Mục tiêu, nội dung, chương trình, đối tượng đào tạo công chức nhà nước trong những năm qua

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 41 - 45)

Chương II: Thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua

2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo công chức

2.2.1. Mục tiêu, nội dung, chương trình, đối tượng đào tạo công chức nhà nước trong những năm qua

Trên cơ sở của kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và yêu cầu về phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các cơ quan quản lý về đào tạo công chức, các cơ sở đào tạo công chức đã xây dựng, xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, đối tượng đào tạo công chức trong trình thời kỳ, từng giai đoạn, phù hợp với từng cơ quan địa phương, đơn vị.

Năm 1996, Theo Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu của việc đào tạo công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay là:

1. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, thực hiện chương trình cải cách một bước nền hành chính nhà nước.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ đã được nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, đảm bảo yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan nhà nước.

3. Hàng năm, kể từ năm 1997, các bộ, ngành, các địa phương phải đảm bảo ít nhất 20% số công chức hành chính và cán bộ chính quyền cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao [Điều 1].

Quyết định 874/TTg cũng xác định rõ nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:

1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt;

2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước ...;

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ...;

4. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp ...;

5. Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn;

6. Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước hiện đại hoá và tăng cường năng lực của nền hành chính nhà nước [Điều 2].

Để thực hiện Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành thông tư liên tịch 79/TTLT năm 1997 trong đó xác định cụ thể mục tiêu và nội dung đào tạo công chức trong thời gian trước mắt và những năm sau, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện.

Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 – 2005, cũng đã xác định mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

Về mục tiêu: Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2001 – 2005 hướng tới đạt các mục tiêu cụ thể sau;

1. Đối với công chức hành chính bảo đảm 100% công chức thuộc các ngạch (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên) đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị; những công chức dưới 50 tuổi tính đến năm 2000 thuộc các ngạch chuyên viên chưa

có trình độ đại học phải được đào tạo trình độ đại học; bước đầu hình thành và xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực hành chính.

2. Đối với công chức sự nghiệp, phấn đấu 50% công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, phương pháp thực hiện công vụ; 100% được bồi dưỡng cập nhật ngắn hạn kiến thức về pháp luật và đạo đức công chức.

3. Đối với cán bộ cơ sở cấp xã, bảo đảm hàng năm có 20% cán bộ cấp cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ tuỳ theo tính chất và yêu cầu công việc đảm nhiệm, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp trở lên về hành chính, lý luận chính trị, chuyên môn cho các chức danh tuỳ theo yêu cầu công việc.

Về nội dung đào tạo: với mục tiêu cụ thể nêu trên, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001-2005, cũng đã xác định cụ thể tiến độ và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ, công chức cả trong nước và ở ngoài nước.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng đào tạo công chức. Về mục tiêu đào tạo, đến năm 2010 có đội ngũ những người làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế thông thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, từ năm 2003 đến năm 2005, tập trung xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu về hội nhập kinh tế quốc tế hoàn chỉnh phục vụ đào tạo bồi dưỡng các đối tượng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; đào tạo được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế; tiến hành quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và đào tạo nguồn cho giai đoạn sau. Giai đoạn 2006 – 2010, bổ sung, hoàn thiện nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các đối tượng tham gia

hội nhập và hình thành được lực lượng chuyên gia hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực.

Quyết định số 03/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010, cũng đã nêu rõ mục tiêu quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. Trong đó, mục tiêu chung đến năm 2010 là xây dựng, chuyển hoá và từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Mục tiêu cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến năm 2005, phấn đấu đạt: 70-80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn qui định, 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chủ chốt, và các chứ danh chuyên môn ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa ... được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ sơ cấp; lựa chọn để quy hoạch đào tạo trình độ trung cấp cho 25% đội ngũ cán bộ, công chức này. Từ năm 2006-2010, trên cơ sở những kết quả đạt được, phấn đấu nâng cao trình độ cán bộ công chức cấp xã giữ các chức danh được đào tạo đạt trình độ trung cấp trở lên; đạt mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; bảo đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu.

Năm 2003, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ năm 2003, cũng nêu rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam [Điều 2].

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)