Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên và điều kiện công nhận Trọng tài viên

Sự thiếu sót các căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn TTV và điều kiện công nhận TTV là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng giải quyết các vụ tranh chấp của TTTM chƣa đạt hiệu quả mong muốn. Điều này không những gây phiền toái cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín của TTTM Việt Nam trên trường quốc tế.

Để nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài, cần xây dựng các quy định pháp lý về điều kiện công nhận TTV một cách chặt chẽ để đảm bảo TTV có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ. Điều 20, Luật TTTM (2010) quy định về tiêu chuẩn TTV còn dễ dãi. Điều này dẫn đến chất lƣợng các TTV không được nâng cao, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp. Hiện nay, trong các nghề thuộc khối bổ trợ tƣ pháp, nhƣ luật sƣ, công chứng ... pháp luật trong các lĩnh vực này quy định trình tự và thủ tục để đƣợc trở thành Luật sƣ và Công chứng viên đều hết sức chặt chẽ. Ngoài các điều kiện cần thiết, thì Luật sƣ và Công chứng viên đều phải qua hình thức thi tuyển do Bộ Tƣ pháp hoặc Đoàn Luật sƣ tổ chức. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 20 của Luật TTTM (2010) theo hướng Bộ Tư

74

pháp, Sở Tƣ pháp hoặc Hiệp hội Trọng tài của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có thẩm quyền lựa chọn và tổ chức thi tuyển TTV.

3.2.2. Bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại (2010)

Thực tế cho thấy có rất nhiều thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, dẫn đến các bên có tranh chấp không thể lựa chọn phương thức tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Để khắc phục tình trạng này, Luật TTTM (2010) cần bổ sung thêm quy định cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài, nhƣ: Trung tâm Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; chi phí, lệ phí trọng tài; quy tắc tố tụng của trọng tài; cam kết thực hiện quyết định của Trọng tài.

3.2.3. Bổ sung một số quy định liên quan đến tiến hành tố tụng trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại (2010)

Luật TTTM (2010) có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập HĐTT, thời hạn bầu Chủ tịch HĐTT nhƣng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc tranh chấp trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào TTV.

Bởi vậy, Luật TTTM (2010) cần quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi HĐTT đƣợc thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài; Ví dụ nhƣ: Việc giải quyết mỗi vụ tranh chấp nên có bao nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp nên cách nhau bao lâu, phiên họp cuối của trọng tài nên đƣợc tổ chức khi nào và cần phải thông báo công khai cho các bên tranh chấp biết về phiên họp cuối...

Ngoài ra, Luật TTTM cần quy định rõ về “những hành vi đƣợc coi là bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HĐTT thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

3.2.4. Sửa đổi các quy định liên quan đến phán quyết trọng tài - Sửa đổi quy định về hủy phán quyết trọng tài

Luật TTTM (2010) vẫn còn có những quy định liên quan đến vấn đề hủy phán quyết của trọng tài (Điều 68) chƣa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất. Do vậy, Tòa án có thể dễ dàng hủy phán quyết trọng tài. Đặc biệt,

75

với căn cứ hủy phán quyết trọng tài do vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài và phán quyết trọng tài “trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” vẫn còn đƣợc quy định quá rộng và chung chung. Điều đó dẫn đến việc Tòa án lạm dụng quy định về hủy phán quyết trọng tài. Do vậy, cần sửa đổi Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TTTM (2010) theo hướng bổ sung quy định giải thích rõ căn cứ hủy phán quyết trọng tài đƣợc quy định tại Điều 68, Luật TTTM (2010) để tránh việc Tòa án lạm dụng hủy những phán quyết trọng tài mà không đủ căn cứ.

- Sửa đổi quy định về thi hành phán quyết trọng tài

Vấn đề xác định cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài đƣợc quy định tại tại Điều 8, Luật TTTM (2010). Theo đó, việc chỉ giới hạn thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi HĐTT ra phán quyết mới có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp không có trụ sở kinh doanh tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh lại phải nộp đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự tại các thành phố này. Sau khi cơ quan thi hành án tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhận đƣợc đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài, thì các cơ quan này lại phải ủy thác cho cơ quan thi hành án tại nơi bên phải thi hành có trụ sở hoặc tài sản. Điều đó gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền bạc cho cơ quan thi hành án dân sự và bên phải thi hành.

Vì vậy, cần sửa đổi khoản 1, Điều 8, Luật TTTM (2010) theo hướng: cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi bên phải thi hành, nơi HĐTT ra phán quyết hoặc nơi có tài sản cần phải thi hành theo phán quyết của trọng tài.

- Sửa đổi quy định về quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài (Điều 66, Luật TTTM (2010)

Quy định của Luật TTTM (2010) mâu thuẫn với quy định của Luật Thi hành án Dân sự; cụ thể là Điều 66 Luật TTTM (2010) chỉ quy định bên đƣợc thi hành phán

76

quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Trong khi đó, Luật Thi hành án Dân sự quy định: người được thi hành án, người phải thi hành án đều có quyền yêu cầu thi hành án. Do vậy, để giúp việc thi hành các phán quyết trọng tài trở nên hợp lý, cần quy định: Bên đƣợc thi hành và bên phải thi hành các quyết định trọng tài đều có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành quyết định của trọng tài.

Hiện nay, một phần trong quy định về phán quyết trọng tài của Luật TTTM (2010) đƣợc ban hành chƣa đầy đủ, chƣa phù hợp với quy định của Luật Thi hành án Dân sự, dẫn đến việc thi hành phán quyết trọng tài gặp nhiều khó khăn; Ví dụ nhƣ:

Quyết định trọng tài không có phần hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành phán quyết, nghĩa vụ thi hành phán quyết, thời hiệu yêu cầu thi hành phán quyết và cấp quyết định trọng tài.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có tranh chấp thực hiện phán quyết của trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các TCTT và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cần bổ sung các quy định về nội dung kết quả giải quyết tranh chấp trong Luật TTTM (2010). Kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên… Có nhƣ vậy, các bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của trọng tài.

3.2.5. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về trọng tài thương mại

Theo quy định của Luật TTTM (2010), Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với trọng tài thương mại; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giúp Bộ Tƣ pháp thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và quy định của Luật TTTM. Tuy nhiên, Luật không quy định nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong quản lý nhà nước đối với trọng tài thương mại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước về trọng tài thương mại trong phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân địa phương. Bởi lẽ một số hoạt động quản lý nhà nước như kiểm tra, thanh tra rất cần sự phối hợp liên ngành của các cơ quan, sở, ngành ở địa phương, cần sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng mới

77

đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của Trọng tài chủ yếu dừng lại ở việc giám sát, giải quyết các thủ tục hành chính nhƣ: cấp, thu Giấy phép thành lập, cấp Giấy đăng ký hoạt động, công bố danh sách trung tâm trọng tài và danh sách các TTV… cũng nhƣ tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các Trung tâm Trọng tài. Các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích hoạt động trọng tài thương mại, trong đó có công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài thương mại, phổ biến tính ưu việt của trọng tài thương mại, công tác đào tạo, nâng cao năng lực của TTV, trung tâm trọng tài còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời làm gián đoạn việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của TTTM.

Vì vậy, Luật TTTM (2010) cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về TTTM.23

3.2.6. Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 63/2011/NĐ-CP Ngày 28/7/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTM (2010). Tuy nhiên, các quy định trong Nghị định này chỉ tập trung hướng dẫn và làm rõ các quy định về cơ cấu tổ chức cũng nhƣ thủ tục thành lập, cơ chế hoạt động của các Trung tâm Trọng tài chứ chƣa đề cập tới các quy định về giải quyết tranh chấp bằng TTTM. Để thể hiện đầy đủ nội dung của các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng TTTM cũng nhƣ tạo ra cách hiểu thống nhất các quy định pháp luật về trọng tài trong thực tiễn, cần phải bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP nhƣ sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định về tiêu chí để xác định tính khách quan, độc lập của TTV. Đối với tính vô tƣ của TTV, hiện nay, pháp luật vẫn ghi nhận là một tiêu chí.

Tuy nhiên, không nên quy định sự vô tƣ của TTV thành một tiêu chí để đánh giá TTV. Bởi lẽ, sự vô tƣ mang tính chủ quan; không thể có một tiêu chí hay một mẫu số chung nào để xác định, để đánh giá một TTV có vô tƣ hay không vô tƣ khi làm nhiệm vụ. Do vậy, sự ghi nhận trong Luật TTTM (2010) về tính vô tƣ có mối quan hệ với nhau. Do vậy chỉ cần có tiêu chí bảo đảm tính độc lập, khách quan của TTV thì sẽ bảo đảm đƣợc tính vô tƣ của TTV. Tiêu chí để xác định tính độc lập, khách quan của TTV

23 Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang (2015), “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam – Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài” tại địa chỉ, http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2015/03/20150831-Du-thao-Tham-Luan- tong-ket-thi-hanh-LTTTM-updated-clean.pdf, truy cập ngày 10/5/2017;

78

sẽ dựa vào sự độc lập về tài chính, về các mối quan hệ, về lợi ích giữa TTV đối với các bên tranh chấp.

Thứ hai, cần bổ sung các quy định để đảm bảo tính bảo mật thông tin vụ tranh chấp cũng nhƣ các thông tin liên quan đến các bên trong toàn bộ quá trình GQTC tại Trọng tài, chứ không đơn thuần chỉ riêng tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin của những người có liên quan đến vụ GQTC (như nguyên đơn, bị đơn, luật sư của các bên, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Pháp luật cũng cần quy định các bên có quyền thỏa thuận về phạm vi thông tin cần bảo mật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật cũng nên ghi nhận các thông tin ở mức “tối thiểu” cần phải bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp tại TTTM, thí dụ nhƣ: thông tin về các bên liên quan của vụ tranh chấp, nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp, các chứng cứ đƣợc nêu trong vụ tranh chấp v.v...

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)