PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC
1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC
1.2.4.8. Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu
Đoạn 10 VSA 500 yêu cầu:“Khi thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phải xác định phương pháp hiệu quả để lựa chọn các phần tử kiểm tra nhằm đạt được mục đích của thủ tục kiểm toán...”
Các phương pháp để lựa chọn các phần tử kiểm tra là:
Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%);
Lựa chọn các phần tử cụ thể;
Lấy mẫu kiểm toán.
Việc áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp này có thể phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, như rủi rocó sai sót trọng yếu liên quan đến cơ sở dẫn liệu đang được kiểm tra, tính khả thivà hiệu quả của các phương pháp khác nhau.
Chọn tất cả các phần tử
Phương pháp này được áp dụng khi KTV có thể kết luận rằng việc kiểm tra toàn bộ tổng thể các phần tử cấu thành một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản (hoặc một nhóm trong tổng thể đó) là thích hợp nhất. Kiểm tra 100% thường không áp dụng đối với thử nghiệm kiểm soát nhưng thường được áp dụng đối với kiểm tra chi tiết. Kiểm tra 100% có thể thích hợp khi (Đoạn A53 VSA 500):
- Tổng thể được cấu thành từ một số ít các phần tử có giá trị lớn;
- Có rủi ro đáng kể mà các phương pháp khác không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Tính chất lặp đi lặp lại của việc tính toán hoặc quy trình khác được thực hiện tự động bởi một hệ thốngthông tin giúp việckiểm tra 100% sẽtiết kiệm chi phí hơn.
Lựa chọn các phần tử cụ thể
Dựa trên sự hiểu biết về đơn vị, dựa trên đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và đặc điểm của tổng thể, việc lựa chọn các phần tử cụ thể để kiểm tra theo sự xét đoán của KTV chịu ảnh hưởng của rủi ro ngoài lấy mẫu, chẳng hạn có thể chọn (Đoạn A54 VSA 500):
- Các phần tử có giá trị lớn hoặc các phần tử đặc biệt: KTV có thể quyết định lựa chọn một số phần tử cụ thể trong một tổng thể do các phần tử này có giá trị lớn hoặc có một số tính chất khác, như các phần tửcó nghi ngờ, bất thường, có nguy cơ rủi ro cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn;
- Tất cả các phần tử có giá trị cao hơn một giá trị nhất định: KTV có thể quyết định kiểm tra tất cả các phần tử có giá trị được ghi nhận cao hơn một giá trị nhất định nhằm xác minh một phần lớn trong tổng giá trị của một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản;
- Các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin: KTV có thể kiểm tra các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin về các vấn đề như bản chất của đơn vị hoặc bản chất của các giao dịch.
Lấy mẫu kiểm toán
KTV có thể quyết định áp dụng lấy mẫu kiểm toán cho số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ.
Mộtsố khái niệm cơ bản - Lấy mẫu kiểm toán
Theo VSA 530 – Lấy mẫu kiểm toán: “Lấy mẫu kiểm toán (sau đây gọi là “lấy mẫu”): Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho KTV cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.”
- Lấy mẫu thống kê và phi thống kê
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Lấy mẫu thống kê là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả định lượngrủi ro. Lấy mẫu thống kê đòi hỏi các phần tử phải được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Một phương pháp lấy mẫu không có hai đặc điểm nêu trên được gọi là lấy mẫu phi thống kê.
- Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
+ Rủi ro lấy mẫu: Là khả năng kết luận của KTV đưa ra dựa trên lấy mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục.
+ Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận saivì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu
Quy trình lấy mẫu kiểm toán
Căn cứ theo VSA 530, nội dung cơ bản của quy trình lấy mẫu:
- Thiết kế mẫu;
- Xác định cỡ mẫu;
- Lựa chọn các phần tử của mẫu;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán;
- Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót;
- Dự đoán sai sót của tổng thể;
- Đánh giá kết quả mẫu.
Xác định cỡmẫu, khoảng cách mẫu
Căn cứ theo Hướng dẫn CTKTM (2013) do VACPA ban hành, việc xác định cỡ mẫu còn tùy thuộc vào RRKT mà KTV xác định:
Rủi ro (1): Khoản mục bị kê khai cao hơn so với thực tế (overstatement), thường xảy ra với các khoản mục tài sản và thu nhập. Tổng thể phù hợp là tổng thể đã ghi nhận trên BCTC.
Cỡ mẫu có thể xác định như sau:
= × Nhân tố R
Cỡ mẫu có thể
Tổng giá trị của Tổng thể Mức trọng yếu thực hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân
Khoảng cách mẫu = Tổng giá trị của Tổng thể/Cỡ mẫu = Mức trọng yếu thực hiện/Nhân tố R
R (Hệ số rủi ro) được xác định dựa trên mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm ba mức độ:
Bảng 1.3 – Xác định hệ số rủi rodựa trên mức độ đảm bảo
Mức độ đảm bảo Khoản mục trên BCĐKT Khoản mục trên BCKQKD
Thấp 0,5 0,35
Trung bình 1,5 0,5
Cao 3 0,7
(Nguồn: VACPA) R trên khoản mục BCKQKD thấp hơn so với BCĐKT do mối quan hệ bút toán kép giữa các tài khoản thuộc BCĐKT và BCKQKD, việc ghi nhận tài sản hay nợ phải trả đã có tácđộng trực tiếp đến việc ghi đúng doanh thu hay chi phí.
R–Mức độ đảm bảo: là nhân tố quyết định cỡ mẫu, phụ thuộc các yếu tố sau:
+Đánh giá của KTV về rủi ro xảy ra sai sót;
+Đánh giácủa KTV về tính hiệu quả củahệ thốngKSNB;
Độ đảm bảo (nếu có) thu thập được từ kết quả kiểm tra các khoản mục liên quan khác.
Tiến trình lấy mẫu thực hiện như sau (trình bày vào mẫu Dxxx cho mỗi phần hành lấy mẫu kiểm toán và được thực hiện chi tiết ở giai đoạn thực hiện kiểm toán):
+ Kiểm tra 100% các khoản mục >= khoảng cách mẫu;
+ Kiểm tra các phần tử đặc biệt;
+ Cỡ mẫu trong tổng thể còn lại được xác định bằng: (Giá trị Tổng thể - Giá trị khoản mục kiểm tra 100% - Giá trị khoản mục đặc biệt)/Khoảng cách mẫu
Cách xác định mẫu như trên chỉ mang tính chất trợ giúp KTV xác định cỡ mẫu tối thiểu bước đầu. Việc xác định bổ sung cỡ mẫu để kiểm tra hoàn toàn tùy thuộc vào xét đoán của KTV.
Rủi ro (2): Khoản mục bị kê khai thấp hơn so với thực tế (understatement), thường xảy ra với các khoản mục phải trả và chi phí. Tổng thể phù hợp không chỉ bao gồm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân tổng thể đã ghi nhận trên BCTC, mà còn phản ánh ở các tổng thể khác thuộcchu trình kinh doanh chủ yếu mà tổng thể đã ghi nhận ở trên BCTC có liên quan, nhằm tìm ra những khoản mục chưa được ghi sổ.
Cỡ mẫu phù hợp hoàn toàn dựa trên xét đoán của KTV qua việc xác định các tổng thể phù hợp với mục tiêu kiểm toán.
Khi lấy mẫu trong thử nghiệm cơ bản, cần lưuý những điểm sau:
- Đặc điểm của tổng thể;
- Tính phù hợp và tính đầy đủ của tổng thể với mục đích của thủ tục lấy mẫu;
- Mối quan hệ giữa mẫu với mục tiêu kiểm toán liên quan (cơ sở dẫn liệu của tài khoản);
- Mức trọng yếu và số lượng khoản mục trong tổng thể;
- Rủi ro tiềm tàng về các sai sót có thể xảy ra;
- Tính phù hợp và tin cậy của các bằng chứng thu thập được thông qua các thủ tục không liên quan đến lấy mẫu như: phân tích soát xét, kiểm tra 100% các nghiệp vụ, kiểm tra các khoản mục đặc biệt (giá trị lớn, quan trọng hoặc bất thường) và sự đảm bảo từ kết quả kiểm tra các khoản mục liên quan khác;
- Thời gian và chi phí liên quan.
1.2.4.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán