CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam
2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thi hành các quy định pháp luật của Luật Trọng tài thương mại (2010) tại Việt Nam
Luật TTTM (2010) đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại cũng như một số vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, qua thời gian thi hành từ năm 2011 đến nay, Luật TTTM đã bộc lộ không ít những nhƣợc điểm, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của hoạt động TTTM ở Việt Nam. Cụ thể, có thể kể đến một số những tồn tại nhƣ sau:
2.2.2.1. Về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng
Điều 19, Luật TTTM (2010) quy định: “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất đi hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Quy định này tương thích với Luật Trọng tài của một số quốc gia như Anh, Thụy Sĩ13… và thể hiện nguyên tắc quan trọng của chế định về trọng tài là hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không gắn với hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nếu hợp đồng chính bị tuyên vô hiệu không có nghĩa là TTTT trong hợp đồng đó cũng bị vô hiệu, trừ trường hợp nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu cũng là nguyên nhân dẫn đến TTTT vô hiệu.
TTTT trong trường hợp đó sẽ được coi là tách riêng khỏi hợp đồng có nội dung vi
12 Bộ Tư pháp (2015), “Dự thảo tham luận tổng kết thi hành Luật Trọng tài Thương mại”, tại địa chỉ: http://dzungsrt.com/wp- content/uploads/2015/03/20150831-Du-thao-Tham-Luan-tong-ket-thi-hanh-LTTTM-updated-clean.pdf, truy cập 05/06/2017
13 Xem Điều 7 Luật trọng tài Anh năm 1996, Điều 178(3) Luật trọng tài Thụy Sỹ
52 phạm pháp luật.
Tuy nhiên, vấn đề cần bàn ở đây là: khi hợp đồng chính vô hiệu mà TTTT vẫn có hiệu lực, thì TTTT có ý nghĩa gì? Có làm phát sinh thẩm quyền GQTC của Trọng tài hay không?… Về vấn đề này, cần phân chia hợp đồng vô hiệu thành các trường hợp có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội cũng nhƣ của các bên dẫn đến có hay không việc GQTC về quyền và nghĩa vụ giữa họ, từ đó xác định tính khả thi của TTTT. Có thể nêu một vài trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng vô hiệu vì hợp đồng không đem lại cho Nhà nước, cho xã hội hay cho ít nhất một bên lợi ích mà bên này mong đợi từ hợp đồng.Ví dụ: Hợp đồng vô hiệu do nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; hợp đồng vô hiệu do một bên lừa dối hay bị nhầm lẫn… Trong những trường hợp này, việc xử lí hợp đồng vô hiệu bằng cách khôi phục lại tình trạng ban đầu giữa các bên là cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội cũng như đem lại sự công bằng cho bên không đạt đƣợc lợi ích mong đợi từ hợp đồng. Vì vậy, khi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng, đồng thời không làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp này, thỏa thuận trọng tài (mặc dù vẫn có hiệu lực) nhƣng không làm phát sinh thẩm quyền GQTC cho Trọng tài, dẫn đến quy định này trở nên thiếu tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Trường hợp 2: Hợp đồng vô hiệu không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên mong đợi từ hợp đồng.14 Ví dụ hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức, khi một bên không có đăng ký kinh doanh phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng… Trong trường hợp này, hợp đồng vô hiệu nhưng các bên đều đạt được lợi ích mong muốn nên không cần thiết khôi phục lại tình trạng ban đầu, bởi vì sự bất công không tồn tại.
Vì vậy, khi hợp đồng vô hiệu mà thỏa thuận trọng tài có hiệu lực sẽ phát sinh thẩm quyền của HĐTT trong việc yêu cầu các bên sửa đổi những vi phạm dẫn đến hợp đồng vô hiệu, nhƣ: Sửa đổi về hình thức hợp đồng, yêu cầu bên chƣa có đăng kí kinh doanh trong hợp đồng đăng ký kinh doanh bổ sung … Do vậy, trong trường hợp này, quy định hợp đồng vô hiệu nhƣng TTTT có hiệu lực sẽ khiến HĐTT có thẩm quyền yêu cầu một hoặc các bên khắc phục những nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp
14 Nguyễn Đình Thơ, tlđd chú thích 1, tr.54
53
đồng, từ đó bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Từ sự phân tích trên, cần xem xét lại cách hiểu Điều 19, Luật TTTM (2010) nhƣ hai trường hợp trên. Theo đó, trong trường hợp thứ hai, khi hợp đồng vô hiệu mà TTTT vẫn có hiệu lực, trọng tài sẽ có thẩm quyền yêu cầu các bên khắc phục sai sót dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Do vậy, nên bổ sung quy định của Điều 2, Luật TTTM (2010) về thẩm quyền GQTC của Trọng tài. Theo đó, Trọng tài không chỉ có thẩm quyền GQTC phát sinh từ hoạt động thương mại… mà còn có thẩm quyền yêu cầu các bên khắc phục nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu trong trường hợp có thể khắc phục đƣợc.15 Có nhƣ vậy, quy định hợp đồng vô hiệu mà TTTT vẫn có hiệu lực mới có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
2.2.2.2. Về tiêu chuẩn trọng tài viên
Khoản 1 và Khoản 2, Điều 20, Luật TTTM (2010) quy định khá nhiều về tiêu chuẩn để trở thành TTV cũng như các trường hợp không được trở thành TTV. Điều này xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển. Mặt khác, trọng tài phi chính phủ là hình thức giải quyết tranh chấp còn khá mới mẻ đối với hầu hết các nhà kinh doanh ở nước ta. Việc quy định tiêu chuẩn TTV sẽ tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh khi họ quyết định lựa chọn Trọng tài (đặc biệt là Trọng tài thường trực) vì đó là những người đủ tiêu chuẩn, năng lực để giải quyết tranh chấp.
Quy định này của Luật TTTM ở Việt Nam giống Luật Trọng tài Trung Quốc, khi TTV phải có bằng tốt nghiệp Đại học luật hoặc đã có kinh nghiệm thâm niên trong các ngành kinh doanh thương mại, nhưng lại khác với luật pháp của nhiều nước, như Anh, Pháp hay Luật Mẫu16. Pháp luật của các quốc gia này dành cho đương sự toàn quyền chọn TTV mà các bên thấy thích hợp, không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch, bằng cấp, trình độ,… miễn các bên tin tưởng người đó có thể làm TTV tốt và công minh. Điều này xuất phát từ sự ra đời của trọng tài là các bên muốn giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba một cách hiệu quả và nhanh chóng. Quốc tịch, trình độ, bằng cấp, chuyên môn của người thứ ba tùy thuộc vào từng việc và khó có thể quy
15Nguyễn Thị Yến (2014), “Thực tiễn áp dụng một số quy định của Luật trọng tài thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 5/2014, tr. 53-55
16 “Lược sử phát triển của trọng tài thương mại và pháp luật về trọng tài thương mại trên thế giới”, địa chỉ https://luatduonggia.vn/luoc-su-phat-trien-cua-trong-tai-thuong-mai-va-phap-luat-ve-trong-tai-thuong-mai-tren-the-gio, truy cập 10/5/2017
54
định cứng nhắc. Vì vậy, pháp luật của nhiều nước ít quy định về tiêu chuẩn TTV và việc chọn TTV là do các bên quyết định.
Tuy nhiên, các Trung tâm Trọng tài có thể quy định hoặc các bên đương sự có thể thỏa thuận tiêu chuẩn riêng cho Trọng tài viên để đảm bảo uy tín, chất lƣợng … của đội ngũ Trọng tài viên. Trong khi đó, việc Luật TTTM (2010) của Việt Nam có quy định “cứng” về tiêu chuẩn Trọng tài viên sẽ làm hạn chế các đối tƣợng có thể trở thành TTV, đặc biệt là TTV theo phương thức trọng tài vụ việc. Bên cạnh đó, việc các bên đương sự phải đối chiếu xem người mình muốn chọn là TTV có đủ tiêu chuẩn theo quy định hay không cũng làm hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự trong GQTC tại Trọng tài. Hơn nữa, một số quy định của Luật TTTM (2010) về tiêu chuẩn TTV còn chung chung. Ví dụ: việc Luật chỉ quy định tiêu chuẩn TTV là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn… mà không có thước đo chuẩn để đánh giá sẽ gây khó khăn cho đương sự và người được lựa chọn. Do vậy, trước mắt quy định về tiêu chuẩn TTV theo Luật TTTM (2010) vẫn cần thiết để đảm bảo uy tín của các Trung tâm Trọng tài. Tuy nhiên, trong tương lai, khi điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam đã phát triển hơn, thương nhân đã hình thành thói quen và có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, kinh doanh thì pháp luật cần tôn trọng quyền lựa chọn của các bên về TTV. Cụ thể, Luật TTTM nên sửa đổi quy định về những người được các bên tin tưởng lựa chọn có thể trở thành TTV để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Bên cạnh đó, các bên tranh chấp hoặc Trung tâm Trọng tài sẽ quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với người được chọn là TTV để GQTC phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2.2.2.3. Về thẩm quyền của HĐTT trong việc xem xét thẩm quyền của mình Theo Điều 43, Luật TTTM (2010), HĐTT có quyền xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trong tài không thể thực hiện đƣợc và xem xét thẩm quyền của HĐTT. Quyền này đƣợc chia thành hai loại, là 1) Thẩm quyền xem xét thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của mình (hay nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền) và 2) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh giữa các bên.
Nhƣ vậy, nếu xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình, HĐTT sẽ tiến hành giải quyết; nếu không, sẽ quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc. Quy định này
55
hợp lí ở chỗ, HĐTT là do các bên tranh chấp lựa chọn, thể hiện ý chí muốn giải quyết tranh chấp tại trọng tài của các bên. HĐTT không đương nhiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, mà thẩm quyền này do các bên trao cho thông qua việc lựa chọn trọng tài. Vì vậy, nếu có vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết, trước hết HĐTT cần xem xét, giải quyết để tự quyết định xem các bên có thực sự trao quyền xét xử cho mình hay không. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ không có cơ sở pháp lí để thành lập HĐTT, vậy HĐTT có đƣợc thành lập để xác định là mình không có thẩm quyền giải quyết vụ việc không?. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi thỏa thuận hoặc khi các bên có thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà vẫn khiếu nại đến trọng tài thì sẽ xử lí thế nào?
Luật TTTM (2010) không quy định về điều này mà chỉ quy định: nếu các bên không đồng ý với quyết định trên của HĐTT thì có quyền khiếu nại đến Tòa án có thẩm quyền (Điều 44). Quy định này khiến Luật TTTM (2010) của Việt Nam giống với Luật Trọng tài của Cộng hòa liên bang Đức (Điều 1040) , Luật Mẫu (Điều 16) nhưng khác với Luật Trọng tài của một số nước, như Cộng hòa Pháp (Điều 1466), Thụy Sỹ (Điều 186.1), Ấn Độ (Điều 16) vì Luật Trọng tài các quốc gia này quy định quyết định của HĐTT trong việc này là chung thẩm và các bên không đƣợc quyền kháng cáo lên Tòa án. Đây là quy định mà Việt Nam tham khảo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện đƣợc sẽ thiếu cơ sở pháp lí cho việc thành lập HĐTT. Từ đó, việc khiếu nại quyết định của HĐTT lên Tòa án sẽ không thể thực hiện đƣợc. Do vậy, việc HĐTT xem xét thẩm quyền của mình, cùng với đó là việc Tòa án giải quyết khiếu nại của các bên liên quan đến thẩm quyền của HĐTT chỉ thực sự khả thi, nếu thỏa thuận trọng tài giữa các bên có hiệu lực và có thể thực hiện được; trường hợp ngược lại, việc HĐTT xem xét thẩm quyền giải quyết của mình sẽ không hợp lí và thiếu tính khả thi.17
2.2.2.4. Về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo quy định từ Điều 45 đến Điều 48 Luật TTTM (2010), HĐTT có thẩm quyền xác minh sự việc, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng biện
17 Nguyễn Đình Thơ, tlđd chú thích 1, tr. 56-57
56
pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản đang tranh chấp. Những công việc này sẽ giúp HĐTT có đủ căn cứ để ra phán quyết đúng đắn, khách quan. Quy định nhƣ vậy cũng khiến Luật TTTM (2010) của Việt Nam tương thích với Luật Mẫu và Luật Trọng tài của một số nước. Ví dụ, theo Luật mẫu, HĐTT có thẩm quyền yêu cầu một bên bảo toàn hiện trạng tranh chấp, không tẩu tán tài sản, giữ nguyên chứng cứ… Tuy nhiên, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chứng minh đƣợc việc áp dụng biện pháp này là cần thiết và phải đƣa ra các bảo đảm kí quỹ để chắc chắn rằng bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không bị thiệt hại.
Qua sự phân tích ở trên có thể thấy quy định về việc HĐTT có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chƣa thực sự hợp lí và khả thi, bởi: Trong khi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính cưỡng chế nhà nước và phải được bảo đảm thi hành bởi sức mạnh của quyền lực của Nhà nước, thì bản chất phi chính phủ của Trọng tài lại khiến Trọng tài không thể cƣỡng chế phán quyết của mình cũng nhƣ không thể có quyền ra mệnh lệnh cho các chủ thể có liên quan khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ hay áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhƣ vậy, việc Luật TTTM (2010) quy định cho HĐTT có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể giúp việc bảo toàn chứng cứ, tài sản đang tranh chấp, nhƣng lại chƣa phù hợp với bản chất của Trọng tài. Do đó, khi có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thông thường một hoặc các bên sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng. Điều này vừa giúp cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhanh, hiệu quả, vừa đảm bảo tính khả thi của quyết định, bởi nếu bên bị yêu cầu áp dụng không thực thi yêu cầu của HĐTT, bên yêu cầu cũng không có thẩm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng nữa (khoản 5 Điều 53 Luật TTTM).
2.2.2.5. Về hủy phán quyết trọng tài của Tòa án
Hủy phán quyết trọng tài là sự hỗ trợ cần thiết của Tòa án đối với hoạt động trọng tài nhằm hạn chế những sai phạm có thể có đối với hoạt động xét xử của Trọng tài. Hủy phán quyết trọng tài không giống thủ tục phúc thẩm trong tố tụng tƣ pháp, bởi Toà án không có quyền xét xử lại vụ tranh chấp, mà chỉ có quyền xem xét các trường hợp hủy theo Điều 68, Luật TTTM (2010) để ra quyết định. Do vậy, Toà án không trở thành cơ quan cấp trên của Trọng tài, mà đây là hai hình thức giải quyết
57
tranh chấp độc lập, tồn tại song song và cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút khách hàng là các doanh nghiệp.
Về căn cứ hủy phán quyết trọng tài, hai căn cứ đƣợc quy định khá chung chung và “nhạy cảm”: Một là TTV nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất của một bên tranh chấp, làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; Hai là phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Hai căn cứ này có thể khó đƣợc áp dụng trên thực tế nhƣng cũng có thể bị áp dụng một cách tùy tiện vì cơ sở pháp lí của chúng không rõ ràng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp những năm qua cho thấy, số phán quyết trọng tài bị Toà án tuyên hủy xuất phát từ hai lí do trên là không nhỏ. Luật sư Vũ Ánh Dương – Tổng thư kí của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết: “Việt Nam là “siêu vô địch” về hủy phán quyết trọng tài. Trong giai đoạn 2003-2010, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chiếm 12% (trong số 34% bị hủy). Khi Luật Trọng tài Thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đến nay có hơn 36% số phán quyết trọng tài bị hủy”18. Một quy định khá bất cập trong Luật TTTM (2010) là quyết định tuyên hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, không có kháng cáo, kháng nghị (khoản 10 Điều 71). Do vậy, khi bị tuyên hủy, mặc dù có thể không đồng tình với quyết định của Tòa án, các đương sự cũng như HĐTT phải chấp nhận mà không có cách gì yêu cầu xem xét lại. Họ chỉ có quyền đƣa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại một Trung tâm Trọng tài khác hoặc tại Tòa án.
Trong khi đó, theo Luật sƣ Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch VIAC - “chỉ cần một phán quyết bị hủy thì cộng đồng doanh nghiệp sẽ e ngại khi quyết định có nên chọn trọng tài Việt Nam hay không và ngược lại”. Nguyên thứ trưởng Bộ tư pháp Lê Hồng Sơn đánh giá: “Mặc dù Luật Trọng tài Thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, sau nhiều năm Luật Trọng tài có hiệu lực, việc Tòa án tuyên hủy quyết định của Trọng tài trong nước; quyết định trọng tài nước ngoài chưa được công nhận cho thi hành đầy đủ tại Việt Nam có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sức hấp dẫn, uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài”. Trong khi đó, phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên đối với bên Việt Nam thua kiện nếu không chịu thi hành sẽ
18 Quỳnh Nhƣ, “Mối lo hủy phán quyết trọng tài”, báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, tại địa chỉ http://plo.vn/ho-so-phong-su/moi-lo- huy-phan-quyet-trong-tai-526174.html, truy cập ngày 02/06/2017