PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
2.2.6. Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận (A600)
2.2.6.2. Đánh giá về rủi ro gian lận
BCTC?
Đảm bảo trình bày
phù hợp quy định A611 - Quan điểm của BGĐ đối với việc xử lý thôngtin,
công việc kế toán và nhân sự?
Quan tâm cao A611
Qua đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của Công ty XYZ, KTV đưa ra kết luận:
“Không có rủi ro trọng yếu về hệ thống kiểm soát ở cấp độ doanh nghiệp được xác định”.
2.2.6.2. Đánh giá về rủi ro gian lận
Phỏngvấnvới BGĐ và các cá nhân về gian lận(A620)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” yêu cầu KTV phỏng vấn các thành viên trong BGĐ, BQT và các cá nhân khác trong doanh nghiệp về gian lận như rủi ro về BCTC bị sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; quy trình đánh giá gian lận và ứng xử, thông tin của BGĐ, BQT và nhân viên về quy trình trên, cácứng xử kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp.
Thực tế tại Công ty XYZ, chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào hướng dẫn chi tiết của VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” và các câu hỏi trong Mẫu A620 này để phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong doanh nghiệp như Kế toán trưởng, các nhân viên kế toán, lãnh đạo các phòng, bộ phận liên quan và cá nhân khác… để thu thập thông tin nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.
KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời điểm và nội dung trao đổi, phỏng vấn. Trong khi trao đổi cần sử dụng các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, đặt câu hỏi; kỹ năng ứng xử…) để tăng cường hiệu quả của việc thu thập thông tin.
Kết thúc quá trình traođổi/phỏng vấn, KTV phải đưa ra kết luận/nhận định về khả năng xảy ra rủi ro và thủ tục kiểm toán cần lưu ý.
KTV sẽ ghi nhận thông tin thu thập trên mẫu A620 “Phỏng vấn ban giám đốc về gian lận”(Phụ lục 14).
Rà soát các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận (A640)
Theo quy định tại đoạn 24 VSA 240“Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”, KTV phải rà soát và đánh giá các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận để xem đó có phải là dấu hiệu của rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.
Tại AAC ở bước công việc này, chủ nhiệm kiểm toán phải là người thực hiện công việc. Chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào hướng dẫn chi tiết của VSA 240“Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (đoạn 24 và A23- A27), Mẫu A640 và mô hình tam giác rủi ro (động cơ/áp lực; cơ hội và thái độ) để đánh giá và phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong doanh nghiệp như Kế toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân trưởng, các nhân viên kế toán, lãnh đạo các phòng, bộ phận liên quan và cá nhân khác…để xác định xem có tồn tại các yếu tố gian lận không? Lưu ý có 02 loại gian lận dưới góc độ kiểm toán: (1) Lập BCTC gian lận; (2) Biển thủ tài sản.
Đối với công ty XYZ, khi trưởng nhóm trao đổi với chủ nhiệm kiểm toán về việc đánh giá hệ thống KSNB và kết luận không tồn tại rủi ro trọng yếu. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ gặp trực tiếp BGĐ, kế toán trưởng và các nhân viên trong Công ty XYZ để phỏng vấn và quan sát về những vấn đề như: thái độ làm việc, động cơ, áp lực... Sau khi thu thập đầy đủ thông tin thì chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh dấu () vào ô
“Có/Không” trên Mẫu A640 “Rà soát yếu tố rủi ro có gian lận”(Phụ lục15).
Qua quá trình rà soát các thông tin, chủ nhiệm kiểm toán đi đến kết luận: “Không nhận thấy dấu hiệu cho thấy có yếu tố rủi ro liên quan đến gian lận”.
Đánh giá về rủi ro
Thực tế việc đánh giá các rủi ro tại AAC khi kiểm toán những công ty có quy mô nhỏ như công ty XYZ sẽ được lồng ghép trong nhiều giai đoạn (tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu các chu trình kinh doanh, đánh giá hệ thống KSNB, phân tích BCTC…) và được thể hiện trên các giấy tờ làm việc tương ứng xuyên suốt quá trình lập kế hoạch.
Các đánh giá về các loại rủi ro được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán, dựa vào kinh nghiệm và xét đoán cá nhân, sau đó trưởng nhóm sẽ trao đổi và thống nhất với chủ nhiệm kiểm toán.
Đánh giá RRTT: Việc đánh giá RRTT trên phạm vi toàn bộ BCTC được KTV lồng vào khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán được lưu giữ ở giấy làm việc A120
“Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng”, Mẫu A310 “Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động” và A640 “Rà soát các yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận”.
Đối với công ty XYZ: Đầu tiên trong Mẫu A120, AAC chấp nhận kiểm toán sau khi đánh giá rủi ro liên quan đến hợp đồng này “Thấp”. Còn trong Mẫu A310, sau khi thu thập các thông tin, KTV đưa ra kết luận:
- Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC: Chưa phát hiện - Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân
Với đặc thù kinh doanh thương mại, dịch vụ thì số lượng hàng tồn kho khá lớn, đa dạng dẫn đến khó khăn cho việc kiểm soát hết được tất cả các mặt hàng.
Điều này dẫn đến việc dễ mất mát, ảnh hưởng đến việc kiểm kê cũng như đánh giá chất lượng củahàng.
Các chính sách chiết khấu khá phức tạp, áp dụng khác nhau cho các mặt hàng khác nhau, từng thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến dễ nhầm lẫn trong việc áp dụng chính sách cho khách hàng, cũng như hạch toán.
Công ty có khá nhiều khách hàng lẻ trên địa bàn vùng Tây Nguyên có thể có các sai sót về phản ánh số dư, phân loại tuổi nợ, trích lập dự phòng.
Sau đó, KTV rà soát các yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận trong mẫu A640 và đi đến kết luận “Không có” yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận. RRTT của công ty XYZ được KTV đánh giá là “Thấp”.
Đánh giá RRKS: Thực chất của việc đánh giá RRKS ở mức độ tổng thể BCTC là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của khách hàng, dựa vào Mẫu A610 "Đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị" vàở mức độ các chu trình kinh doanh thì dựa vào mẫu A410 đến A450: Đánh giá các chu trình kinh doanh quan trọng.
RRKS được đánh giá là:
- Cao: Khi DN không thiết kế hệ thống KSNB hoặc hệ thống KSNB hoạt động không hiệu quả.
- Trung bình: KTVđánh giá hệ thống KSNB là hữu hiệu và thực hiện có giới hạn các thử nghiệm kiểm soát.
- Thấp: Khi hệ thống KSNB của DN hoạt động hiệu quả và thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm soát.
Đối với công ty XYZ, sau khi tìm hiểu chu trình kinh doanh quan trọng trong các mẫu giấy làm việc A410 và A440, KTV kết luận rằng hệ thống KSNB được thiết kế, tuy nhiên mức độ hữu hiệu không cao. Do đó, KTV xác định mức RRKS là “Cao”.
Đánh giá RRPH: RRPH sẽ được đánh giá dựa trên kết quả đã thực hiện được ở RRTT và RRKS. RRPH được KTV tính toán thông qua ma trận rủi ro (đãđược trình bàyở phần Cơ sở lý luận).
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Ở công ty XYZ, với mức RRTT “Thấp” và mức RRKS “Cao”, KTV dựa vào ma trận rủi ro và xác định mức RRPH tương ứng là “Trung bình”.