Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trọng tài thương mại

Thứ nhất, cần sớm thành lập Hiệp hội Trọng tài tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và Hiệp hội Trọng tài toàn quốc theo quy định của Luật TTTM (2010) nhằm tập hợp đội ngũ TTV, đồng thời xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức Nghề nghiệp của TTV; thực hiện việc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ trọng tài, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tố tụng trọng tài, tổ chức đào tạo đội ngũ TTV đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, khuyến khích các TTV Việt Nam tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp TTV quốc tế nhƣ Viện Trọng tài Luân Đôn (CIArb) (Anh), Viện Trọng tài Singapore, HĐTT Thương mại Quốc tế (ICCA) để TTV có điều kiện tăng cường năng lực chuyên môn.

Thứ hai, Bộ Tƣ pháp phối hợp với Sở Tƣ pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Trung tâm Trọng tài thương mại tiến hành tổ chức Hội nghị Tổng kết việc thi hành và thực hiện Luật TTTM (2010), tổng kết thực tiễn, rà soát những hạn chế, bất cập của Luật TTTM (2010) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể

79

chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tổ chức và hoạt động của Trọng tài, phát huy vai trò của TTTM trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, tạo điều kiện đưa hoạt động trọng tài của Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa với thông lệ trọng tài quốc tế.

Đồng thời, cần tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị BCH TW Đảng CSVN về Chiến lƣợc Cải cách Tƣ pháp đến năm 2020 nhằm củng cố và phát triển phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, làm cho phương thức này ngày càng được phổ biến và ưa chuộng.

Thứ ba, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Trọng tài Thương mại (2010) nhiều hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, về vai trò, tính hiệu quả của Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong việc tiếp cận dịch vụ trọng tài thông qua các hình thức nhƣ: tổ chức hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền, phổ biến, quảng bá hoạt động trọng tài trên các báo, đài, website và các trung tâm trọng tài.

Thứ tư, hàng năm cần có các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTV nhiều hơn nữa. Thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ TTV trong các lĩnh vực chuyên sâu như đầu tư, thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng… Hàng năm, Bộ Tƣ pháp cần có kế hoạch triển khai việc đƣa những TTV tiêu biểu của Việt Nam sang các nước có hoạt động trọng tài phát triển như Anh, Singapore, Hồng Kông... nhằm đào tạo và học hỏi kinh nghiệm trong việc GQTC thương mại về áp dụng tại Việt Nam. Hiện nay, đã có 17 TTV nước ngoài được đăng ký trong danh sách TTV tại Bộ Tư Pháp, không kể các TTV nước ngoài không có tên trong danh sách TTV của VIAC đã trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC theo sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Cũng theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, số lượng các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 51% tổng số vụ tranh chấp đƣợc giải quyết tại Trung tâm này. Hơn nữa, trong nhiều vụ việc, pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp là pháp luật nước ngoài. Vì vậy, sự tham gia của các TTV nước ngoài và luật sư nước ngoài vào tố tụng trọng tài là điều thiết yếu.

80

Do đó, Bộ Tƣ pháp nên có các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các TTV nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài, như: ban hành văn bản chính thức cho phép luật sư nước ngoài được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại trọng tài. Các Trung tâm Trọng tài cũng cần tích cực hơn nữa tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của trung tâm mình, tích cực tham gia các diễn đàn chuyên môn quốc tế, chủ động liên lạc với các TTV nước ngoài có danh tiếng để mời họ tham gia danh sách TTV của Trung tâm.

Đây là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của trọng tài trong nước, tạo môi trường cạnh tranh và giúp cho các TTV và luật sư học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài.

Thứ năm, cần phải tăng cường cơ chế quản lý và giám sát nội bộ việc xét xử và giám sát việc xét xử tại các Tòa án thông qua báo cáo thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc TANDTC yêu cầu báo cáo nội bộ thường xuyên. Việc các Tòa án địa phương gửi báo cáo nội bộ mỗi 6 tháng hoặc mỗi quý sẽ giúp cho việc giám sát, quản lý này của TANDTC diễn ra một cách liên tục và thường xuyên, Nhờ vậy, TANDTC có thể dễ dàng nắm bắt đƣợc những khó khăn và bất cập trong hoạt động xét xử tại các Tòa án địa phương. Từ đó, TANDTC có thể kịp thời đưa ra những chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp và đúng đắn. Mặt khác, TANDTC và các Tòa án địa phương cũng có thể công khai số liệu và thông tin tổng hợp từ những báo cáo này trên trang thông tin điện tử chính thức của mình để thúc đẩy sự minh bạch trong giải quyết các vụ việc liên quan đến trọng tài thương mại tại Tòa án.

Ngoài ra, Bộ Tƣ pháp, Sở Tƣ pháp và các đoàn kiểm tra liên ngành cũng cần tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài để năm bắt tình hình, biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc có thành tích trong hoạt động trọng tài; mặt khác kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp TTV tại các Trung tâm Trọng tài trên phạm vi cả nước.

81

Thứ sáu, cần có Tòa chuyên trách với đội ngũ thẩm phán chuyên sâu về lĩnh vực trọng tài. Trên thực tế, các yêu cầu về trọng tài thường được giải quyết tại Tòa án cấp tỉnh của một số tỉnh, thành phố lớn, nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh v.v....

Trong khi đó, nhiều Tòa án địa phương khác lại rất ít khi giải quyết các vụ việc liên quan đến trọng tài thương mại và do đó, còn gặp nhiều khó khăn, bối rối trong việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại. Vì vậy, việc phân công cho TAND thành phố Hà Nội, TAND thành phố Đà Nẵng và TAND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam nhƣ thể hiện tại Điều 414 của Bộ luật TTDS (2015) là hết sức đúng đắn để tránh tình trạng hiểu và áp dụng sai pháp luật, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý đối với việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến trọng tài thương mại.

Ngoài ra, phù hợp với Điều 2.7. của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP, Bộ Tƣ pháp và TANDTC có thể tổ chức và hướng dẫn việc bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực trọng tài nhƣ dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ hiện nay. Điều đó góp phần đảm bảo chất lƣợng xét xử, tạo tiền đề cho việc sử dụng án lệ nhƣ một nguồn của pháp luật theo nhƣ quy định trong Bộ luật TTDS (2015).

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại và các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)