Các quy định về sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án và Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

2.1.6. Các quy định về sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án và Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại

2.1.6.1. Sự hỗ trợ từ phía cơ quan thi hành án đối với hoạt động trọng tài thương mại Kết quả của việc GQTC thương mại thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 66 Luật TTTM (2010) quy định về quyền yêu cầu thi hành pháp quyết trọng tài nhƣ sau:

1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tƣ pháp, phán quyết trọng tài đƣợc thi hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp đƣợc giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng

43

một bên kéo dài thời hạn thi hành án. Đây là một biện pháp đảm bảo phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên phải thi hành không tự nguyện thi hành.

Nếu phán quyết trọng tài không bị Tòa án hủy theo đơn yêu cầu của một trong các bên, mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, bên đƣợc thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết.

Còn trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài đã không tự nguyện thi hành trong phán quyết trong thời hạn quy định mà bên đƣợc thi hành cũng không làm đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài thì pháp luật về trọng tài cũng không đặt ra chế tài xử lý trong trường hợp này.

Hơn nữa, chủ thể ra phán quyết ở đây là tổ chức phi chính phủ nên không có quyền lực cưỡng chế nhà nước. Chỉ tùy trong trường hợp, điều kiện cụ thể thì phán quyết trọng tài đƣợc đảm bảo thi hành bởi cơ quan thi hành dân sự. Từ đó có thể khẳng định rằng, phán quyết trọng tài “có thể” đƣợc cƣỡng chế thi hành nếu phán quyết này hợp pháp.5

2.1.6.2. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại

Tòa án có một vai trò hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động TTTM. Một yếu tố đảm bảo cho tính khả thi trong phán quyết của trọng tài là các quy định về hủy quyết định trọng tài phải hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu hủy một cách tùy tiện. Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, không ai có thể đảm bảo rằng quyết định GQTC của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình GQTC tại trọng tài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, Khoản 1 Điều 44 Luật TTTM (2010) đã quy định: bên không đồng ý với quyết định trọng tài “có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài”. Khoản 1, Điều 68 cũng có quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên”. Như vậy, Tòa án với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, có thẩm quyền

5 “Phán quyết của trọng tài thương mại có tính cưỡng chế thi hành hay không?” tại địa chỉ https://luatduonggia.vn/phan-quyet-cua- trong-tai-thuong-mai-co-tinh-cuong-che-thi-hanh-hay-khong-, truy cập ngày 03/06/2017

44

xem xét lại quyết định trọng tài. Khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của một bên, Tòa án không xét xử lại vụ tranh chấp mà đối chiếu vào các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài quy định tại Khoản 2, Điều 68:

- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

- Thành phần Hội đồng Trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng Trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nếu bên yêu cầu chứng minh đƣợc rằng quyết định mà trọng tài đã tuyên thuộc một trong các trường hợp trên thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết của trọng tài. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với căn cứ “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Ngoài ra pháp luật cũng quy định có sự tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt động hủy quyết định của trọng tài, với chức năng giám sát hoạt động của Tòa án. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành (Khoản 10, Điều 71).

Nhƣ vậy, quyền yêu cầu Tòa án huỷ phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp chỉ phát sinh nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh HĐTT đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy. Khoản 1 Điều 69 quy định

...nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy theo khoản 2 Điều 68 Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài”. Ở đây có sự khác biệt so với Pháp lệnh TTTM (2003). Theo Pháp lệnh, một bên có quyền gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu

45

không đồng ý với quyết định trọng tài”. Việc “không đồng ý” dựa trên nguyên nhân nào thì pháp luật lại không truy xét đến, do đó không thể tránh đƣợc tình trạng các bên yêu cầu huỷ quyết định trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, kể cả việc kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài, để kịp tẩu tán tài sản... Điều này không những làm hạn chế hiệu quả, mục đích thực sự của quy định này mà còn làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro. Một khi đƣa đơn yêu cầu huỷ ra Toà án, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu huỷ tại Toà án phải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thời gian giải quyết tại Toà án cũng không xác định là bao lâu. Nhƣ vậy, nếu nhƣ các bên mong muốn đƣợc GQTC bằng trọng tài do trọng tài có ƣu điểm nhanh chóng, đơn giản thì thực tế các quy định của Pháp lệnh lại làm ƣu điểm này có thể mất đi. Quy định của Luật đã khắc phục đƣợc những hạn chế này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, hạn chế sự tuỳ tiện của TTV...Sự quy định chặt chẽ về việc bên yêu cầu phải có căn cứ chứng minh việc phán quyết của HĐTT là sai giúp cho các bên phải tự chịu trách nhiệm với yêu cầu của chính mình, khi mà các bên có nhu cầu gửi đơn đến tòa án để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, họ sẽ phải tìm hiểu và đối chiếu các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài, điều này sẽ tránh đƣợc tình trạng bên phải thi hành không muốn thi hành phán quyết của trọng tài đƣa ra yêu cầu huỷ quyết định trọng tài để kéo dài thời gian, tẩu tán tài sản hoặc hi vọng toà án sẽ xử lại và không bắt thi hành nghĩa vụ...6

Bên cạnh đó, Luật TTTM (2010) cũng có quy định giúp cho HĐTT có thời gian khắc phục sai sót, nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài “Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng”

(Khoản 7 Điều 71). Trong trường hợp HĐTT không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Toà án tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

6Nguyễn Thị Diễm Anh, “Hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay”, tại địa chỉ http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/862-hoan-thien-luat-trong-tai-thuong-mai-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap-quoc- te-hien-nay.html, truy cập ngày 15/06/2017

46

Khi giải quyết Toà án không xét xử lại việc tranh chấp bởi Toà án không phải là cấp xét xử thứ hai của trọng tài. Toà án không có thẩm quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết của Trọng tài đối với vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp mà chỉ có quyền xem xét căn cứ để ra quyết định huỷ bỏ hoặc giữ nguyên quyết định trọng tài. Theo Khoản 8 Điều 71 của Luật, trường hợp quyết định trọng tài bị huỷ bỏ những thoả thuận các bên có được trong khi áp dụng phương thức trọng tài không còn, nhƣ vậy tranh chấp sẽ lại chƣa đƣợc giải quyết, khi đó các bên lại tiến hành thoả thuận giải quyết tranh chấp lại từ đầu; còn nếu Toà án không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài đƣợc thi hành.

Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết của trọng tài khi các bên yêu cầu có tác động rất lớn, qua đó khắc phục đƣợc những sai phạm nếu có HĐTT khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ giải quyết tranh chấp thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Còn nếu quyết định của HĐTT đã tuyên không thuộc một trong các trường hợp bị hủy thì một lần nữa khẳng định rằng HĐTT đã thực hiện việc GQTC một cách công bằng đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên và phán quyết đó cần đƣợc các bên tôn trọng và tự nguyện thi hành hoặc đƣợc cƣỡng chế thi hành.

Nhƣ vậy, qua sự phân tích trên có thể thấy, việc có sự hỗ trợ của Tòa án về vấn đề hủy phán quyết trọng tài đối với những phán quyết vi phạm pháp luật của trọng tài thương mại giúp cho các nhà kinh doanh yên tâm hơn khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, vì khi trọng tài có sự vi phạm pháp luật, Tòa án sẽ đứng ra giúp đỡ họ. Quy định này góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của TTV, khiến cho TTV phải khách quan, vô tƣ khi giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)