Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 22 - 25)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.2.4.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Xem xét chấp nhận khách hàng

Để đưa ra quyết đinh chấp nhận hay duy trì một khách hàngmà không làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toánhay làm hại đến uy tín và hìnhảnh của công ty kiểm toán, KTV cần xem xét các yếu tố sau:

Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán

Đoạn 14 VSA 200 yêu cầu: “Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính”. Đây là tiêu chí hết sức quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Vì các thông tin BCTC sau kiểm toán có ảnh hưởng liên quan đến nhiều đối tượng, vì vậy đòi hỏi thông tin đó phải trung thực, khách quan dẫn đến người thực hiện kiểm toán phải có tính độc lập với khách hàng được kiểm toán, cụ thể là không có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt giữa KTV thực hiện với những người liên quan đến bộ phận quản lý đơn vị của khách hàng. Đây là một yếu tố bắt buộc nhằm đảm bảo thông tin do KTV cung cấp có tính trung thực, khách quan về BCTC của khách hàng được kiểm toán.

Xem xét khả năng phục vụ tốt khách hàng

Khách hàng tiềm năng của công ty kiểm toán có thể có rất nhiều, tuy nhiên để thực hiện được một hợp đồng kiểm toán thành công ngoài sự đồng ý từ phía khách hàng thì công ty kiểm toán phải đánh giá đúng năng lực của mình. Vì hoạt động kiểm toán có rủi ro cao, công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình đưa ra. Vì vậy tùy quy mô đối tượng từng khách hàng, tính chất công việc đối chiếu với năng lực khả năng hiện có thì công ty kiểm toán mới ra quyết định có thực hiện cuộc kiểm toán hay không.

Đánh giátính liêm chính của Ban Giám đốc Công ty khách hàng

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị sẽ có ảnh hưởng lớn đến rủi ro kinh doanh và rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị, thông qua tác động của vấn đề này đến các quyết định kinh doanh, quản lý hoặc kế toán của họ. Thí dụ, những cá nhân này trong hoàn cảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân cụ thể có thể khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ để tham ô tài sản hoặc che giấu sự thật trên báo cáo tài chính”. Thêm vào đó, VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”nhấn mạnh tầm quan trọng đặc thù của BGĐ và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian lận các thông tin tài chính. Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ sách kế toán. Nếu có những nghi ngại về tính liêm chính này, KTV có thể từ chối không thực hiện kiểm toán.

Việc tìm hiểu thông tin về tính chính trực của các đối tượng trên có thể thực hiện qua các thủtục hoặc nguồn thông tin sau:

- Tiếp xúc với KTV tiền nhiệm

- Sử dụng kinh nghiệm trong kỳ kiểm toán trước

- Sử dụng những nguồn thông tin từ bên ngoài như các phương tiện thông tin đại chúng, ngân hàng, tư vấn pháp lý…

Xem xét tính đầy đủcủa bằng chứng mà hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Theo đoạn 05 VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toánvà dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.”

Vì vậy KTV muốn đưa ra được ý kiến của mình thì phải có bằng chứng kiểm toán đầy đủ tương ứng, mà nguồn bằng chứng chủ yếu đến từ sổ sách kế toán, chứng từ…

liên quan đến BCTC do hệ thống kế toán của đơn vị cung cấp. Chính vì lẽ đó, việc xem xét hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng về nghiệp vụ kinh tế phát sinh là yêu cầu bắt buộc của KTV đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng cũ và mới của công ty kiểm toán

- Đối với khách hàng cũ: Hàng năm sau khi hoàn thành kiểm toán đơn vị khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân có thể phát sinh những vấn đề mới như xung đột về lợi ích, hoặc giữa đôi bên có sự mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, hoặc đang xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và KTV,… Từ những thông tin thu được, KTV có thể cân nhắc đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán cho khách hàng.

- Đối với khách hàng mới:

 Đối với khách hàng mới đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác, ngoài việctự tìm hiểu thì KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm vì đây là nguồn thông tin hữu ích để đánh giá khách hàng bao gồm những thông tin vềtính liêm khiết của BQT, những bất đồng giữa BQT với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác. Đồng thời tìm hiểu lý do tại sao khách hàng thay đổi công ty kiểm toán. Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lậpkế hoạch kiểm toán của mình.

 Đối với khách hàng mới và chưa được công ty nào kiểm toán trước đây. Để có được thông tinvề khách hàng, KTV có thể thu thập thông qua việc nghiên cứu sách báo, các trang web, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên có liên quan về công ty khách hàng sắp tới như ngân hàng, tư vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán với khách hàng… Nếu thấy có vấn đề phức tạp, khó tìm hiểu thì có thể phải thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp.

Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng

Thực chất việc nhận diện các lý do kiểm toán là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Đây cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong BCKT. Nó là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp.

Đánh giá rủi ro hợp đồng

Sau khi tìm hiểu các thông tin nêu trên, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập cùng với kinh nghiệm của mình để đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức Cao, Trung bình hay Thấp và từ đó đưa raquyết định “Có” hay “Không”chấp nhận khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân Theo Hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu (CTKTM) do VACPA ban hành (2013). Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro Cao khi khách hàng có một trong các đặc điểm sau đây:

- Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán;

- Công ty đại chúng;

- Công ty không có KSNB hiệu quả;

- Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục;

- Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

- Có nghi ngờ vềtính chính trực của BGĐ/BQT

- BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm;

- Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp;

- Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước;

- Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn;

- BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết…lớn;

- Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV;

- Bổ nhiệm kiểm toán sau ngày 20x1 và có số dư tiền mặt, hàng tồn kho lớn…

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)