PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC
1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC
1.2.4.6. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro và gian lận
Từ công việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh cho đến thực hiện các thủ tục phân tích giúp KTV nhận dạng được các rủi ro trong hoạt động của đơn vị và các rủi ro liên quan đến BCTC.
Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Trong bước này, KTV đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB tại đơn vị nhằm xem xét khả năng của chúngtrong việc ngăn chặn các rủi ro, hoặc ngược lại, làm trầm trọng thêm rủi ro hay làm phát sinh rủi ro mới.
Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá RRKSlà rất quan trọng đối với KTV, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán.
KSNB không những là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà còn có những ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của KTV, cụ thể là:
- Thông qua tìm hiểu hiểu về hệ thống KSNB và các bộ phận cấu thành, KTV đánh giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục nói riêng.
- Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS. Từ đó KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm tra, dự kiến về thời gian, lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Nội dung tìm hiểu chủ yếu trong giai đoạnlập kế hoạchkiểm toán:
- Môi trường kiểm soát.
- Quy trình đánh giá rủi ro.
- Giám sát các kiểm soát
Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có) ở cấp độ doanh nghiệp.
Các phươngpháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên trong đơn vị.
- Quan sát hoạt động kinh doanh của đơn vị và tình trạng máy móc thiết bị.
- Kiểm tra các tài liệu, quy trình, chính sách nội bộ của doanh nghiệp.
Mô tả về hệ thống Kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải tài liệu hóa những thông tin đã thu thập để chứng minh là đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểm toán.
Các công cụ mô tả có thể là:
- Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng.
Yêu cầu trình bày cần đầy đủ bốn điểm sau:
Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống.
Tất cảcác quá trìnhđã xảy ra.
Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống.
Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trìnhđánh giá RRKS.
- Bảng câu hỏi về KSNB: Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”.
- Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đãđược quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách... và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá, bởi vì giúp KTV nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành hệ thống.
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Dựa trên những thông tin về hệ thống KSNB đã tìm hiểu được KTV sẽ đưa ra những đánh giá sơ bộ về RRKS của đơn vị. Dựa vào những đánh giá đó KTV sẽ nhận xét về rủi ro là “Cao”, “Trung bình” hoặc “Thấp”.
Rủi ro kiểm toán (AR)
Khái niệm
Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM(2014): “Rủi ro kiểm toán là rủi ro xảy ra khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu.”
RRKT thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu nhưng KTV không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC. RRKT
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân toán. Mức độ RRKT dự kiến cao hay thấp quyết định khối lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các thành phần của rủi ro kiểm toán, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Trong thực tế, RRKT thường xảy ra do giới hạn về quản lý và giới hạn về chi phí kiểm toán. Trong mối quan hệ này, RRKT và chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.
Sơ đồ1.2 – Đồthị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán
Các thành phần của rủi ro kiểm toán
- Rủi ro tiềm tàng (IR): Là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trong BCTC khi chưa có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Mức độ RRTT phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được RRTT, chỉ có thể đánh giá mức độ RRTTcó thể xảy ra. KTV có thể dựa vào nhiều nguồn khác nhau để đánh giá mức độ RRTT như kết quả kiểm toán năm trước hoặc thông qua thu nhập thông tin về ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểm toán...
- Rủi ro kiểm soát (CR): Là xác suất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Đánh giá RRKS thực chất là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu hệ thống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân KSNB, KTV cần đánh giá sơ bộ RRKS đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC. Sự đánh giá của KTV về RRKS cũng như RRTT sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp kiểm toán.
- Rủi ro phát hiện (DR): Là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong BCTC được kiểm toán. Ngược lại với RRTT và RRKS, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát RRPH.
Mối quan hệ giữa các loạirủi ro kiểm toán –Mô hình rủi ro kiểm toán
Trong kiểm toán thường đề cập đếnba loại rủi ro chính là Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện. Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể phản ánh qua hai công thứcsau:
AR = IR × CR × DR (1) DR = AR / (IR × CR) (2)
Công thức (1),(2): Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Trong đó:
AR: Mức rủi ro kiểm toán
IR: Mức rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá CR: Mức rủi ro kiểm soát do KTV đánh giá DR: Mức rủi ro phát hiện
Công thức (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại RRKT. Mô hình này được KTV sửdụng để điều chỉnh mức RRPHđể có mứcRRKT mong muốn. Nếu KTV nhận thấy mức RRPH là Cao thì có thể điều chỉnh mức RRKT mong muốn để giảm mức RRPH xuống nhưngRRKT phải ở mức thấp cho phép.
Trên thực tế, RRKT mong muốn thường được xác định từ khi lập kế hoạch kiểm toán. MứcRRKTthường khó thay đổitrong suốt cuộc kiểm toán.
Công thức (2), DR là đối tượng quan tâm của KTV. Thông qua việc xác định DR, KTV sẽ xác định các thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Bảng 1.1 – Ma trận rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Đánhgiá của KTV về rủi ro
tiềm tàng
Cao Tối thiểu Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Tối đa
(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tập 1 – Trường ĐHKinh tế TP. HCM) Trong bảng trên:
- RRTT và RRKSđược chia thành ba mức: Thấp, Trung bình và Cao.
- RRPH được chia ra làm năm mức: Tối thiểu, Thấp, Trung bình, Cao và Tối đa.
Tương ứng với mỗi mức độ đánh giá về RRTT, RRKS thì KTV sẽ xác định được mức RRPH cần thiết sao cho mứcRRKT mong muốn ở mức thấp nhất.
Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán
- Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn:
Hiện nay tại các Công ty kiểm toán, mức RRKT mong muốn luôn được xác định trước khi tiến hành kiểm toán.
DAR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Mức RRKR mong muốn phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người sử dụng bên ngoài đến BCTC và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Việc xác định mức RRKT mong muốn là điểm khởi đầu cho việc xác định mứcRRPH.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát:
Rủi ro tiềm tàng: Đánh giá RRTT là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng được xác định có ảnh hưởng đến các thủ tục kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian và các nguồn lực cần huy động để phục vụ cho cuộc kiểm toán.
Để đánh giá RRTT, KTV dựa vào các yếu tố có thể ảnh hưởng sau:
Bản chất kinh doanh của khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân
Tính chính trực của BGĐ
Động cơ của khách hàng
Kết quả các lần kiểm toán trước
Hợp đồng kiểm toán năm đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn
Các bên liên quan
Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Các ước tính kế toán
Số lượng tiền của các số dư tài khoản với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ.
Rủi ro kiểm soát: Đánh giá RRKS là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành có hiệu quả thì mức độ RRKS được đánh giá ở mức Thấp. Khi hệ thống KSNB được thiết kế không phù hợp hay hoạt độngkhông có hiệu quả thì khi đó RRKS được đánh giá ở mức Cao. Mức RRKS không bao giờ bằng “không” bởi hệ thống KSNB lúc nào cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để đánh giá RRKS, KTV phải hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán.
Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được: Việc xác định mức RRPH có thể chấp nhận được có ý nghĩa thực tiễn rất cao, nó có quan hệ với tính trọng yếu và số lượng bằng chứng cần thu thập về khoản mục cần kiểm toán. Dựa trên mức RRKT mong muốn và việc đánh giá RRTT, RRKS thì ta xácđịnh RRPH theo công thức sau:
DR = DAR / (IR × CR)