Xây dựng cách đánh giá các bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 87 - 92)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY

3.2. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC

3.2.3. Xây dựng cách đánh giá các bảng câu hỏi

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, để đưa ra kết luận về một số vấn đề, AAC đã sử dụng các bảng câu hỏi như soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân ra không được thống nhất về câu trả lời và để đi đến kết luận cụ thể đơn vị cũng chưa đưa ra các chỉ tiêu để làm căn cứ. Để dung hòa cả hai điểm trên, tôi xin đề xuất ý kiến như sau:

- Thay vì KTV lựa chọn một trong ba câu trả lời “Có”, “Không” hoặc “Không áp dụng” sẽ sử dụng điểm số cho từng câu hỏi, gồm 03 mức điểm: 1; -1 và 0. Đối với những câu trả lời thể hiện được chiều hướng tốt của vấn đề cần đánh giá thì áp dụng mức điểm 1. Ngược lại, thì áp dụng mức điểm -1, còn đơn vị không áp dụng thì mức điểm 0.

- Sau đó, KTV tính tỉ lệ rủi ro dựa trên phần trăm (x%) tổng số câu có điểm-1 trên tổng số câu có điểm 1 và -1 rồi dựa vào đó để đưa ra kết luận. Ta có thể đánh giá như sau:

 0% <= x <= 30%: rủi ro thấp

 30% < x <= 65%: rủi ro trung bình

 65% < x <=100%: rủi ro cao

- Việc tính tỷ lệ này tuy đơn giản nhưng đối vớinhững bảng câu hỏi quá dài thì việc đếm cũng khá mất thời gian lại không chính xác, do đó công ty có thể ứng dụng các hàm toán học trong Excel để hỗ trợ.

Bảng 3.1 – Ví dụ đánh giá sơ bộ RRKS đối với khoản mục tiền và tương đương tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân

Thiết kế bảng câuhỏi để đánh giá RRTT

Tại AAC, việc đánh giá RRTT hầu như không được chú ý đến, thông thường KTV lồng ghép chung việc đánh giá RRTT và RRKS, hoặc tự ngầm xác định, đôi khi lại bỏ qua cả việc đánh giá RRTT. Nhận định được loại rủi ro này sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác đánh giá các loại rủi ro khác của KTV. Cũng giống như các phương pháp tìm hiểu các thông tin ở trên, công ty nên sử dụng bảng câu hỏi liên quan đến những vấn đề mà KTV cần tìm hiểu về yếu tố RRTT. Việc đánh giá cũng tương tự như trên là sử dụng thang điểm 1, -1, 0 cho từng câu hỏi, sau đó máy tính sẽ tổng hợp lại và đưa ra kết luậnvề rủi ro tiềm tàngở ba mức: “Cao”, “Thấp” và “Trung bình”. Các câu hỏi sẽ xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đếnRRTT.Ở đây, tôi xin được chia các yếu tố này làm 04 nhóm lớn, gồm:

- Môi trường kinh doanh của khách hàng: bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế hiện tại, ảnh hưởng của các biến động về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua bán…

- Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị: như quy trình công nghệ, khách hàng, nhà cung cấp, cơ cấu vốn, các bên liên quan, quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, …

- Hội đồng quản trị và ban giám đốc: gồm các yếu tố phản ánh về sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của ban lãnh đạo; kinh nghiệm chuyên môn của các kế toán viên;

sự thay đổi thành phần ban lãnhđạo; …

- Một số yếu tố khác: các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng nhưng không thuộc ba nhóm trên như những ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán; áp lực đối với ban giám đốc về kết quả tàichính, …

Dưới đây, tôi xin đưa ra một số câu hỏi để minh họa cho bảng câu hỏi được sử dụng khi đánh giá rủi ro tiềm tàng của tổng thể BCTC.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân Bảng 3.2- Câu hỏi đánh giá RRTT trên phương diện BCTC

Câu hỏi Mức điểm

1 -1 0

Môi trường kinh doanh

1. Có hay không việc tình hình kinh tế hiện tại xấu (như lạm phát, thất nghiệp, điều kiện kiện kinh tế bất ổn)?

2. Công ty có chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế (như thay đổi đột ngột của lãi suất, tỷ giá hối đoái)?

3. Khả năng sinh lợi chịu sự tác động mạnh bởi sự thay đối các chính sách của Nhà nước?

4. Công ty có mức tăng trưởng vượt xa so với các đơn vị khác trong ngành?

5. Chịu sự tác động mạnh mẽ của thay đổi khoa học công nghệ?

6. Mức độ cạnh tranh của ngành cao?

Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị 1. Sản phẩm và dịch vụ của đơn vị mau lỗi thời?

2. Sản phẩm và dịch vụ của đơn vị là theo mua vụ?

3. Có nhiều các nghiệp vụ thường xuyên sử dụng tiền mặt?

4. Bản chất hoạt động kinh doanh của công ty có liên quan đến những hoạt động bất hợp pháp?

5. Lĩnh vực công ty hoạt động có mức cạnh tranh cao không?

6. Công ty đang làm ăn thua lỗ do tiến hành hoạt động kinh

doanhở những lĩnh vực đang sa sút? 7.

I.7.Công ty phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ?

I.8.Các sự kiện, hoạt động ở nước ngoàiảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của đơn vị?

I.9. Doanh nghiệp hoạt động dựa vào một nguồn tài chính?

I.10. Có các nghiệp vụ phức tạp và quan trọng với các bên liên quan?

I.11. Đơn vị chịu áp lực phải đáp ứng kỳ vọng của các nhà phân tích, chủ nợ…?

I.12. Có vấn đề tranh chấp giữa doanh nghiệp với một khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân hàng nào đó của hãng dẫn tới việc tranh chấp lợi ích không?

I.13. Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian được dự báo hay không?

Hội đồng quản trị và ban quản lý

1. Người quản lý cao cấp thiếu những kỹ năng cần thiết như marketing, tài chính, kỹ thuật?

2. Các cấp quản lý trung gian không đủ trìnhđộ chuyên môn về những lĩnh vực trong ngành, trong quản lý tài chính?

3. Đơn vị bị chi phối bởi một số cá nhân hoặc quyền lực tập trung vào tay một người?

4. Nhà quản trị có gây áp lực để thực hiện mục tiêu?

5. Ban quản lý có thường xuyên thay đổi ngân hàng giao dịch, tư vấn pháp luật, KTV không?

6. Lợi ích của công việc kinh doanh tậptrung vào một số người 7. Có khó khăn lớn trong đời sống cá nhân của các thành viên trong Ban Giám đốckhông?

8. Có cá nhân nào không có mối liên quan về lợi ích cũng như điều hành nhưng vẫn tác động lên nội bộ công ty không?

9. Thiếu sự độc lập từ quảnlý?

10. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên có những bất hòa?

11.Công ty thay đổi thường xuyên nhân viên quản lý các bộ phận?

12. Cách sống của những cá nhân chủ chốt mâu thuẫn với bề ngoài?

13. Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán chủ yếu thiếu kinh nghiệm chuyên môn?

Các yếu tố khác

1. Công ty đặt ra giới hạn phạm vi kiểm toán?

2. Đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên?

3. Nếu đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên, có lý do gì nghi vấn về việc thay đổi KTV tiền nhiệm hay không?

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân động cho KTV?

5. Hàng loạt các nghiệp vụ bất thường phát sinh vào thời điểm kết thúc nên độ?

6. Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không?

7. Đơn vị có đặt ra giới hạn phạm vi kiểm toán?

8. Đơn vị quá tập trung vào việc giảm thuế đến mức tối thiểu?

Tỷ lệ rủi ro (%) Kết luận

Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục

KTV ít chú trọng đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên từng khoản mục, nó chỉ được ước lượng qua sự phán đoán của KTV. Nắm bắt được vấn đề này, tôi xin đề xuất thiết kế “Bảng Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục” mà đặc biệt là đối với khoản mụcTiền mặt theo định hướng bảng câu hỏi được thiết kế ở trên.

Bảng 3.3 – Đánh giá RRTT đối với khoản mục tiền mặt

Câu hỏi Mức điểm

1 -1 0

1. Tiền mặt lưu tại quỹ nhiều không?

2. Tiền ở đơn vị có được cất trong két sắt không?

3. Mật khẩu két sắt có ai được biết ngoài thủ quỹ và giám đốc không?

4. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền có phát sinh thường xuyên và với số tiền lớn không?

5. Tiền ở DN có bao gồm ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý, kim loại quý hay không?

6. Tiền ở DN có liên quanđến nhiều chu trình nghiệp vụ hay không?

7. Khoản mục này có hay bị yêu cầu điều chỉnh trước đây không?

Tỷ lệ rủi ro (%) Kết luận

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)