Các quy định về thỏa thuận trọng tài

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

2.1.3. Các quy định về thỏa thuận trọng tài

Cũng giống như các phương thức GQTC khác, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài là thẩm quyền của Trọng tài đƣợc hình thành từ ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp. Ý chí đó thường được thể hiện dưới dạng các thỏa thuận bằng văn bản hay còn gọi là thỏa thuận trọng tài. Do vậy, TTTT giữa các bên chính là việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài. Hay nói cách khác, “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” (Khoản 2, Điều 3 Luật TTTM (2010).

Thỏa thuận trọng tài có vai trò quyết định đối với việc sử dụng trọng tài với tƣ cách là một phương thức GQTC trong hoạt động thương mại. Nói cách khác, không có TTTT

3 The Code of Ethics for Arbitrators in Commercial Disputes

36

thì không có việc GQTC bằng trọng tài. Luật TTTM (2010) đã quy định khá chi tiết về thỏa thuận trọng tài, các trường hợp TTTT vô hiệu, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài đối với hợp đồng … với những điểm mới so với Pháp lệnh TTTM nhƣ sau:

Thứ nhất, về hình thức thỏa thuận trọng tài: Nếu nhƣ khoản 1, Điều 9, Pháp lệnh TTTM (2003) quy định “thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản”. Thỏa thuận trọng tài thông qua thƣ, điện báo, telex, fax, thƣ điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đƣợc coi là TTTT bằng văn bản. Quy định này có nội hàm khái niệm “văn bản” vẫn còn hẹp so với Luật Mẫu về TTTM quốc tế của Ủy ban Pháp luật Quốc tế của Liên hợp quốc và Luật Trọng tài của các nước. Khái niệm “văn bản” theo Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Pháp luật Quốc tế rất rộng. Thỏa thuận đƣợc coi là bằng văn bản nếu nó nằm trong một văn bản đƣợc các bên kí kết hoặc bằng sự trao đổi qua thƣ từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó, thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đƣa ra, bên kia không phản đối. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên TTTT với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.

Trong khi đó, kế thừa những quy định của Luật Mẫu về TTTM quốc tế và Luật trọng tài của các nước có nền trọng tài phát triển và căn cứ vào tình hình thực tiễn, Khoản 2 Điều 16 Luật TTTM (2010) lại ghi nhận các hình thức thỏa thuận trọng tài đƣợc coi là văn bản với phạm vi rất rộng, bao gồm:

a. Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

b. Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.

c. Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên

d. Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác

đ. Qua trao đổi về đơn kiện và bản thân tự bảo vệ mà trong đó có thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa và bên kia không phủ nhận.

37

Thứ hai, điều đặc biệt là Luật TTTM (2010) đã công nhận quyền của người tiêu dùng trong trường hợp điều khoản trọng tài đã được quy định trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn, thì người tiêu dùng đƣợc quyền lựa chọn hoặc Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ tại Điều 17. Đây là một điểm mới nổi bật của Luật TTTM (2010) so với Pháp lệnh TTTM (2003), hướng đến việc quan tâm và bảo vệ người tiêu dùng. Lần đầu tiên, pháp luật về trọng tài có quy định tranh chấp liên quan đến một bên là người tiêu dùng. Quy định này dựa trên một thực tế là thông thường người tiêu dùng luôn bị đặt ở một vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và điều khoản in sẵn của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ. Do vậy, cần có những quy định bảo vệ người tiêu dùng trong các tình huống cần thiết.

Thứ ba, về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận đƣợc xác lập không tuân thủ quy định của pháp luật và không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp. Theo quy định tại Điều 18 Luật TTTM thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nhƣ vậy, Luật TTTM đã khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh TTTM về các tình huống có thể làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài với việc giới hạn 6 tình huống nêu trên. Bởi Luật đã loại bỏ quy định bắt buộc thỏa thuận trọng tài phải xác định

38

chính xác đối tƣợng tranh chấp và tên một TCTT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì TTTT đó mới đƣợc coi là có hiệu lực trong Pháp lệnh TTTM (2003). Việc quy định TTTT vô hiệu khi “không xác định rõ TCTT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” (Điều 10 Khoản 4) là không hợp lý, và không phù hợp với pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế. Vì vậy, với việc loại bỏ quy định bất cập này, Luật đã thu hẹp rất nhiều trường hợp xác định TTTT vô hiệu về hình thức và hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài không rõ ràng trong Luật trọng tài cho phép các bên có quyền thỏa thuận lại. Trong trường hợp không thỏa thuận đƣợc thì bên khởi kiện có quyền tự do lựa chọn TCTT mà mình cho là phù hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 43).

Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng Luật trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp.

Thứ tư, về thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản thân các bên kí kết TTTT không thể tự mình quyết định về hiệu lực của TTTT, mà thẩm quyền xem xét quyết định hiệu lực thuộc về HĐTT do các bên thành lập hoặc Tòa án Nhân dân (trong trường hợp cụ thể).

Trong các trường hợp Tòa án có thể xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thì nổi bật lên các điểm mới sau, đó là:

- Tòa án xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp khi Tòa án xét đơn yêu cầu, hủy phán quyết trọng tài. Theo Điều 71 Luật TTTM thì trong quá trình xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khi bên yêu cầu chứng minh được rằng HĐTT đã ra phán quyết trong trường hợp TTTT bị vô hiệu thì Tòa án có thể ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền đánh giá, xem xét và khẳng định về hiệu lực của TTTT. Chánh án toà án chỉ định một hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 thẩm phán, trong đó có 1 thẩm phán làm chủ tọa theo phân công của chánh án. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Với quy định như vậy, Luật TTTM đã có một bước tiến xa hơn trong việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp bằng TTTM bởi: Nếu như trước đây, việc xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài tại Tòa án có thể phải qua nhiều cấp.

- Tòa án xem xét và quyết định về hiệu lực của TTTT khi một bên tranh chấp có đơn yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của HĐTT liên quan đến việc giải quyết

39

khiếu nại về TTTT không thể thực hiện đƣợc. Đây là điểm mới trong quy định của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM, thể hiện sự tương thích với pháp luật của các quốc gia khác.4

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)