Các quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài vụ việc và của các trung tâm trọng tài

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

2.1.4. Các quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài vụ việc và của các trung tâm trọng tài

Theo pháp luật của hầu hết các nước cũng như pháp luật Việt Nam quy định, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai dạng cơ bản là trọng tài vụ việc (hay còn gọi là trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

2.1.4.1. Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc đƣợc thể hiện qua các đặc trƣng cơ bản sau:

- Đƣợc thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.

- Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách TTV. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách TTV của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.

- Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.

Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung nó phù hợp với tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và nhất là các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết pháp luật cũng nhƣ kinh nghiệm tranh tụng.

Trọng tài vụ việc lần đầu tiên đƣợc quy định tại Pháp lệnh TTTM (2003) một cách cụ thể, rõ ràng về cách thức hình thành, quy trình tố tụng cũng nhƣ giá trị của phán quyết và cơ chế bảo đảm thi hành phán quyết. Trước khi ban hành Pháp lệnh TTTM, hình thức trọng tài vụ việc mới chỉ được ghi nhận là một phương thức GQTC mà chƣa có bất kỳ quy định nào về cơ chế GQTC. Bởi vậy, pháp luật về trọng tài vụ

4 Trần Thị Bảo Ánh (2011), Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại năm

2003, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật, Hà Nội, tr. 24-28

40

việc ở Việt Nam suốt thời gian dài vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ đến khi ban hành Pháp lệnh TTTM (2003) thì diện mạo của trọng tài vụ việc ở Việt Nam mới đƣợc khắc họa rõ nét. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc trên thực tế chƣa phát triển, một phần vì nếu lựa chọn sử dụng trọng tài vụ việc, các bên phải tự thực hiện toàn bộ quy trình với HĐTT mà không có sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký thường trực và vì vậy cần có kinh nghiệm tham gia tố tụng trọng tài trước đó.

So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc có một số ưu thế sau đây:

- Có thể giải quyết một cách nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém, bởi xét cho cùng Trọng tài vụ việc vẫn chủ yếu tùy phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp;

- Quyền lựa chọn TTV của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danh sách TTV sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa chọn bất kỳ TTV nào trong và ngoài danh sách TTV của bất kỳ Trung tâm trọng tài nào;

- Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong khi đó, ở hình thức trọng tài thường trực, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính TTTT mà các bên đã chọn lựa.

2.1.4.2. Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế hay trung tâm trọng tài)

Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng TTV hoạt động theo Điều lệ và Quy tắc tố tụng riêng. Hầu hết các TCTT lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như Trung tâm trọng tài, Ủy ban trọng tài, Viện trọng tài, HĐTT quốc gia và quốc tế... nhƣng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các Trung tâm trọng tài.

Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng nhƣ: Các Trung tâm trọng tài (Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm trọng tài quốc tế Australia, Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông…), các Hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản...) nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

VIAC là một TCTT quy chế có chức năng và vận hành tương tự các TCTT quy chế trên thế giới như Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC, Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Trung tâm trọng tài Quốc tế HongKong (HKIAC),….

41

Về bản chất, trọng tài ở hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại dưới hình thức tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nằm trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ trong pháp luật trọng tài ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan.

Ở Trung Quốc, các Ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế là những cơ quan nhà nước thuộc Cục quản lý hành chính công thương các cấp. Thái Lan thành lập Viện trọng tài thuộc Bộ Tƣ pháp, có quy tắc tố tụng riêng nhằm hỗ trợ, phát triển các hoạt động hòa giải và Trọng tài.

Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Là tổ chức phi Chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Trung tâm trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không đƣợc cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.

- Trung tâm trọng tài có tƣ cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống cơ quan Tòa án.

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có Ban điều hành (hay còn gọi là Ban thƣ ký) và các TTV của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch và có thể có Tổng thƣ ký trung tâm trọng tài do Chủ tịch trung tâm trọng tài đề cử. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các TTV trong danh sách TTV của trung tâm trọng tài, thông thường danh sách này mang tính chất khuyến nghị. Các TTV tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi đƣợc chọn hoặc chỉ định.

- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động theo Bảng quy tắc tố tụng và Điều lệ riêng. Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhƣng phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm này cho phép các trung tâm trọng tài có thể đƣợc tổ chức và hoạt động với tính chất trọng tài chuyên ngành (chỉ giải quyết những loại tranh chấp thương mại nhất định).

42

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)