQTC

66 kinh doanh, thương mại.

- Thực tiễn hoạt động của các Trung tâm Trọng tài Thương mại:

Trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp thương mại trên thực tế, phương thức tố tụng trọng tài tỏ rõ đƣợc ƣu điểm về sự linh hoạt, đơn giản trong thủ tục. Cùng với đó, số lượng các Trung tâm Trọng tài và các TTV qua các năm có xu hướng tăng lên. Thực hiện quy định của Luật TTTM (2010), các Trung tâm Trọng tài đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, khuyến khích, vận động các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn Trọng tài Thương mại để giải quyết tranh chấp của mình.

Cụ thể, theo số liệu thống kê vê tình hình hoạt động của các Trung tâm Trọng tài thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi Luật TTTM (2010) có hiệu lực đến nay, các Trung tâm Trọng tài đã thụ lý 770 vụ. Trong đó, riêng năm 2014 (số liệu từ ngày 1/1/2014 - 30/01/2015) các Trung tâm TTTM đã tiếp nhận 574 vụ việc và giải quyết đƣợc 343 vụ việc, tổng giá trị các vụ tranh chấp đã giải quyết là: 400.016.459 đồng, tổng số tiền thu đƣợc là 30.473.496.000 đồng; tổng số tiền đã nộp thuế và nghĩa vụ tài chính là 1.237.761.000 đồng. Trong khi đó, mỗi năm, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý, xét xử hàng ngàn vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại20. Như vậy, số vụ tranh chấp giải quyết bằng TTTM tại Hà Nội mới chỉ chiếm khoảng chƣa đến vài trăm phần trăm trên tổng số vụ tranh chấp đƣợc Tòa án thụ lý giải quyết. Số lƣợng các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại được Tòa án thụ lý giải quyết cũng chưa phải là con số đầy đủ nhất để đánh giá những vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại thực tế xảy ra trong xã hội.

Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực cho thấy các nhà kinh doanh đang ngày càng thể hiện sự quan tâm đến phương thức GQTC bằng tố tụng trọng tài hơn. Một bộ phận doanh nghiệp đã có xu hướng chủ động tìm hiểu và tiếp cận với phương thức GQTC này. Họ thấy được tầm quan trọng của phương thức tố tụng trọng tài như một điều kiện để tham gia vào việc kinh doanh trên thị trường quốc tế, cho nên có sự cân nhắc trong việc lựa chọn thủ tục trọng tài cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Vì lẽ đó, qua các năm, số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài Thương mại có xu hướng gia tăng, đồng thời cũng đa dạng hơn về lĩnh vực tranh chấp hợp

20 Nguyễn Mạnh Linh (2015), Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - Thực tiễn hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr.55;

67

đồng mua bán hàng hóa, nhƣ bảo hiểm, công nghệ thông tin, xây dựng, phân phối, năng lƣợng ...

Với việc Nhà nước Việt Nam cho phép các TCTT nước ngoài được mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong thời gian tới, các Trung tâm Trọng tài sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa. Các TTV cũng nhƣ các Trung tâm Trọng tài sẽ có cơ hội học hỏi để có thêm những kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức lớn cho các Trung tâm Trọng tài và các TTV trong nước, khi họ phải cạnh tranh với những đối thủ rất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) là tổ chức trọng tài lâu đời và có hoạt động mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Trong số các vụ việc mà các Trung tâm Trọng tài trên cả nước đã thụ lý, giải quyết thì số vụ việc do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thụ lý, giải quyết đa dạng hơn so với các vụ việc đƣợc các Trung tâm Trọng tài khác giải quyết. Đó là các tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa, xây dựng, sở hữu trí tuệ, lao động, phân phối, đại lý và trung gian, bảo hiểm thương mại, đầu tư nước ngoài, tranh chấp hàng hải, tín dụng và thanh toán quốc tế...

Các vụ việc được giải quyết bởi các Trung tâm trọng tài thương mại còn lại chủ yếu xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa, ngân hàng. Thời gian gần đây, các Trung tâm Trọng tài cũng thường thụ lý, giải quyết các tranh chấp giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.

Cụ thể, trong năm 2016 vừa qua, VIAC đã tiếp nhận 155 vụ tranh chấp, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng của 5 năm trở lại đây; trong số đó, 34% là tranh chấp trong lĩnh vực mua bán, xuất nhập khẩu; 15% là tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng, 11% là các tranh chấp trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, và các tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm, thuế, v.v… Cơ cấu các lĩnh vực tranh chấp tại VIAC tiếp tục cho thấy VIAC là TCTT tiếp nhận và giải quyết tranh chấp khá đa dạng các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh thương mại. Đồng thời, năm 2016 cũng là năm đầu tiên mà số lượng các vụ tranh chấp nội địa tại VIAC chiếm trên 50% số vụ tranh chấp đƣợc giải quyết tại VIAC. Điều đó thể hiện niềm tin từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là

68

khối doanh nghiệp FDI, đối với phương thức trọng tài thương mại tại VIAC. Ngoài ra, các tranh chấp có yếu tố nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng về số lượng với sự tham gia nhiều nhất của các bên tới từ Trung Quốc (bao gồm cả HongKong), tiếp sau đó là các quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, … Các bên có tranh chấp đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới cùng với sự tham gia điều hành tố tụng của nhiều Trọng tài viên là người nước ngoài, TTV ngoài danh sách Trọng tài viên tại VIAC đã giúp cho bức tranh trọng tài quốc tế tại VIAC năm 2016 có nhiều màu sắc và thực sự sôi động, khẳng định vị thế là tổ chức trọng tài quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.21

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay

Nhìn chung, dù ngày càng có nhiều cải thiện thì nhƣng vẫn có thể nói thực trạng hoạt động của các TTTM Việt Nam vẫn còn yếu kém so với kì vọng. Theo các trung tâm trọng tài và các TTV thì có nhiều lý do, trong đó có một số lý do dƣợc nói đến nhiều nhất là:

Thứ nhất, việc tuyên truyền phổ biến về phương thức GQTC bằng trọng tài chưa đạt hiệu quả dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố tụng thông qua con đường TTTM. Trong nhiều năm qua, các hoạt động tuyên truyền về trọng tài còn rời rạc và thiếu hệ thống. Thực tế chỉ mới có một ít số khóa học ngắn giới thiệu cho các doanh nghiệp về trọng tài, một số bài báo về trọng tài nói chung hoặc các vụ việc có liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp này. Xuất phát từ nhận thức và thái độ không đúng mực đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không quan tâm đến cơ chế GQTC khi giao kết hợp đồng, dẫn đến thực tế các bên vướng phải các lỗi căn bản không hể sử dụng được phương thức GQTC chấp như mong muốn ví dụ như thỏa thuận sai về trung tâm trọng tài, hoặc có ghi nhận điều khoản về GQTC nhƣng trong điều khoản đó lại vừa chọn trọng tài vừa chọn tòa án, hoặc ghi tên TCTT không chính xác… Hoặc thậm chí có doanh nghiệp không quan tâm đến việc xác định phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hay thỏa thuận … nên không lựa chọn trước cơ quan GQTC, khi tranh chấp xảy ra, việc đàm phá và thỏa thuận với đối tác

21 Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam, tại địa chỉ: http://viac.vn

69 vào thời điểm đó là rất khó khăn.

Thứ hai, cũng có nhiều doanh nghiệp, đăc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, hoài nghi về chất lƣợng xét xử của trọng tài, chƣa tin vào tính độc lập, vô tƣ, khách quan của trọng tài. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, các doanh nghiệp nước ngoài thường không chấp nhận đề nghị của bên doanh nghiệp Việt Nam về việc lựa chọn trung tâm trọng tài Việt Nam là tổ chức GQTC. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tƣ pháp cho thấy:

30% số trọng tài viên đƣợc hỏi nói rằng mình chƣa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào; 11,4% ý kiến trả lời đã từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp; số trọng tài giải quyết từ 2 đến 5 vụ chiếm 37,1%; số trọng tài đã giải quyết từ 6 đến 10 vụ chiếm 18,6% và số trọng tài giải quyết trên 10 vụ tranh chấp chỉ chiếm khoảng 2,9%.22 Ngoài ra, các TTV của các trung tâm trọng tài hiện nay bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động thương mại.

Những TTV này là những người có bề dày kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực nào đó nhƣng kiến thức pháp lý của họ lại chƣa thật đầy đủ sâu sắc trong khi điều này lại rất có ý nghĩa trọng việc đảm bảo tính hợp pháp của các thủ tục tố tụng trọng tài và cơ sở pháp lý của các quyết định mà họ ban hành.

Bên cạnh đó, một nguyên tắc quan trọng của trọng tài là phán quyết trọng tài là chung thẩm, tranh chấp đã giải quyết bằng trọng tài sẽ không đƣợc xét xử lại, vì thế, những sai sót về pháp lý của TTV về nguyên tắc sẽ không có cơ hội để sửa chữa. Đây không chỉ là những lo ngại mang tính lý thuyết. Trên thực tế, có khá nhiều vấn đề về chất lƣợng của các quyết định trọng tài Việt nam: căn cứ pháp lý của nhiều quyết định còn quá sơ sài, một số quyết định chỉ tính đến hợp lý mà chƣa quan tâm đúng mức đến tính hợp pháp của GQTC… Vấn đề sẽ nan giải hơn khi một quyết định trọng tài có liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó, tính chất và nội dung của các vụ tranh chấp ngày càng đa dạng và phức tạp; các yếu tố mang tính pháp lý trong quá trình xét xử cũng đòi hỏi ngày càng chặt chẽ, chuẩn xác hơn;

đội ngũ các luật sƣ đại diện cho các bên trong vụ tranh chấp ngày càng nhiều hơn và họ thường bằng mọi cách để đưa ra các chứng cứ, lập luận nhằm bảo vệ thân chủ của mình,

22Dương Quỳnh Hoa, tríchtừ Dương Thanh mai,(Chủ nhiệm dự án) - 9/2010), Dự án điều tra cơ bản về Thực trạng tranh chấp, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và vai trò của các thiết chế tư pháp, bổ trợ tư pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả , Viện khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội.

70

dù đúng hay sai. Điều này đòi hỏi các TTV vừa phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải nắm vững pháp luật điều chỉnh các vấn đề đang tranh chấp cũng nhƣ Quy tắc tố tụng và phải có bản lĩnh vững vàng kết hợp với “nghệ thuật” xét xử.

Cho đến nay, chưa có một chương trình đào tạo nào thực sự quy mô về kỹ năng GQTC cũng nhƣ kiến thức pháp lý cần thiết cho công việc của các TTV. Đa số các TTV tại các trung tâm trọng tài vẫn thực hiện công việc của mình chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thói quen. Với thực trạng trình độ của các TTV và chất lƣợng của các quyết định trọng tài nhƣ vậy, các doanh nghiệp có lý do để e dè khi quyết định giao các tranh chấp gắn với nhiều lợi ích kinh tế của mình cho trọng tài để giải quyết chung thẩm ngay cả khi họ nhận thức đƣợc đầy đủ về những lợi thế về nguyên tắc của phương thức trọng tài nói chung.

Thứ ba, thực tiễn là như vậy, nhưng mạng lưới trọng tài của chúng ta lại quá thƣa thớt. Đến thời điểm hiện nay, chúng ta chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp. Nhƣng các vụ tranh chấp quá ít ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng phát triển công nghệ, mạng lưới, tuyên truyền, đào tạo…

Thứ tư, hiệu lực thi hành phán quyết trọng tài thấp. Cụ thể về vấn đề này, ở phần trước tác giả đã đề cập thực tiễn một số những bất cập và tồn tại trong việc thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam.

Thứ năm, truyền thống , văn hóa ứng xử trong vấn đề giải quyết tranh chấp của người Việt Nam nói chung và của các thương nhân Việt Nam nói riêng là “chín bỏ làm mười”, tránh mâu thuẫn, tranh cãi nên số vụ việc phải đưa ra cơ quan tài phán ít đi đáng kể. Vì lẽ đó, việc đƣa nhau ra xử lý bằng Trọng tài hoặc Tòa án các bên đều không muốn. Theo số liệu của Phòng kinh tế thương mại Việt Nam, GQTC kinh tế qua Tòa án và Trọng tài chỉ chiếm khoảng 90% số lƣợng các vụ tranh chấp trong thực tế.

Thứ sáu, thực tế những năm qua cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hoạt động cầm chừng của các trung tâm trọng tài Việt Nam chính là ở những bất cập trong pháp luật Việt Nam về trọng tài trong suốt những năm qua mà cụ thể một số những tồn tại đã đƣợc tác giả đề cập cụ thể ở phần thực trạng pháp luật về TTTM.

Nhƣ vậy, bức tranh về tình hình hoạt động ảm đạm của các trung tâm trọng tài thương mại Việt Nam là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân từ ngay

71

trong các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật TTTM nói riêng, về tổ chức của các Trung tâm trọng tài, về chất lƣợng đội ngũ TTV… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhƣng khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này còn yếu, trong khi đó các trung tâm trọng tài lại chƣa có các hình thức phù hợp để giới thiệu, quảng bá về mình nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, dẫn đến giữa các doanh nghiệp và trọng tài ở nước ta vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể. Phải thu hẹp và dần xóa bỏ khoảng cách này là công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hội nhập quốc tế, càng cấp thiết hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)