Thiết lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 37 - 41)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.2.4.7. Thiết lập mức trọng yếu

Khái niệm trọng yếu

Đoạn 9 VSA 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” định nghĩa: “Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân VSA 320 còn nhấn mạnh “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”

- Về mặt định lượng, được gọi là trọng yếu khi sai lệch trên BCTC cao hơn một số tiền nhất định và có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

- Về mặt định tính, KTV phải nhận thức rằng có những trường hợp tuy sai lệch có giá trị thấp nhưng do bản chất của nó nên có thể vẫn gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC, ví dụ như sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC, các gian lận luôn được xem là quan trọng hơn các sai sót với một quy mô tiền tệ, hay các sai phạm làmảnh hưởng đến thu nhập…

Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập gồm: Mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Ngoài ra, theo VSA 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thểbỏ qua.

Vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán

Trong kiểm toán BCTC, do một số hạn chế nhất định nên KTV không thể phát hiện được mọi sai lệch trong BCTC. Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên BCTC đã kiểm toán sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu. Để đạt được điều này, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần phải xác lập mức trọng yếu.

Việc xác lập mức trọng yếu sẽ giúp KTV ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giáảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, các bước xác định trọng yếu như sau:

Bước 1:Ước tính mức trọng yếu tổng thể của BCTC

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM (2014): “Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính là mức giá trị mà kiểm toán viên xác định ở cấp độ toàn bộ báo cáo tài chính, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân báo cáo tài chính. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.

Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Đây là một việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó, ước tính ban đầu về mức trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước tính đó là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước tính ban đầu bị thay đổi.

Mặc dù ước tính ban đầu về mức trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV song trên thực tế mỗi công ty kiểm toán sẽ có một phương pháp riêng để hỗ trợ cho KTV của mình trong việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu. Các tiêu chí thường được sử dụng là doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tài sản.

Dưới đây là các tiêu chí và tỷ lệ tương ứng với các tiêu chí thường áp dụng để xác định mức trọng yếu do VACPA gợi ý:

Bảng 1.2 – Xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Doanh thu 0,5% - 3%

Tổng tài sản 1% - 2%

Vốn chủsở hữu 1% - 5%

(Nguồn: VACPA)

Tuy nhiên, các doanh nghiệp kiểm toán có thể sử dụng các tỷ lệ hoặc có thể đưa ra các tiêu chí và các mức tỷ lệ khác nhau tùy theo chính sách của mỗi doanh nghiệp và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán áp dụng.

Bước 2: Thiết lập mức trọng yếu thực hiện

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Mức trọng yếu thực hiện là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổngthể báo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân cáo tài chính, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu.”

Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV. Họ sẽ dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cập nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, bản chất, phạm vi của những sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giá của họ về các sai sót trong kỳ hiện tại. Ví dụ, theo chính sách của doanh nghiệp kiểm toán, trong những trường hợp bình thường, mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 75% mức trọng yếu tổng thể. Tuy nhiên, trong cuộc kiểm toán hiện tại với những rủi ro được cập nhật, KTV quyết định áp dụng một mức trọng yếu thực hiện là 50% trên mức trọng yếu tổng thể.

Bước 3: Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua

Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể sẽ không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán. Ngưỡng sai sót không đáng kể chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu. Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực hiện, ví dụ 4%.

Việc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm giúp KTV:

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro. Rủi ro kiểm toán xảy ra khi KTV đưa raý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu. Do đó, mức trọng yếu là một trong những cơ sở của quá trình đánh giá rủi ro, mà trước hết là việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa lun tt nghip GVHD: ThS. Nguyn Trà Ngân - Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu. Việc hiểu biết và xác lập từ đầu mức trọng yếu giúp KTV dễ dàng nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếutrong BCTC.

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Trên cơ sở rủi ro được đánh giá, các thủ tục kiểm toán tiếp theo được thiết kế tham chiếu với mức trọng yếu thực hiện. Tùy theo mức trọng yếu này mà KTV sẽ xác định nội dung (thủ tục kiểm toán nào được áp dụng), lịch trình (thủ tục kiểm toán áp dụng vào thời điểm nào) và phạm vi (cỡ mẫulà bao nhiêu).

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)