PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
2.2.5. Phân tích sơ bộ BCTC (A500)
Tại AAC, việc phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán.
Việc phân tích sơ bộ được thực hiện vào thời điểm khi doanh nghiệp đã lập và trình bày BCTC. KTV tiến hành thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.
Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoản mục chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ phải thu, lãi, lỗ...). KTV phải tìm hiểu và phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của các khoản mục có biến động lớn, biến động bất thường (ví dụ, các khoản mục có biến
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân động (tăng/giảm) lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc trên 100% giá trị). Các biến động chưa thể giải thích được (nếu có) là vấn đề KTV cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán.
Phân tích hệ số: Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào bốn nhóm hệ số phổ biến như sau: Hệ số thanh toán; Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; Khả năng sinh lời;Hệ số nợ.
Việc phân tích các hệ số này thường chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán, đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, xem xét trường hợp có biến động lớn trong việc sử dụng vốn lưu động, khả năng sinh lời..., từ đó kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Khi phân tích hệ số, KTV dùng hiểu biết của mình về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Đây là quá trình KTV sử dụng xét đoán chuyên môn của mìnhđể thực hiện.
Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường: Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do.
Đối với Công ty XYZ, công việc phân tích được KTV thực hiện trên Mẫu A510
“Phân tích sơ bộ BCTC” gồm Bảng phân tích BCĐKT, phân tích BCKQKD, bảng Tổng hợp phân tích hệ số(Phụ lục 11)và Tickmarks (Những điều cần lưuý) (Phụ lục 12).
Ví dụ minh họa phân tích sơ bộ BCTC tại công ty XYZ:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Bảng 2.1 –Phân tíchBCĐKTCông ty XYZ tại ngày 31/12/2016
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/2016
Trước KT
31/12/2015
Sau KT Biến động % Biến động (Giá trị) Ghi chú Nhập tỷ lệ và giá trị mức trọng yếu chi tiết vào E3 và F4 ≥ 0.0 % ≥ 1,225,207,793
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 52,170,150,155 52,481,058,216 - -
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3,949,342,269 912,417,938 332.8% 3,036,924,331
1. Tiền 3,949,342,269 912,417,938 332.8% 3,036,924,331 {a}
2. Các khoản tương đương tiền - - - -
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
1. Chứng khoán kinh doanh - - - -
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - - - -
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 20,149,120,658 15,419,703,612 30.7% 4,729,417,046
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 15,120,509,332 9,563,683,999 58.1% 5,556,825,333 {b}
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 480,267,486 369,867,815 29.8% 110,399,671
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - -
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD - - - -
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn - - - -
6. Phải thu ngắn hạn khác 4,548,453,682 5,484,958,298 -17.1% (936,504,616)
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - - -
8. Tài sản thiếu chờ xử lý - 1,193,500 -100.0% -
IV. Hàng tồn kho 27,284,471,932 35,291,645,281 -22.7% (8,007,173,349)
1. Hàng tồn kho 27,284,471,932 35,291,645,281 -22.7% (8,007,173,349) {c}
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 787,105,454 857,291,385 - -
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 282,817,823 274,034,647 3.2% 8,783,176
2. Thuế GTGT được khấu trừ 504,287,631 583,256,738 -13.5% (78,969,107)
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - - - -
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ - - - -
5. Tài sản ngắn hạn khác - - - -
- -
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 4,796,182,732 4,213,537,843 13.8% 582,644,889
I. Các khoản phải thu dài hạn - - - -
1. Phải thu dài hạn của khách hàng - - - -
2. Trả trước cho người bán dài hạn - - - -
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - -
4. Phải thu nội bộ dài hạn - - - -
5. Phải thu về cho vay dài hạn - - - -
6. Phải thu dài hạn khác - - - -
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - - -
II. Tài sản cố định 4,389,018,972 3,989,411,693 10.0% 399,607,279
1. Tài sản cố định hữu hình 4,389,018,972 3,989,411,693 10.0% 399,607,279 {d}
- Nguyên giá 6,677,155,609 5,671,836,637 17.7% 1,005,318,972
- Giá trị hao mòn lũy kế (2,288,136,637) (1,682,424,944) 36.0% (605,711,693)
2. Tài sản cố định thuê tài chính - - - -
- Nguyên giá - - - -
- Giá trị hao mòn lũy kế - - - -
3. Tài sản cố định vô hình - - - -
- Nguyên giá - - - -
- Giá trị hao mòn lũy kế - - - -
III. Bất động sản đầu tư - - - -
- Nguyên giá - - - -
- Giá trị hao mòn lũy kế - - - -
IV. Tài sản dở dang dài hạn - - - -
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn - - - -
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - -
V. Đầu tư tài chính dài hạn - - - -
1. Đầu tư vào công ty con - - - -
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết - - - -
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - - - -
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn - - - -
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - - -
VI. Tài sản dài hạn khác 407,163,760 224,126,150 81.7% 183,037,610
1. Chi phí trả trước dài hạn 407,163,760 224,126,150 81.7% 183,037,610
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - -
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn - - - -
4. Tài sản dài hạn khác - - - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 56,966,332,887 56,694,596,059 0.5% 271,736,828
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân
NGUỒN VỐN
C. NỢ PHẢI TRẢ 50,042,339,323 50,228,586,303 -0.4% (186,246,980)
I. Nợ ngắn hạn 50,042,339,323 49,707,769,303 0.7% 334,570,020
1. Phải trả người bán ngắn hạn 14,973,556,101 16,064,594,500 -6.8% (1,091,038,399)
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 18,230,388 92,333,365 -80.3% (74,102,977)
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 67,000,324 61,250,581 9.4% 5,749,743
4. Phải trả người lao động 574,730,052 459,611,555 25.0% 115,118,497
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 359,584,393 216,615,973 66.0% 142,968,420
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn - - - -
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD - - - -
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - - -
9. Phải trả ngắn hạn khác 1,745,609,030 4,425,867,129 -60.6% (2,680,258,099) {e}
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 32,290,629,035 28,387,496,200 13.7% 3,903,132,835 {f}
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - -
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - -
13. Quỹ bình ổn giá - - - -
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ - - - -
II. Nợ dài hạn 13,000,000 520,817,000 -97.5% (507,817,000)
1. Phải trả người bán dài hạn - - - -
2. Người mua trả tiền trước dài hạn - - - -
3. Chi phí phải trả dài hạn - - - -
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh - - - -
5. Phải trả nội bộ dài hạn - - - -
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn - - - -
7. Phải trả dài hạn khác 13,000,000 8,500,000 52.9% 4,500,000
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn - 512,317,000 -100.0% (512,317,000)
9. Trái phiếu chuyển đổi - - - -
10. Cổ phiếu ưu đãi - - - -
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - -
12. Dự phòng phải trả dài hạn - - - -
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ - - - -
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,923,993,564 6,466,009,756 7.1% 457,983,808
I. Vốn chủ sở hữu 6,923,993,564 6,466,009,756 7.1% 457,983,808
1. Vốn góp của chủ sở hữu 5,000,000,000 5,000,000,000 - -
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 5,000,000,000 5,000,000,000 - -
- Cổ phiếu ưu đãi - - - -
2. Thặng dư vốn cổ phần - - - -
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - - - -
4. Vốn khác của chủ sở hữu - - - -
5. Cổ phiếu quỹ - - - -
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - -
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - -
8. Quỹ đầu tư phát triển - - - -
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp - - - -
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - -
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,923,993,564 1,466,009,756 31.2% 457,983,808
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 1,466,009,756 1,033,864,055 41.8% 432,145,701
- LNST chưa phân phối kỳ này 457,983,808 432,145,701 - -
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - -
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 - -
1. Nguồn kinh phí - - - -
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 56,966,332,887 56,694,596,059 0.5% 271,736,828
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Bảng 2.2 - Phân tích BCKQKD Công ty XYZ tại ngày 31/12/2016
INCOME STATEMENT 31/12/2016
Trước KT
Tỷ lệ trên DTT
31/12/2015
Sau KT Biến động % Biến động (Giá trị) Ghi chú
Nhập tỷ lệ và giá trị mức trọng yếu chi tiết vào g3 và h4 ≥ 0.0 % ≥ 1,225,207,793
1. Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 245,041,558,591 267,163,358,229 -8.3% (22,121,799,638)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 31,532,092 26,564,762 - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng & cc dịch vụ 245,010,026,499 267,136,793,467 -8.3% (22,126,766,968)
4. Giá vốn hàng bán 234,219,150,598 0.96 257,058,053,345 -8.9% (22,838,902,747)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cc dịch vụ 10,790,875,901 0.04 10,078,740,122 7.1% 712,135,779
6. Doanh thu hoạt động tài chính 171,545,629 0.00 86,027,352 99.4% 85,518,277
7. Chi phí tài chính 2,480,106,303 0.01 2,982,470,047 -16.8% (502,363,744) {h}
Trong đó: Chi phí lãi vay - - - -
8. Chi phí bán hàng 6,113,928,554 0.02 4,800,161,544 27.4% 1,313,767,010 {i}
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,854,822,225 0.01 2,558,295,558 11.6% 296,526,667 {j}
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (486,435,552) 0.00 (176,159,675) 176.1% (310,275,877)
11. Thu nhập khác 1,055,490,020 0.00 837,709,344 26.0% 217,780,676 {k}
12. Chi phí khác 69,854,837 0.00 184,931,173 -62.2% (115,076,336)
13. Lợi nhuận khác 985,635,183 0.00 652,778,171 51.0% 332,857,012
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 499,199,631 0.00 476,618,496 - - 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 41,215,823 0.00 44,472,795 -7.3% (3,256,972) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 0.00 - - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 457,983,808 0.00 432,145,701 - -
{g}
Sau khi tiến hành phân tích bằng cách áp dụng các kỹ thuật phân tích, KTV có được những chỉ tiêu cụ thể về tình hình hoạt động của công ty XYZ trong năm 2016.
Trong các bảng phân tích có phần ghi chú được đánh các ký hiệu {a}, {b}... thể hiện những khoản mục có biến động lớn mà KTV đã đưa ra những nhận định ban đầu, KTV cần quan tâm và tìm hiểu. Để xác minh những nhận định này có đúng không thì KTV phải tiến hành thu thập bằng chứng, tìm hiểu nguyên nhân. Các công việc đó được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Đối với công ty XYZ những biến động xảy ra nhiều ở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. KTV có thể nhận thấyrõ ràng những biến động trong hai báo cáo này. Cụ thể khi nhìn vào BCĐKT có những biến động cần lưu ý ở các khoản mục: Tiền, Phải thu ngắn hạn của khách hàng, Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình, Phải trả ngắn hạn khác, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Ở BCKQKD thì có những biến động ở các khoản mục: Doanh thu thuần về bán hàng &
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân cung cấp dịch vụ,Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Thu nhập khác. Đồng thời KTV cũng đưa ra những nhận định ban đầu về lý do có sự biến động ở các khoản mục.
Ví dụ:
Đối với khoản mục tiền {a}: Tiền tăng mạnh tại thời điểm cuối năm 2016, mức tăng 332.8% tương ứng hơn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân do cuối năm các cửa hàng bán lẻ thanh toán tiền mặt, công ty chưa kịp gửi tiền vào ngân hàng. KTV lưu ý thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận và kiểm tra lại hồ sơ kiểm kê của KTV đã tham gia chứng kiến kiểm kê tại thời điểm 31/12/2016.
Đối với khoản mục chi phí bán hàng {i}: Chi phí bán hàng tăng 27.4% tương ứng hơn 1.3 tỷ so với năm 2015, tuy nhiên doanh thu giảm. Nguyên nhân do năm nay công ty thúc đẩy mạnh việc bán hàng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao, chi phí tiền lương cho bộ phận bán hàng tăng, công ty thuê thêm nhiều kho chứa. KTV phân tích chi tiết,kiểm tra hồ sơ chứng từ để đánh giá tính hợp lý của chi phí tăng lên.