Hiệu quả đào tạo công chức nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 22 - 26)

Chương I: Một số vấn đề lý luận về chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức Nhà nước

1.2. Chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước

1.2.2 Hiệu quả đào tạo công chức nhà nước

Như phần trên đã nêu, chất lượng và hiệu qủa đào tạo và đào tạo công chức nhà nước là hai vấn đề tuy khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Nhưng các nghiên cứu về đào tạo ở nước ta chưa đề cập một cách đầy đủ và hệ thống về hiệu qủa đào tạo.

Theo từ điển Pháp – Việt Pháp luật – Hành chính, hiệu quả là kết quả thực hiện một chủ trương, chính sách được xác định bằng sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí (về lao động, vật tư, tài chính ...); kết quả thì tối đa, chi phí thì tối thiểu. Hiệu quả là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế, trong kinh doanh, thể hiện ở lợi nhuận, ở thu nhập trên một đồng vốn đầu tư hay vốn sản xuất kinh doanh. Nhưng không thể xét đơn thuần hiệu quả kinh tế về lợi nhuận mà phải xét hiệu quả kinh tế – xã hội [36; 114-115].

Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, hiệu quả là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực, ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong hoạt động kinh tế hiệu quả thể hiện ở lợi nhuận, ở thu nhập trên một đồng vốn đầu tư hay vốn sản xuất. Trong quản lý hành chính không chỉ đơn thuần hiệu quả theo giá trị bằng tiền vì hoạt động hành chính nhiều khi mang tính trừu tượng rất khó tính toán cụ thể; vả lại hoạt động hành chính còn nhằm phục vụ nhu cầu xã hội nên phải xét hiệu quả, không chỉ ở khía cạnh hiệu quả kinh tế mà cả hiệu quả xã hội. Dĩ nhiên để tránh phải trả giá đắt cho một kết quả nào đó, phải luôn luôn quan tâm đến mối tương quan giữa kết quả và chi phí nguồn lực [23; 321].

Trong các giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia: “Hiệu quả của nền hành chính nhà nước là kết quả quản lý đạt được của bộ máy hành chính trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội [20; 21]; “Hiệu quả quản lý hành chính nhà nước là sự so sánh, đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất” [38;

95].

Từ những quan niệm và định nghĩa nêu trên cho thấy:

- Hiệu quả là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hoạt động, ở tầm vĩ mô và vi mô.

- Hiệu quả là kết quả thực hiện một công việc được xác định qua việc so sánh các kết quả đạt được với chi phí, các nguồn lực sử dụng (lao động, vật tư, tài chính ...); kết quả thì tối đa, chi phí thì tối thiểu.

- Nếu xét về mặt định lượng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, hiệu quả chỉ có thể đạt được nếu giữ vững các mối tương quan sau đây:

+ Kết quả tăng lên, chi phí cũng tăng lên nhưng chậm hơn;

+ Kết quả tăng, chi phí vẫn giữ nguyên;

+ Kết quả tăng, chi phí giảm;

+ Kết quả giữ nguyên, chi phí giảm;

+ Kết quả giảm, chi phí giảm nhanh hơn.

- Hiệu quả không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà cả hiệu quả về mặt xã hội; không chỉ xét về định lượng mà cả mặt định tính ...

- Hơn nữa, trong việc thực hiện một chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc một công việc nhất định không chỉ có một chủ thể tham gia, thực tế có nhiều chủ thể tham gia và kết quả hoạt động đó ảnh hưởng đến nhiều chủ thể xã hội.

Ví dụ, trong quản lý nhà nước, nếu đứng về phía nhà nước ta có thước đo hiệu quả bằng kết quả quản lý nhà nước thu được ( trước hết là vấn đề ổn định xã hội) trên chi phí mà nhà nước bỏ ra:

Kết quả quản lý (ổn định xã hội) Hiệu quả từ phía Nhà nước = Chi phí quản lý

Nhưng, nếu đứng về phía nhân dân trong xã hội dân chủ thì hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhân dân sẽ bằng kết quả mà nhân dân thu được (thụ hưởng) trên chi phí mà nhân dân đóng góp (chủ yếu là thuế):

Từ những kết quả khái quát trên đây về hiệu quả cho phép chúng ta đi đến quan niệm về hiệu quả đào tạo và đào tạo công chức nhà nước:

Hiệu quả quản lý nhà nước từ phía người dân =

Kết quả mà nhân dân được thụ hưởng Chi phí mà dân đóng góp (thuế)

Hiệu quả đào tạo công chức nhà nước là kết quả thực hiện hoạt động đào tạo công chức trong hệ thống nhà nước, được xác định qua việc so sánh giữa những kết quả đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đào tạo với chí phí và các nguồn lực sử dụng (nhân lực, vật tư, tài chính ...) theo hướng kết quả thì tối đa, chi phí tối thiểu. Chất lượng đào tạo không đảm bảo yêu cầu xã hội, không đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo thì không thể nói đến hiệu quả đào tạo. Ngược lại, việc đảm bảo hiệu quả đào tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Vậy ta có thể hiểu rằng có đạt đến chất lượng đào tạo mới tính đến hiệu quả đào tạo. Hiệu quả đào tạo công chức luôn gắn với chất lượng đào tạo, và được xác định, đánh giá trong quan hệ với chất lượng đào tạo.

Từ quan niệm trên đây về hiệu quả đào tạo công chức nhà nước cho thấy: kết quả và hiệu quả đào tạo được xác định khi xét trong mối tương quan với mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo thì ít nhất nó liên quan đến 3 chủ thể tham gia, quản lý hoạt động đào tạo, gồm người học, đơn vị thực hiện hoạt động đào tạo; nhà nước và xã hội.

Đối với người học thì kết quả (đầu ra) bao gồm những kiến thức, tri thức, kinh nghiệm .. thu được trong quá trình đào tạo; bằng cấp (cái cụ thể giúp cho công chức thăng tiến trong sự nghiệp công vụ) ... còn chi phí (đầu vào) bao gồm sức lực, thời gian bỏ ra trong quá trình học tập; học phí, lệ phí ... Trong đó, kết quả đào tạo (đầu ra) nếu không quan tâm đến chất lượng đào tạo, không đánh giá đúng kết quả đào tạo và không có hệ thống kiểm soát chất lượng và đánh giá kết quả đào tạo, sẽ dẫn đến tình trạng một bộ phận người học (công chức) chỉ quan tâm đến bằng cấp, không chí thú cố gắng tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập. Thực tế Việt Nam hiện nay điều đó thể hiện rất rõ có người nói, trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng hoá giáo dục là loại hàng hoá đặc biệt, người mua thích mua với giá cao nhưng lại muốn nhận hàng hoá có chất lượng kém.

Đó cũng là một vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục ở nước ta hiện nay. Không chỉ ngành giáo dục, mà tình trạng đó cũng diễn ra trong hệ thống đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay.

Đối với các cơ sở đào tạo công chức nhà nước (các đơn vị sự nghiệp nhà nước) hiệu quả đào tạo công chức nhà nước không chỉ là hiệu quả kinh tế (kết quả thu được về kinh tế và chi phí đào tạo) mà trước hết là hiệu quả xã hội, là việc thực

hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo công chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho. Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vừa có sự thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau: thực hiện tốt hiệu quả kinh tế sẽ giảm chi phí đào tạo, nhưng việc thực hiện hiệu quả kinh tế cũng có nghĩa là coi trọng lợi ích của các cơ sở đào tạo, xem nhẹ lợi ích của nhà nước, tức là xem nhẹ hiệu quả xã hội. Trên thực tế, vì coi trọng lợi ích của các cơ sở đào tạo, tuyệt đối hoá hiệu quả kinh tế nên dẫn đến tình trạng các cơ sở đào tạo công chức tìm mọi cách mở rộng quy mô đào tạo, tranh giành nhau đào tạo, không quan tâm đến chất lượng đào tạo, mở lớp tràn lan ...

Đối với các cơ sở đào tạo công chức nhà nước là những đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, hưởng lương và chi phí đào tạo chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó phải lấy hiệu quả xã hội gắn với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo công chức do Nhà nước giao cho làm tiêu chí hàng đầu. Đồng thời, phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế nhằm giảm chi phí đào tạo và giải quyết hài hoà giữa lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội với lợi ích của cơ sở đào tạo.

Đối với Nhà nước, các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan sử dụng công chức và cơ quan quản lý đào tạo công chức nhà nước, hiệu quả đào tạo công chức nhà nước được xác định trong mối tương quan giữa kết quả đào tạo (đầu ra) là sự gia tăng về số lượng, chất lượng chất lượng đào tạo, là bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo công chức nhà nước trong từng thời kỳ ... với chi phí (đầu vào) là việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm khoản ngân sách nhà nước chi cho đào tạo công chức. Như vậy đối với Nhà nước, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả đào tạo công chức, công tác quản lý nhà nước không chỉ quản lý về chương trình kế hoạch đào tạo, quản lý tài chính, kinh tế, mà một nội dung quan trọng là quản lý chất lượng đào tạo, quản lý việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở đào tạo công chức nhà nước. Với nội dung quan trọng này, đối với nước ta hiện nay có lẽ cũng là khâu yếu nhất dẫn đến hiệu quả giáo dục, đào tạo trên phạm vi cả nước yếu kém.

Từ những nội dung trình bày trên đây về hiệu quả đào tạo công chức nhà nước cho thấy, hiệu quả đào tạo công chức nhà nước và chất lượng đào tạo công chức nhà nước là hai mặt không thể tách rời. Hiệu quả đào tạo công chức luôn gắn với chất lượng đào tạo; chất lượng đào tạo không đảm bảo yêu cầu xã hội, không

đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo thì không thể nói đến hiệu quả đào tạo. Ngược lại, việc đảm bảo hiệu quả đào tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc xác định và đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo trên thực tế luôn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, yêu cầu xã hội của nguồn nhân lực, và các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo. Mối quan hệ thể hiện trong việc xác định, đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo và đào tạo công chức nhà nước có thể diễn đạt bằng sơ đồ sau đây:

Sơ đồ về mối quan hệ trong việc xác định, đánh giá chất lượng và hiệu qủa đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)